Các dạng bài tập chương Amino axit

CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG AMINO AXIT

 

1. Tác dụng với NaOH

Câu 1: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Công thức của X là?

A. H2NC3H6COOH            

B. H2NCH2COOH              

C. H2NC2H4COOH   

D. H2NC4H8COOH

Câu 2: Cho 0,1 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Số nhóm –NH2 và –COOH của axitamin lần lượt là?

A. 1 và 1                               B. 1 và 3                            C. 1 và 2                             D. 2 và 1

Câu 3: Cho 0,2 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dd NaOH, sau phản ứng, cô cạn sản phẩm thu được 33,9g muối. X có tên gọi là?

A. Glyxin                              B. Alanin                           C. Valin                              D. Axit glutamic

Câu 4: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

A. H2N–C3H6–COOH.                                   B. H2N–C3H5(COOH)2.

C. (H2N)2C4H7–COOH.                                 D. H2N–C2H4–COOH.

Câu 5: Cho 0,2 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dd NaOH, sau phản ứng, cô cạn sản phẩm thu được 33,9g muối. X có tên gọi là?

A. Glyxin                              B. Alanin                           C. Valin                              D. Axit glutamic

2. Phản ứng với HCl

Câu 6: α–aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2COOH.                                        B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH3CH2CH(NH2)COOH.                         D. CH3CH(NH2)COOH.

Câu 7: X là một - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 1,72 gam X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 2,51 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2 = C(NH2) – COOH.                          B. CH3 – CH(NH2) – COOH .

C. H2N – CH = CH – COOH .                      D. H2N – CH2 – CH2 – COOH .

Câu 8: X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào?

A. C6H5- CH(NH2)-COOH                           B. CH3- CH(NH2)-COOH                 

C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH                      D. C3H7CH(NH2)CH2COOH

Câu 9. Cho 20g hỗn hợp gồm ba amin no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 31,68g hỗn hợp muối.Thể tích dd HCl đã dùng là:

A. 100ml                       B. 16ml                            C. 32ml                                D. 320ml

Câu 10: 0,1 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành pứ  vừa hết với 0,3 mol NaOH..Số nhóm amino và cacboxyl trong A là :

A. (H2N)2R(COOH)3.           

B. H2NRCOOH.              

C. H2NR(COOH)2.          

D. (H2N)2RCOOH

 Câu 11: Cho 0,1 mol một α-aminoaxit A dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl tạo thành 11,15gam muối. A là chất nào sau đây

A. Glixin                      B. Alanin                           C. Phenylalanin                   D. Valin

3. Đốt cháy hợp chất hữu cơ

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 và 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có muối H2N–CH2–COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2N–CH2COO–C3H7.                               B. H2N–CH2COO–CH3.

C. H2N–CH2CH2COOH.                               D. H2N–CH2COO–C2H5.

Câu 13: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. lysin.                       B. alanin.                     C. glyxin.                                D. valin.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH thu được 6,72 lít CO2 , 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:

A. 17,4.                      B. 15,2.                         C. 8,7.                                   D. 9,4.

Câu  15. 1 mol α-amino axit X tác dụng hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. CTCT X:

A. CH3–CH(NH2)–COOH                             B. H2N–CH2–CH2–COOH   

C. H2N–CH2–COOH                                     D. H2N–CH2–CH(NH2)–COOH

Câu 16. α-amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,45%, 7,86%, 15,73%, còn lại là oxi và có CTPT trùng với CT đơn giản nhất. Tên của X là:

A. Glyxin                    B. Alanin                     C. Valin                                  D. Lysin

Câu 17.  Có hai amin bậc một: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metyl amin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21g amin X sinh ra khí CO2, hơi H2O và 336 cm3 khí N2 (đktc). Khi đốt cháy amin Y thấy VCO2 : VH2O = 2 : 3. CTPT của X và Y lần lượt là:

A. C7H7NH2 và CH3NH2                              B. C7H7NH2 và C3H7NH2      

C. C8H9NH2 và C2H5NH2                            D. C8H9NH2 và C3H7NH2

Câu 18*. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6g CO2, 12,6g hơi nước và 69,44 lít khí N2. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi trong đó nitơ chiếm 80% thể tích. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m và CTPT của amin A là:

A. 9g, C2H7N             

B. 93g, C3H9N                       

C. 7,6g, C2H7N          

D. 9g, C3H9N

Câu 19. lượng. X tác dụng với dd HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. CTPT của X là:

A. C2H8N2                   B. CH5N                     C. C3H9N                           D. C6H7N

Câu 20.  Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 6,72 lít khí CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí ở đktc) và 8,1g H2O. CT của X là:

A. C2H7N                    B. C4H11N                   C. C3H9N                           D. C3H7N

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6g H2O. CT của 2 amin là:

A. CH3NH2 và C2H5NH2                                B. C2H5NH2 và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2                               D. C5H11NH2 và C6H13NH2

Câu 22.Cho 5,58g anilin tác dụng với dd brom, sau phản ứng thu được 13,2g kết tủa 2,4,6-tribromanilin. Khối lượng brom đã phản ứng là:

A. 7,26g                      B. 9,6g                         C. 19,2g                      D. 28,8g

Câu 23.Khối lượng anilin có trong dd A là bao nhiêu? Biết khi cho A tác dụng với nước brom thì thu được 6,6g kết tủa trắng

A. 1,68g                      B. 6,18g                      C. 1,86g                      D. 8,16g

Câu 24.Thể tích nước brom 3% (D = 1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4g tribromanilin là:

A. 82,05ml                  B. 164,1 ml                 C. 277,33ml                D. 114,6 ml

 

Trên đây là toàn bộ nội dung các dạng bài tập chương Amino axit, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!       

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?