Các dạng bài tập về kim loại kiềm và kiềm thổ

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ

 

DẠNG 1: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM TÁC DỤNG VỚI NƯỚC

- Khi cho kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Mg, Be) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường sẽ thu được dung dịch chứa ion OH-

M + H2O→  M+ + OH- + ½ H2

M + 2H2O →  M2+ + 2OH- +  H2

Ta thấy: nOH- = 2nH2

- Nếu có kim loại Al thì OH- sẽ tác dụng với Al:  Al + OH- + H2O  →  AlO2- + 3/2 H2

 

---(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ

I. TÁC DỤNG VỚI NaOH, KOH

- Khi choCO2 (hoặc SO2) tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối. Ta thường lập tỉ lệ

\(k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\) hoặc \(k = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}}\)

Nếu :  k  <= 1: Chỉ tạo muối NaHCO3

1< k < 2: Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

k >=  2: Chỉ tạo muối Na2CO3

* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.

- Hấp thu CO2 vào NaOH dư chỉ tạo muối Na2CO3

- Hấp thu CO2 dư vào NaOH chỉ tạo muối NaHCO3

- Hấp thu CO2 vào NaOH tạo dd muối. Sau đó thêm BaCl2 vào dd muối thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: Tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3

- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

II. TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2

Tương tự như trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối, ta lập tỉ lệ:

\(k = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}\) hoặc \(k = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}\)

Nếu :  k <= 1: Chỉ tạo muối CaCO3

1< k < 2: Tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

k >= 2: Chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.

- Hấp thu CO2 vào nước vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3

- Hấp thu CO2 dư vào nước vôi trong (lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan): chỉ tạo muối Ca(HCO3)2

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, sau đó thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa: Tạo 2 muối

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa: tạo 2 muối.

- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

III. TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP GỒM CẢ  NaOH / KOH VÀ Ca(OH)2 / Ba(OH)2

Lập tỉ lệ:  \(k = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}\)                                            

Nếu : k <= 1: Chỉ tạo ion HCO3-

1< k < 2: Tạo 2 ion HCO3- và CO32-

k >=  2: Chỉ tạo ion CO32-

* Chú ý:  PTHH tạo muối:               2OH- + CO2 → CO32- + H2O

                                                         OH- + CO2 → HCO3-

Note: Hai dạng toán này có một số công thức giải nhanh.

1. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

\({n_ \downarrow } = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\)                 

- Sử dụng công thức trên với điều kiện: , nghĩa là bazơ phản ứng hết.

- Nếu bazơ dư thì \({n_ \downarrow } = {n_{C{O_2}}}\)

2. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp gồm NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

- Trước hết tính \({n_{CO_3^{2 - }}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_{C{O_2}}}\) rồi so sánh với  hoặc  để xem chất nào phản ứng hết. Lượng kết tủa tính theo số mol chất phản ứng hết.

- Điều kiện là: \({n_{CO_3^{2 - }}} \le {n_{C{O_2}}}\)

3. Công thức tính  cần hấp thụ hết vào 1 dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 để thu được 1 lượng kết tủa theo yêu cầu:

Dạng này có 2 kết quả: \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = {n_ \downarrow }\\
{n_{C{O_2}}} = {n_{O{H^ - }}} - {n_ \downarrow }
\end{array} \right.\)

 

---(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 3: TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT

- Có 2 dạng thường gặp:

+) Phản ứng nhiệt phân     

Muối Hidrocacbonat cho muối cacbonat: 2MHCO3 → M2CO3 + CO2 + H2O

M(HCO3)2  → MCO3 + CO2 + H2O

Muối cacbonat của KL kiềm thổ chỉ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit bazo:   MCO3 → MO + CO2

+) Phản ứng trao đổi:     

 Với axit  tạo khí CO2

Với một số muối  tạo kết tủa.

- Hay sử dụng: Định luật bảo toàn khối lượng và Định luật tăng giảm khối lượng.

- Lưu ý:  Khi cho từ từ dd HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hidrocacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự:

Đầu tiên: H+ + CO32-  → HCO3-

Sau đó: HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Note:

- Gặp dạng: Muối cacbonat + ddHCl → Muối clorua + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối clorua bằng công thức:

\({m_{muoi clorua}} = {m_{muoi cacbonat}} + 11.{n_{C{O_2}}}\)

- Gặp dạng: Muối cacbonat + H2SO4 loãng → Muối sunfat + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối sufat bằng CT:

\({m_{muoi sunfat}} = {m_{muoi cacbonat}} + 36.{n_{C{O_2}}}\)

 

---(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 4: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM

- Nhận dạng: Cho bột nhôm phản ứng với các oxit kim loại. Tính hiệu suất phản ứng hoặc thành phần khối lượng sau phản ứng....

2yAl + 3MxOy → yAl2O3 + 3x M

- Chú ý:

+) Trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn (H = 100%), nếu cho sản phẩm tác dụng với dung dịch kiềm có khí H2 thoát ra thì sản phẩm sau phản ứng có Al dư , M và Al2O3.

+) Trường hợp phản ứng xảy ra không hoàn toàn (H<100%), khi đó sản phẩm có Al dư, Al2O3, MxOy dư, M.

+ Hay sử dụng Định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố....

 

---(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 5: TOÁN VỀ SỰ LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3, Zn(OH)2

Dạng 5.1: Cho từ từ a mol OH- vào dd chứa b mol Al3+. Tìm khối lượng kết tủa.

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Nếu OH- dư: Al(OH)3 + OH-  →  AlO2- + H2O

- Khi đó tùy theo tỉ lệ mol OH-; số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.

* Để giải nhanh bài toán này ta có công thức tính nhanh:

\(\left[ \begin{array}{l}
{n_{O{H^ - }}} = 3.{n_ \downarrow }\\
{n_{O{H^ - }}} = 4.{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_ \downarrow }
\end{array} \right.\)

Dạng 5.2: Cho từ từ H+ vào dd chứa AlO2- (hay Al(OH)4-) tạo kết tủa.

AlO2- + H+ + H2O  Al(OH)3

Nếu H+ dư: Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O

- Khi đó tùy theo tỉ lệ mol H+; số mol AlO2- mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.

* Để giải nhanh bài toán này ta có công thức tính nhanh:

\(\left[ \begin{array}{l}
{n_{{H^ + }}} = {n_ \downarrow }\\
{n_{{H^ + }}} = 4.{n_{{{[Al{{(OH)}_4}]}^ - }}} - 3.{n_ \downarrow }
\end{array} \right.\)

Dạng 5.3: Công thức  cần cho vào dd  để xuất hiện 1 lượng kết tủa theo yêu cầu:

Dạng này có 2 kết quả: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{O{H^ - }}} = 2{n_ \downarrow }\\
{n_{O{H^ - }}} = 4{n_{Z{n^{2 + }}}} - 2{n_ \downarrow }
\end{array} \right.\)

---(Để xem nội dung chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập về kim loại kiềm và kiềm thổ năm 2018 - 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?