80 Câu trắc nghiệm ôn tập lý thuyết hữu cơ 12 năm 2018 - 2019

80 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LÝ THUYẾT HỮU CƠ 12

 

Câu 1: Metylacrylat có công thức là

A. C3H7COOCH3.           B. C2H3COOH.               C. C2H3COOCH3.           D. C2H5COOCH3

Câu 2: Kết tủa tạo thành khi nhỏ nước brom vào

A. anilin.                          B. ancol etylic.                 C. axit axetic.                  D. benzen..

Câu 3: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo

A. Axit stearic                 B. Axit panmitic              C. Axit acrylic                 D. axit oleic

Câu 4: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp

A. CH3-CH=CHCl.         B. CH2=CH-CH2Cl         C. CH3CH2Cl.                 D. CH2=CHCl.

Câu 5: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc:

A. Axit axetic                  B. Glucozo                      C. Etylamin                     D. Rượu etylic

Câu 6: Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản đường saccarozơ từ cây mía là:

A. nước gia-ven             B. SO2.                            C. Cl2.                               D. CaOCl2.

Câu 7: Dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

A. CnH2n+1N (n ≥ 1).       B. CnH2n+3NH2 (n ≥ 3).   C. CnH2n+3N (n ≥ 1).       D. CnH2n+2N (n ≥ 2).

Câu 8: Tơ lapsan thuộc loại tơ

A. thiên nhiên.                 B. poliamit.                      C. Polieste.                      D. nhân tạo.

Câu 9: Công thức của amin chứa 23,729% khối lượng nitơ là công thức nào sau?

A. C2H5NH2                    B. (CH3)2NH                   C. C6H5NH2                    D. (CH3)3N

Câu 10: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli( metyl acrylat).       

C. poli (phenol – fomanđehit).   

D. poli (vinyl axetat).

Câu 11: Cho các  este sau thủy phân trong môi trường kiềm :C6H5COOCH3 ; HCOOCH = CH – CH3 ; HCOOCH=CH;CH3COOCH = CH2 ; C6H5OOCCH=CH2  ; C6H5OOCC2H5 ; HCOOC2H5 ;C2H5OOCCH3 . Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol:

A. 3                                  B. 4                                  C. 5                                  D. 6

Câu 12: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3.                                  B. 4.                                  C. 2.                                  D. 1.

Câu 13: Có các dung dịch (1) Alanin; (2) Axit Glutamic; (3) metylamin; (4) Lysin và (5) CH3COONa. Trong các dung dịch trên, các dung dịch làm quỳ tím chuyển  màu xanh là:

A. (1), (3), (5)                  B. (3), (4), (5)                  C. (1), (2), (3), (5)            D. (1), (2), (3)

Câu 14: Xét các chất: etyl axetat (1), ancol etylic (2), axit axetic (3). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là

A. 2 < 3 < 1.                    B. 1 < 2 < 3 .                   C. 2 < 1  < 3.                   D. 1 < 3 < 2 .

Câu 15: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :

A. (4), (1), (5), (2), (3).    B. (3), (1), (5), (2), (4).    C. (4), (2), (3), (1), (5).    D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 16: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là 

A. 3.                                 B. 1.                                 C. 4.                               D. 2.

Câu 17: Trong các chất: glyxin; glixerol; metylamoni fomat; phenol; etylamoni clorua; phenyl axetat và tripanmitin số chất phản ứng được với dung dịch KOH là:

A. 4                                  B. 5                                  C. 6                                  D. 7

Câu 18: Cho các chất sau, có bao nhiêu chất làm mất màu nước brom: SO2; CO2; C2H4, C6H5CH3; C6H5OH (phenol); HCOOH, C6H12O6 (glucozo), C12H22O11 (saccarozo), PVC.

A. 6                                  B. 5                                  C. 7                                  D. 4

Câu 19: Trong số các dung dịch sau: (1) glucozơ, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), (3) etilenglicol, (4) KOH loãng, (5) tripeptit, (6) axit axetic, (7) propan-1,3-điol. Số các dung dịch hoà tan được Cu(OH)2

A. 4.                                 B. 3.                                 C. 6.                                 D. 5.

Câu 20: Hợp chất A có công thức phân tử C8H8O2, khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 2 muối. Số công thức cấu tạo đúng của A là:

A. 4                                  B. 5                                  C. 6                                  D. 7

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 60 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---

 

Câu 60: Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các chất X; Y; Z lần lượt là:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước brom

Tạo kết tủa trắng

 

 

 

 

 

A. tinh bột; anilin; etyl fomat.                                     B. etyl fomat; tinh bột; anilin.      

C. tinh bột; etyl fomat; anilin.                                     D. anilin; etyl fomat; tinh bột.

Câu 61: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu hồng

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước brom

Tạo kết tủa trắng

 

Các chất X, Y, Z lần lượt là: 

A. Etyl fomat, axit glutamic, anilin.                            B. Axit glutamic, etyl fomat, anilin.        

C. Anilin, etyl fomat, axit glutamic.                            D. Axit glutamic, anilin, etyl fomat.

Câu 62: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Benzen.                       B. Etilen.                           C. Metan.                          D. Butan.

Câu 63: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là

A. polietilen.                      B. polistiren.                      C. polipropilen.                  D. poli(vinyl clorua).

Câu 64: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là

A. C2H4.                            B. HCl.                              C. CO2.                              D. CH4.

Câu 65: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là

A. C2H4O2.                        B. (C6H10O5)n.                   C. C12H22O11.                    D. C6H12O6.

Câu 66: Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozơ, glucozơ. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là

A. 4.                                   B. 1.                                   C. 2.                                   D. 3.

Câu 67:  Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Chất X là

A. CaO.                             B. Al4C3.                           

C. CaC2.                            D. Ca.

Câu 68: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val.   Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có   Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 5.                                   B. 4.                                   C. 3.                                   D. 6.      

Câu 69: Cho các phát biểu sau:

(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.

(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.

(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.

Số phát biểu đúng là

A. 5                                    B. 4                                     C. 6                                     D. 3

Câu 70: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Polistiren.                      B. Polipropilen.                    C. Tinh bột.                         D. Polietilen.

Câu 71 :Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là:

A. (C6H10O5)n.                   B. C12H22O11.                     C. C6H12O6.                       D. C2H4O2.

Câu 72: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH3.                  B. CH3COOCH3.                 C. CH3COOC2H5.             D. C2H5COOCH3.

Câu 73:  Cho các chất: anilin; saccarozơ; glyxin; axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là:

A. 3.                                   B. 2.                                   C. 1.                                   D. 4.

Câu 74:Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.

(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A. 5.                                 B. 4.                                   C. 6.                                     D. 3.

Câu 75: Hợp chất hữu cơ X (C5H11NO2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được muối natri của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là:       

A. 6.                                   B. 2.                                   C. 5.                                   D. 3.

Câu 76: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C6H12O6.                       B. (C6H10O5)n.                   C. C12H22O11.                    D. C2H4O2.

Câu 77: Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là

A. 2.                                   B. 1.                                   C. 4.                                   D. 3.

Câu 78: Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng thế brom vào vòng thơm của anilin dễ hơn benzen.

(b) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C2H4O2.

(c) Trong phân tử, các amino axit đều chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

(d) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

(e) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(g) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo.

Số phát biểu đúng là              

A. 6.                                   B. 3.                                   C. 4.                                  D. 5.

Câu 79: Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

A. 3.                                   B. 6.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 80: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu hồng

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước brom

Tạo kết tủa trắng


Các chất X, Y, Z lần lượt là: 

A. Etyl fomat, axit glutamic, anilin.                            B. Axit glutamic, etyl fomat, anilin.        

C. Anilin, etyl fomat, axit glutamic.                            D. Axit glutamic, anilin, etyl fomat.

 

Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong 80 Câu trắc nghiệm ôn tập lý thuyết hữu cơ 12 năm 2018 - 2019Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?