Lý thuyết ôn tập về Mạch dao động và Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến năm 2020

LÝ THUYẾT ÔN TẬP VỀ MẠCH DAO ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

1. Mạch dao động

a. Định nghĩa: Mạch dao động là mạch có tụ điện mắc nối tiếp với cuộn cảm tạo thành mạch kín. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở bằng không.

b. Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng điện:

- Điện tích:  \(q = {Q_0}\cos (\omega t + \varphi )\)

- Cường độ dòng điện:  \(i = q' = {I_0}\cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2})\)

=>Cường độ dòng điện sớm pha hơn điện tích một góc π/2

Mối quan hệ :

\(\begin{array}{l} {I_0} = {Q_0}.\omega \\ {I_0} = {U_0}.\sqrt {\frac{C}{L}} \\ {Q_0} = C.{U_0}\\ \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\,\,\,;\,\,\,\,T = 2\pi \sqrt {LC} ;\,\,\,f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \end{array}\)   

=> Chu kì mạch dao động tỉ lệ thuận với \(\sqrt L ,\,\,\,\,\sqrt C \)

c. Năng lượng mạch dao động

- Năng lượng điện tập trung ở tụ còn năng lượng từ tập trung ở cuộn cảm.

- Năng lượng điện và năng lượng từ biến thiên với 2f và T/2.

- Năng lượng điện từ:  W = Wđ + Wt

- Năng lượng điện từ bảo toàn.

2. Điện từ trường

- Khi từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong khép kín.

- Khi điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường. Đường sức từ trường là đường khép kín.

- Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, có liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

3. Sóng điện từ

a. Định nghĩa: Là điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

b. Đặc điểm

- Sóng điện từ là sóng ngang ( \(\vec E \bot \vec B \bot v\) )

- Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường kể cả chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (v=c=3.108(m/s)

=>Ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng:  \(\lambda = c.T = \frac{c}{f}\)

Với c = 3.108(m/s)

- Tại mọi điểm dao động đtừ và dao động từ trường luôn đồng pha nhau.

- Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa…

- Sóng điện từ có mang năng lượng.

- Sóng điện từ có bước sóng vài mét đến vài km gọi là sóng vô tuyến.

=> Điểm khác nhau giữa sóng điện từ và sóng cơ học là truyền trong chân không và không truyền.

c. Phân loại sóng vô tuyến

- Chia làm 4 loại

+ Sóng cực ngắn:1m → 10m.

+ Sóng ngắn: 10m →100m.

+ Sóng trung: 100m →1000m(1km).

+ Sóng dài: 1000m trở lên.

=> Để phân loại đó là sóng gì thì trước tiên phải tính bước sóng  \(\lambda = c.T = \frac{c}{f}\,\,\)

- Các vùng sóng ngắn ít bị không khí hấp thụ.

- Các vùng sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li, trên mặt đất,mặt nước.

4. Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

a. Nguyên tắc:

- Phải dùng sóng điện từ cao tần gọi là sóng mang

- Phải biến điệu sóng mang: “Trộn”sóng điện từ âm tần với sóng mang

- Chọn mạch tách sóng:Tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa

- Chọn mạch KĐ nếu tín hiệu ra còn nhỏ

b. Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến:

  - Có nhiều bộ phận,trong đó có bộ phận biến điệu, không có mạch tách sóng.

c. Sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến:

- Có nhiều bộ phận, trong đó có bộ phận tách sóng, không có mạch biến điệu. 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Lý thuyết ôn tập về Mạch dao động và Nguyên tắc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?