185 CÂU TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. to nóng chảy, to sôi thấp B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
C. Độ dẫn điện dẫn to thấp. D. Cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1
Câu 2. Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây :
A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F –, Ar
C. Ca2+, Al3+, Ne D. Mg2+, Al3+, Cl–
Câu 3. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào sau đây :
A. Lập phương tâm diện B. Lập phương tâm khối
C. Lục giác D. A và B
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm :
A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Số oxy hóa nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất
D. Bán kính nguyên tử
Câu 5. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6. Nguyên tử R là :
A. Ne B. Na C. K D. Ca
Câu 6. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong :
A. NH3 lỏng B. C2H5OH C. Dầu hoả. D. H2O
Câu 7. Phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với :
A. Muối B. O2 C. Cl2 D. H2O
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. Đều có mạng tinh thể giống nhau : Lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hoá.
C. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân lớp p.
Câu 9. Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa mà đỏ tía :
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 10. Na để lâu trong không khí có thể tạo thành hợp chất nào sau đây :
A. Na2O B. NaOH C. Na2CO3 D. Cả A,B, C.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây Na+ bị khử :
A. Điện phân nc NaCl B. Điện phân d2 NaCl
C. Phân huỷ NaHCO3 D. Cả A,B, C.
Câu 12. Dãy dung dịch nào sau đây có pH > 7 :
A. NaOH, Na2CO3 , BaCl2 B. NaOH, NaCl, NaHCO3
C. NaOH, Na2CO3 , NaHCO3 D. NaOH, NH3 , NaHSO4
Câu 13. Dung dịch nào sau đây có pH = 7 :
A. Na2CO3 , NaCl B. Na2SO4 , NaCl
C. KHCO3 , KCl D. KHSO4 , KCl
Câu 14. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, tại khu vực gần điện cực catot, nếu nhúng quì tím vào khu vực đó thì :
A. Quì không đổi màu B. Quì chuyển sang màu xanh
C. Quì chuyển sang màu đỏ D. Quì chuyển sang màu hồng
Câu 15. Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây :
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. CuSO4 D. NaHSO4
Câu 16. Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3 :
1. Kém bền nhiệt 5.Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu
2. Tác dụng với bazơ mạnh 6.Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh
3. Tác dụng với axit mạnh 7. Thuỷ phân cho môi trường axit
4. Là chất lưỡng tính 8. Tan ít trong nước
A. 1, 2, 3 B. 4, 6 C. 1, 2, 4 D. 6, 7
Câu 17. Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH ( tỉ lệ mol 1:2 ) thì pH dung dịch sau phản ứng như thế nào
A. pH < 7 B. pH > 7 C. pH = 7 D. Không xác định được
Câu 18. Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là:
A. Li B. Na C. K D. Cs
Câu 19. Vai trò của H2O trong quá trình điện phân dung dịch NaCl là :
A. Dung môi
B. Chất khử ở catot
C. Là chất vừa bị khử ở catot, oxi hoá ở anot
D. Chất oxi hoá ở anot
Câu 20. Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :
A. Sủi bọt khí B. Xuất hiện ↓ xanh lam
C. Xuất hiện ↓ xanh lục D. Sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam
Câu 21. Kim loại nào tác dụng 4 dung dịch : FeSO4 , Pb(NO3)2 , CuCl2 , AgNO3
A. Sn B. Zn C. Ni D. Na
Câu 22. Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm :
A. Tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt ở là phản ứng hạt nhân.
C. Xút tác phản ứng hữu cơ. D. Dùng điều chế Al trong công nghiệp hiện nay.
Câu 23. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl :
A. Làm gia vị B. Điều chế Cl2 , HCl, nước Javen C. Khư chua cho đất D. Làm dịch truyền trong y tế
Câu 24: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri ,người ta đưa các hợp chất của kalivà natri vào ngọn lửa ,những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành :
A. Tím của kali ,vàng của natri B .Tím của natri ,vàng của kali
C. Đỏ của natri ,vàng của kali D .Đỏ của kali,vàng của natri
Câu 25: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng :
A. Điện phân dung dịch NaOH B. Điện phân nóng chảy NaOH
C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O
Câu 26: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là:
A. MO2 B. M2O3 C.MO D.M2O
Câu 27: Trong nhóm IA ,theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần :
A.Bán kính nguyên tử tăng dần B.Năng lượng ion hóa giảm dần
C. Tính khử tăng dần D. Độ âm điện tăng dần
Câu 28: Ion nào có bán kính bé nhất ? Biết điện tích hạt nhân của P, S, Cl, K lần lượt là 15+, 16+, 17+, 19+ :
A. K+ B. Cl- C. S2- D. P3-
Câu 29: Nguyên tử 39X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 . Hạt nhân nguyên tử X có số nơtron và proton lần lượt là :
A. 20 ; 20 B. 19 ; 20 C. 20 ; 19 D. 19 ; 19
Câu 30: Trường hợp nào ion Na+ không tồn tại ,nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau:
A. NaOH tác dụng với HCl B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2
C.Nung nóng NaHCO3 D.Điện phân NaOH nóng chảy
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 170 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---
Câu 170 . Để tách riêng từng muối từ hh rắn: NaCl, MgCl2, AlCl3, chỉ cần dùng thêm:
A. Dd NaOH, dd HCl
B. Dd NaOH, CO2, dd HCl
C. dd NH3, dd HCl
D. ddNH3, ddNaOH, ddHCl
Câu 171. Có một mẫu boxit dùng sx nhôm lẫn Fe2O3 và SiO2, để lấy nhôm tinh khiết từ mẫu boxit trên ta dùng:
A. dd NaOH, CO2 B. dd NaOH, dd HCl C. dd NaAlO2, CO2 D. dd HCl, H2O
Câu 172. Xác định phát biểu không đúng về quá trình điện phân sản xuất Al dưới đây?
A. Cần tinh chế quặng boxit (Al2O3. 2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
B. Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn Al với hiệu suất 100%.
C. Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là hoàn toàn và sản phẩm oxi hóa chỉ là CO2.
D. Criolit được sử dụng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và ngăn cản Al bị oxi hóa bởi không khí.
Câu 173: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.
Câu 174: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Al. C. BaCO3. D. Zn.
Câu 175: Có các chất bột: CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?
A. Nước
B. Axit clohiđric
C. Axit sunfuric loãng
D. Dung dịch NaOH
Câu 176: Có các dung dịch: NaCl, MgCl2, AlCl3, CuCl2. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?
A . dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4
C. dung dịch NaOH D. dung dịch AgNO3
Câu 177: Có các chất bột: AlCl3, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH
C. dung dịch CuSO4 D. dung dịch AgNO3
Câu 178: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
C. Al tác dụng với CuO nung nóng.
D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
Câu 179: Cho dung dịch NH3, khí CO2, dung dịch HCl, dung dịch KOH, dung dịch Na2CO3.
a. Các chất dùng để tạo kết tủa nhôm hiđroxit từ nhôm clorua:
A. NH3; HCl; Na2CO3 B. CO2; HCl; NH3
C. Na2CO3; NH3; KOH D. KOH, Na2CO3; CO2.
b. Các chất dùng để tạo kết tủa nhôm hidrôxit từ Natri aluminat:
A. HCl; CO2 B. NH3; Na2CO3 C. KOH; Na2CO3 D. NH3; CO2.
Câu 180: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Câu 181: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2
Câu 182: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. Ca(HCO3)2. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. AlCl3.
Câu 183: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3. B. Al(OH)3. C. K2CO3. D. BaCO3.
Câu 184: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
A. (NH4)2CO3. B. BaCO3. C. BaCl2. D. NH4Cl
Câu 185 . Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3
B. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên không nóng chảy mà thăng hoa
C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc
D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 185 Câu trắc nghiệm lý thuyết chương kim loại kiềm, kiềm thổ năm 2018 - 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.