Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lộc Ninh

TRƯỜNG THPT LỘC NINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo: ClCH2CH(CH3)CHClCH3

A. 1,3-điclo-2-metylbutan.      

B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

C. 1,3-điclopentan.                

D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

Câu 2: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl; CH3CHClCH3; Br2CHCH3; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là

A. benzyl clorua; isopropyl clorua; 1,1-đibrometan; anlyl clorua.

B. benzyl clorua; 2-clopropan; 1,2-đibrometan; 1-cloprop-2-en.

C. phenyl clorua; isopropylclorua; 1,1-đibrometan; 1-cloprop-2-en.

D. benzyl clorua; n-propyl clorua; 1,1-đibrometan; 1-cloprop-2-en.

Câu 3: Cho các dẫn xuất halogen sau: C2H5F (1); C2H5Br (2); C2H5I (3); C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

A. (3)>(2)>(4)>(1).      

B. (1)>(4)>(2)>(3).      

C. (1)>(2)>(3)>(4).    

D. (3)>(2)>(1)>(4).

Câu 4: a. Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3

A. 2-metylbut-2-en.    

B. 3-metylbut-2-en.    

C. 3-metyl-but-1-en.    

D. 2-metylbut-1-en.

b. Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-brombutan tác dụng với dung dịch KOH/ancol, đun nóng

A. metylxiclopropan.        

B. but-2-ol.      

C. but-1-en.      

D. but-2-en.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau). Z là

A. C6H5Cl.      

B. C6H5NH2.      

C. C6H5NO2.      

D. C6H5ONa.

Câu 6: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là

A. CnH2n + 2O.      

B. ROH.      

C. CnH2n + 1OH.        

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của

X là (với n > 0, n nguyên)

A. CnH2n + 1OH.    

B. ROH.      

C. CnH2n + 2O.      

D. CnH2n + 1CH2OH.

Câu 8: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A. 4-etyl pentan-2-ol.      

B. 2-etyl butan-3-ol.    

C. 3-etyl hexan-5-ol.      

D. 3-metyl pentan-2-ol.

Câu 9: Bậc của ancol là

A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.

B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

C. số nhóm chức có trong phân tử.

D. số cacbon có trong phân tử ancol.

Câu 10: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?

A. Anđehit axetic.      

B. Etylclorua.    

C. Tinh bột.        

D. Etilen.

Câu 11: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là

A. 3,3-đimetyl pent-2-en.    

B. 3-etyl pent-2-en.

C. 3-etyl pent-1-en.            

D. 3-etyl pent-3-en.

Câu 12: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là

A. 2-metyl butan-2-ol.      

B. 3-metyl butan-1-ol.      

C. 3-metyl butan-2-ol.      

D. 2-metyl butan-1-ol.

Câu 13: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).

B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

Câu 14: a. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A. CH3COOH, CH3OH.      

B. C2H4, CH3COOH.

C. C2H5OH, CH3COOH.     

D. CH3COOH, C2H5OH.

b. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH2OH và CH=CH.        

B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CHO và CH3CH2OH.      

D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 15: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là

A. 2,4 gam.    

B. 1,9 gam.      

C. 2,85 gam.      

D. 3,8 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

A. C3H5(OH)3.      

B. C3H6(OH)2

C. C2H4(OH)2.      

D. C3H7OH.

Câu 2: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, có tỷ lệ khối lượng 1:1. Đốt cháy hết X được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O. Vậy X gồm 2 ancol là

A. CH3OH và C2H5OH.        

B. CH3OH và C4H9OH.

C. CH3OH và C3H7OH.        

D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm metanol và butan-2-ol được 30,8 gam CO2 và 18 gam H2O. Giá trị a là

A. 30,4 gam.    

B. 16 gam.      

C. 15,2 gam.      

D. 7,6 gam.

Câu 4: Đốt cháy một lượng ancol A cần vừa đủ 26,88 lít O2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO2 và 21,6 gam H2O. A có công thức phân tử là

A. C2H6O.      

B. C3H8O.      

C. C3H8O2.      

D. C4H10O.

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là

A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.      

B. C2H5OH và C4H9OH.

C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.      

D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

Câu 6: a. Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là

A. 18,4 gam.        

B. 16,8 gam.    

C. 16,4 gam.        

D. 17,4 gam.

Câu 7: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

A. 60.      

B. 58.    

C. 30.      

D. 48.

Câu 8: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0.        

B. 30,0.      

C. 13,5.        

D. 15,0.

Câu 9: X là hỗn hợp gồm phenol và ancol đơn chức A. Cho 25,4 gam X tác dụng với Na (dư) được 6,72 lít H2 (ở đktc). A là

A. CH3OH.                

B. C2H5OH.      

C. C3H5OH.        

D. C4H9OH.

Câu 10: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH?

A. 1.                           

B. 2.               

C. 3.                           

D. 4.

Câu 11: A là hợp chất có công thức phân tử C7H8O2. A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bay ra bằng số mol NaOH cần dùng để trung hòa cũng lượng A trên. Chỉ ra công thức cấu tạo thu gọn của A.

A. C6H7COOH.      

B. HOC6H4CH2OH.      

C. CH3OC6H4OH.      

D. CH3C6H3(OH)2.

Câu 12: Khi đốt cháy 0,05 mol X (dẫn xuất benzen) thu được dưới 17,6 gam CO2. Biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol NaOH hoặc với 2 mol Na. X có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3C6H4OH.      

B. CH3OC6H4OH.      

C. HOC6H4CH2OH.      

D. C6H4(OH)2.

Câu 13: Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.

1. Na.

2. dd NaOH.

3. nước brom.

A. 1 và 2.      

B. 1 và 3.      

C. 2 và 3.      

D. 1, 2 và 3.

Câu 14: A là hợp chất hữu cơ công thức phân tử là C7H8O2. A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2. Vậy A thuộc loại hợp chất nào dưới đây?

A. Đi phenol.              

B. Axit cacboxylic

C. Este của phenol.  

D. Vừa ancol, vừa phenol.

Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng bezen), công thức phân tử C8H10O, không tác dụng với Na?

A. 2.    

B. 3.      

C. 4.        

D. 5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lộc Ninh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?