Câu hỏi trắc nghiệm về Tia Laze và Thuyết lượng tử ánh sáng chọn lọc trong trong đề thi THPTQG

TIA LAZE VÀ THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG TRONG TRONG ĐỀ THI THPTQG

  1. Tia laze được dùng

A. Để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại

B. Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

C. Trong chiếu điện chụp điện

D. Trong các đầu đọc đĩa CD.

  1.  Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng -5,44.10-19J sang trạng thái dừng có mức năng lượng -21,76.10-19J thì phát ra photon tương ứng với ánh sáng có tần số f. Lấy h = 6,625.10-34J.s. Giá trị của f là

A. 2,46.1015Hz                  B. 2,05.1015Hz                  

C. 4,11.1015Hz                  D. 1,64.1015Hz

  1.  Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1eV = 1,6.10-19J, khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang năng lượng 9,94.10-20J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là

A. 2                                    B. 3                                   

C. 4                                        D. 1

  1.  Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55µm; 0,43µm; 0,36µm; 0,3µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.1019photon. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c =3.108m/s. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là

A. 1                                    B. 3                                   

C. 4                                       D. 2

  1.  Tia laze có đặc điểm nào sau đây?

A.Luôn có cường độ nhỏ                       B.Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

C.Có tính đơn sắc cao                          D.Luôn là ánh sáng trắng.

  1.  Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử của Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4eV sang trạng thái dừng có mức năng lượng -13,6eV thì phát ra photôn có năng lượng . Lấy 1eV=1,6.10-19J. Giá trị của là

A.2,720.10-18J                    B.1,632.10-18J                   

C.1,360.10-18J                    D.1,088.10-18J

  1.  Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn ( năng lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1ev=1,6.10-19J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang năng lượng 2,72.10-19J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là

A.4                                     B.2                                    

C.1                                     D.3

  1.  Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, Na, Zn, Cu lần lượt là 0,58µm; 0,50µm; 0,35µm; 0,30µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,35W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 4,5.1019 photon. Lấy h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là

A.4                                     B.2                                    

C.1                                     D.3

  1.  Tia laze được dùng:

A. như một dao mổ trong phẫu thuật mắt         B. để kiểm tra hành lý của khách đi máy bay.

C. trong chiếu điện, chụp điện.                       D. đề tìm khuyết tật bên trong các vật đúc kim loại.

  1.  Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, quỹ đạo dừng K của electron có bán kính là  \({r_o} = 5,{3.10^{ - 11}}m\). Quỹ đạo dừng N có bán kính là

A. \(21,{2.10^{ - 11}}m\)      B.  \(132,{5.10^{ - 11}}m\)          

C.  \(47,{7.10^{ - 11}}m\)         D.  \(84,{8.10^{ - 11}}m\)

  1.  Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Lấy 1 eV = 1,6.10-19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 1,13.10-19 J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong không xảy ra là

A. 3.                                   B. 2.                                  

C. 4.                                   D. 1.

  1.  Giới hạn quang điện của kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là 0,5mm ; 0,43mm; 0,35mm; 0,3mm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,3W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 3,6.10+19 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108(m/s). Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là.

A. 1                                    B. 4                                   

C. 2                                    D. 3

  1.  Tia laze được dùng

A.để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay

B.để tìm các khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.

C.để khoan, cắt chính xác trên nhiều vật liệu.

D.trong chiếu điện, chụp điện

  1.  Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu Bo, quỹ đạo dừng K của êlêctron có bán kính là ro=5,3.10-11m. Quỹ đạo L có bán kính là

A.47,7.10-11m                    B.84,8.10-11m                    

C.132,5.10-11m                  D.21,2.10-11m

  1.  Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn ( năng lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Cd; Te lần lượt là: 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1ev=1,6.10-19J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang năng lượng 9,94.10-20J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện không xảy ra là

A.3                                     B.1                                    

C.4                                     D.2

  1.  Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, K, Ca, Zn lần lượt là 0,58µm; 0,55µm; 0,43µm; 0,35µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,4W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,5.1019 photon. Lấy h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là

A.4                                     B.3                                    

C.2                                     D.1

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm về Tia Laze và Thuyết lượng tử ánh sáng chọn lọc trong trong đề thi THPTQG. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?