TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1:
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dãy các chất điện li mạnh gồm
A) BaCO3, KCl, CuCl2, AgNO3.
B) NaOH, HCl, NH4NO3, NaNO3.
C) CO2, FeSO4, KHCO3, Al(OH)3.
D) Fe(NO3)2, Ca3(PO4)2, HCl, CH3COOH.
Câu 2. Phản ứng giữa HNO3 với P tạo khí NO. Tổng số các hệ số trong phản ứng là:
A) 17
B) 20
C) 18
D) 19
Câu 3. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng của Cu đã phản ứng là:
A) 12,8g
B) 6,4g
C) 3,2g
D) 16g
Câu 4. Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm các chất sau:
A) H2SO4, KOH, NH3
B) NaOH, K2O, NH3
C) KCl, NaOH, NH3
D) NaCl, NaOH, NH3
Câu 5. Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
A) NaH2PO4 và Na2HPO4
B) NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4
C) Na2HPO4 và Na3PO4
D) NaH2PO4 và Na3PO4
Câu 6. Cho các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau đây: H2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; NaOH. hãy chọn một thuốc thử trong các hóa chất sau đây để nhận biết:
A) phenolphtalein
B) Quỳ tím
C) AgNO3
D) Al (nhôm kim loại)
Câu 7. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là :
A) 0,2 M
B) 0,13 M
C) 0,12 M
D) 0,1 M
Câu 8. Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M) ; Mg2+ (0,05 M); Cl- (0,06M) và ion SO42-. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là:
A) 0,07 M
B) 0,14 M
C) 0,05M
D) 0,06M
Câu 9. Tìm phản ứng nhiệt phân sai:
A) Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2
B) 2KNO3 → 2KNO2 + O2
C) 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2
D) Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2
Câu 10. Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây:
A) Al3+, K+, H+, NO3-, SO42-.
B) Fe3+, Cu2+, Na+,NH4+,Cl-
C) Mg2+, Ca2+, H+, OH-, Cl-, SO42-.
D) NH4+., K+, Na+, PO43-, CO32-
B. TỰ LUẬN
Bài 1: Trộn 200ml dung dịch HNO3 0,02M với 300ml dung dịch NaOH 0,01M, được 500ml dung dịch A.
a. Viết phương trình phân tử, ion và rút gọn
b. Tính CM các ion trong dung dịch A
c. Tính pH trong dung dịch A
Bài 2: Nhận biết các dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: NaCl, Na3PO4, NaNO3
---(Đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (1,0 điểm). Viết phương trình điện li của các chất sau: NaOH, HNO3, KCl, NaHCO3.
Câu 2 (1,0 điểm). Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 thấy kết tủa màu trắng.
b) Cho FeCO3 (rắn) vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra.
Câu 3 (1,0 điểm). Tính PH của dung dịch H2SO4 0,005M.
Câu 4 (2,5 điểm). Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có). NH3 NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → CuO
Câu 5 (1,5 điểm). Có 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn chứa mỗi chất sau: amoni sunfat, amoni clorua và natri sunfat. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 6 (3,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 42 gam hỗn hợp Cu và Ag vào 500ml dung dịch HNO3 a M loãng (vừa đủ) thì thu được dung dịch X và 4,48 lít khí NO thoát ra (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất)
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b)Tính % khối lượng của Cu và Ag trong hỗn hợp? Tính a ?
c) Cô cạn dung dịch X thu được hỗn hợp chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m ?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Nghi Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !