Các dạng bài tập chuyên đề Nhôm ôn thi THPT QG môn Hóa học năm 2020

Các dạng bài tập chuyên đề Nhôm ôn thi THPT QG môn Hóa học năm 2020

 

Phần 1:

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là :

     A. 78(2z - x - 2y)                              B. 78(2z - x - y)

     C. 78(4z - x - 2y)                              D. 78(4z - x - y)

Câu 2: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH  2 M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X bằng:

     A. 3,2 M.              B. 1,0 M.              C. 1,6 M.               D. 2,0 M.

Câu 3: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250ml dung dịch Al2(SO4)3 xM thu được dung dịch A và 8,55 gam kết tủa .Thêm tiếp 600ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào A thì lượng kết tủa thu được là 10,485 gam.Giá trị của x là :

     A. 0,12                  B. 0,09                 C. 0,1                     D. 0,06

Câu 4: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của x là

     A. 0,06.                 B. 0,09.                C. 0,12.                 D. 0,1.

Câu 5. Khi cho 200 ml dung dịch NaOH aM vào 500ml dung dịch  bM thu được 15,6 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH aM vào dung dịch  bM thì thu được 23,4 gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và b lần lượt là:

     A. 3,00 và 0,75.                                 B. 3,00 và 0,50.   

     C. 3,00 và 2,50.                                 D. 2,00 và 3,00

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 1,44 lit dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được m1 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 1,6 lit dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được m2 gam kết tủa. Biết m1 = 3m2. Giá trị của m là:

     A. 85,5.                 B. 71,82.              C. 82,08.               D. 75,24.

Câu 7: Cho  600 ml dd NaOH 1M vào V ml dd Al2(SO4)31M thu được 10,92 gam kết tủa. Giá trị của V là:

     A. 185                   B. 70                     C. 140                   D. 92,5

Câu 8: Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa nhỏ nhất khi V biến thiên trong đoạn 200ml V 280ml.

     A. 1,56g                B. 3,12g               C. 2,6g                   D. 0,0g                      

Câu 9: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân được 7,8 gam. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là bao nhiêu?

     A.0,6 lít                B.1,9 lít                C.1,4 lít                 D.0,8 lít

Thể tích NaOH lớn nhất khi nó làm hai nhiệm vụ (Đưa kết tủa lên cực đại và hòa tan kết tủa )

Câu 10: Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là:  

     A.1,5M hoặc 3,5M                            

     B.3M                                           

    C.1,5M                      

    D.1,5M hoặc 3M

Câu 11: Thêm 240ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Tính x.

     A. 0,75M               B. 1M                   C. 0,5M                 D. 0,8M

Câu 12: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là?  

     A. 0,15M              B. 0,12M                 C. 0,28M          D. 0,19M

Câu 13: Cho 120 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l lớn nhất của NaOH là?                      

     A.1,7                     B.1,9M                 C.1,4M                  D.1,5M

Câu 14: Rót V ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M thu được một kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. V có giá trị lớn nhất là?

     A.150                    B.100                    C.250                     D.200

Câu 15: Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Số ml dung dịch NaOH 0,1M lớn nhất cần thêm vào dung dịch trên để chất rắn có được sau khi nung kết tủa có khối lượng 0,51 gam là bao nhiêu?

     A. 500                   B. 800                  C. 300                   D. 700

Câu 16: Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổỉ được 1,02 gam chất rắn. Thể tích dung dịch NaOH lớn nhất đã dùng là?

     A. 2 lít                   B. 0,2 lít               C. 1 lít                   D. 0,4 lít

Câu 17:  Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch có chứa 58,14 gam Al2(SO4)3 thu được 23,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là? 

     A. 2,68 lít             B. 6,25 lít             C. 2,65 lít              D.2,25 lít

Câu 18: Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất khi V biến thiên trong đoạn 250ml V 320ml.

     A.3,12g                 B.3,72g                 C.2,73g                  D.8,51g

Câu 19: Cho 250ml dung dịch NaOH 2M vào 250ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Tính x.            

     A.1,2M                  B.0,3M                 C.0,6M                  D.1,8M

Câu 20: Trong 1 cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Rót vào cốc 100 ml dung dịch NaOH, thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thu được 1,53 gam chất rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là?

     A.0,9M                                                B.0,9M hoặc 1,3M         

     C.0,5M hoặc 0,9M                              D.1,3M

Câu 21: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch Ba(OH)2 0,25M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là?       

     A. 2,4 lít               B. 1,2 lít               C. 2 lít                   D.1,8 lít

Câu 22: Thêm dần dần Vml dung dịch Ba(OH)2 vào 150ml dung dịch gồm MgSO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,15M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m.

     A. 22,1175g         B. 5,1975g           C. 2,8934g            D. 24,4154g

Câu 23: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng Y lớn nhất thì giá trị của m là:

     A.1,71g                 B.1,59g                 C.1,95g                  D.1,17g

Câu 24: Khi cho V ml hay 3V ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 400ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l ta đều cùng thu được một lượng chất kết tủa có khối lượng là 7,8 gam. Tính x.

     A. 0,75M                                            B. 0,625M            

     C. 0,25M                                            D. 0,75M hoặc 0,25M

Câu 25: Cho 200 ml dung dịch NaOH tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo, đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn. Nồng độ mol/l lớn nhất của dung dịch NaOH đã dùng là?

Phần 2:

Câu 1: Cho m g hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư phản ứng kết thúc thu được 3,024 lít khí (đktc) dung dịch A và 0,54 g chất rắn không tan. Cho 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A được 5,46 g kết tủa. m có giá trị là:

     A. 7,21 gam          B. 8,2 gam           C. 8,58 gam          D. 8,74 gam

Câu 2: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là

     A. 0,020 và 0,120.                                                            B. 0,020 và 0,012.  

     C. 0,120 và 0,020.                                                            D. 0,012 và 0,096.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O,Al2O3 vào nước được dd trong suốt X. Thêm dần dd HCl 1M vào dd X nhận thấy khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì thể tích dd HCl 1M đã cho vào là 400ml sau đó cho thêm vào 200ml hoặc 600ml dd HCl 1M  thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là:

     A. 7,8 và 19,5      B. 15,6 và 39       C.15,6 và 37         D. 7,8 và 39.

Câu 4. Hòa tan 0,24 mol MgSO4; 0,16 mol AlCl3 vào 400 ml dd HCl 1M được dd A. Thêm 500 ml dd NaOH 3M vào A thấy xuất hiện kết tủa B. Đem toàn bộ B nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn E. Giá trị của m là:

     A. 9,60.                 B. 10,62.              C. 17,76.               D. 13,92.

Câu 5. Cho 200 ml dd X gồm Ba(OH)2 0,5M và NaAlO2(hay Na[Al(OH)4]) 1,5M. Thêm từ từ dd H2SO4 0,5M vào X cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần, thu được kết tủa Y. Đem nung Y đến khối lượng không đổi được 24,32g chất rắn Z. Thể tích dd H2SO4 0,5M đã dùng là:

     A. 1,34 lít.            B. 1,10 lít.            C. 0,55 lít.             D. 0,67 lít.

Câu 6: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:

     A. 9,32 gam          B. 12,44 gam       C. 14 gam             D. 10,88 gam

Câu 7. Cho 1,6 gam SO3 vào 600 ml dung dịch AlCl3 0,1M được dung dịch X. Cho kim loại Ba vào X thoát ra 0,25 gam khí và có m gam kết tủa. Giá trị của m là:

     A. 4.                      B. 5.                      C. 6.                       D. 7.

Câu 8: Cho 200 ml dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 0,75M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

     A. 3,90.                 B. 11,70.              C. 7,80.                 D. 5,85.

Câu 9: Trộn lẫn 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được x gam kết tủa và dung dịch A. Sục CO2 dư vào A thu được y gam kết tủa. Giá trị của x và y tương ứng là

     A.13,98  và 7,06.                               B.23,3  và 7,06.              

     C.23,3  và  3,12.                                D.13,98  và  3,12.

Câu 10: Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là:

     A. 1,12M hoặc 2,48M                      B. 2,24M hoặc 2,48M   

     C. 2,24M hoặc 3,84M                      D. 1,12M hoặc 3,84M

Câu 11: Cho m gam NaOH vào 300ml NaAlO2 0,5M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch chứa 500ml HCl 1,0M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 7,8 gam chất kết tủa. Sục CO2 vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:

     A. 4,0 gam            B. 12,0 gam         C. 8,0 gam            D. 16,0 gam

Câu 12:  Cho 16,9 gam hỗn hợp Na và Al hòa tan  hết vào nước dư thu được dung dịch X. Cho X phản ứng hết với 0,8 mol HCl thu được 7,8 gam kết tủa và dung dịch Y.Sục CO2 vào Y không thấy có kết tủa xuất hiện. Tính khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu.

     A. 3,95 gam          B. 2,7 gam           C. 12,4 gam          D.5,4 gam

Câu 13: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan m gam hỗn hợp trên vào 100 ml dd NaOH 4M ( dư) thì thu được 7,84 lít khí( đktc) và dung dịch  X. Thể tích dd 2 axit (HCl 0,5M và H2SO4 0,25M đủ phản ứng với dung dịch X để được kết tủa lớn nhất là:

     A. 500ml              B. 400 ml             C. 300ml               D. 250ml

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dd X. Nếu cho 110 ml dd KOH 2M vào X thì thu được 3a mol kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X thì thu được 2a mol kết tủa. Giá trị của m là:

     A. 32,20.               B. 17,71.              C. 24,15.               D. 16,10.

Câu 15. Hòa tan hết m g ZnSO4 vào nước được dd X. Cho 110 ml dd KOH 2M vào X, thu được a mol kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X thì cũng thu được a mol kết tủa. Giá trị của m là:

     A. 20,125.            B. 22,540.            C. 17,710.             D. 12,375.

Câu 16: Cho m gam kali vào 120 ml dung dịch ZnSO4 1M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,24 gam. Giá trị của m là:

     A. 14,04.               B. 9,36.                C. 4,368.               D. 12,48.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị 1 và oxit kim loại hóa trị 2 vào nước dư. Sau khi phản ứng xong được 500 ml dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất và 4,48 lít khí H2. Tính nồng độ mol của dung dịch X:

     A. 0,2M                B. 0,4 M               C. 0,3M                 D. 0,25 M

Câu 18: Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,99 gam kết tủa.Giá trị lớn nhất của m là:

     A.1,38                   B.1,15                   C.1,61                    D.0,92

Câu 19: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm K2O và Zn vào nước dung dịch A chứa 1 chất tan , 6,72 lít khí và 1 gam chất rắn không tan.% khối lượng của Zn trong X là :

     A. 42,36%            B. 32,64%            C. 43,26%             C. 46,23%

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Các dạng bài tập chuyên đề Nhôm ôn thi THPT QG môn Hóa học năm 2020 môn Hóa học, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?