BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ AXIT CACBOXYLIC
1. So sánh tính axit của các chất sau đây: CH2Cl-CH2COOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), CH3-CHCl-COOH (4) A. (3) > (2) > (1 ) > (4) . B. (4) > (2) > (1 ) > (3) C. (4) > (1) > (3). > (2). D. Kết quả khác |
2. Sắp xếp các hợp chất: CH3COOH, C2H5OH và C6H5OH theo thứ tự tăng axit. Trường hợp nào sau đây đúng: A. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH. B. C6H5OH < CH3COOH < C2H5OH C.CH3COOH < C6H5OH < C2H5OH . D. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH |
3. Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất? A. CCl3-COOH. B. CH3COOH. C. CBr3COOH. D. CF3COOH |
4. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: ancol etylic(1), clorua etyl(2), đietyl ete(3) và axit axetic(4). A. (1 ) > (2) > (3) > (4). B. (4) > (3) > (2) > (1 ) C. (4) > (1) > (3) > (2) . D. (1) > (2) > (3) > (4) |
5. Sắp xếp các chất sau đây theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (1), HCOOCH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5) A. (3) > (5) > (1 ) > (2) > (4). B. (1 ) > (3) > (4) > (5) > (2) C. (3) > (1) > (4) > (5) > (2). D. (3) > (1) > (5) > (4) > (2) |
6. Cho dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số ion hoá (hay hằng số axit) của CH3COOH là Ka = 1,8.10-5. Nồng độ cân bằng ion còn CH3COO- và độ điện li α là: A. 1,134.10-2 và 1,2%. B. 0,67.10-3 và 0,67% C. 2,68.10-3 và 2,68% . D. 1,34.10-3 và 1,34% . |
7. Người ta dùng a mol axit axetic phản ứng với a mol ancol etylic. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì tỉ lệ tích nồng độ mol.lit các chất trong cân bằng như sau: [CH3COOC2H5][H2O] . [CH3COOH][C2H5OH] = 4 Tỉ lệ phần trăm axit axetic chuyển hóa thành sản phẩm etyl axetat là: A. 60%. B. 66. C. 66,67%. D. 70% |
8. Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức C3H4O2. X phản ửng với Na2CO3, rượu etylic và phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, biết rằng Y không tác dụng được với kali. Công thức cấu tạo của X và Y là: A. C2H5COOH và CH3COOCH3. B. HCOOH và CH2=CH-COOCH3 C. CH2=CH-CH2-COOH và CH3COOCH=CH2 . D. CH2=CH-COOH Và HCOOCH=CH2 . |
9. Công thức đơn giản nhất của một axit no đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là: A. C2H3(COOH)2. B. C4H7(COOH)3. C. C3H5(COOH)3. D. C2H3COOH. |
10. Nêu các phương pháp điều chế trực tiếp axit axetic khác nhau từ các loại hợp chất hữu cơ khác nhau là rượu etylic, anđehit axetic, axetilen. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. |
11. Công thức đơn giản của một axit no đa chức là C3H4O3. Khối lượng phân tử của axit < 352. Công thức phân tử của axit là: A. C6H8O6. B. C3H4O3. C. C9H12O9. D. C12H16O12 |
12. Một hỗn hợp hai axit hữu cơ cho được phản ứng tráng gương. Công thức phân tử hơn kém nhau 3 nhóm CH2. Axit có khối lượng phân tử lớn khi tác dụng Cl2 có ánh sáng, sau phản ứng chỉ tách được axit monoclo. Công thức cấu tạo hai axit là: A. CH3COOH và C2H5COOH . B. CH3COOH và CH3CH2COOH C. HCOOH và CH3-CH2-CH2-COOH . D. HCOOH và (CH3)2CHCOOH. |
17. Cho sơ đồ chuyển hoá sau A5 và A2 có thể là A. HCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO. C. CH3COONa và C2H5OH. C. CH3COONa và HCHO. |
18. Một hợp chất A có công thức CxHyOz , khối lượng phân tử là 60 đvC. A phản ứng được với Na và có phản ứng tráng bạc. CTCT của A là A. HCOOCH2CH3. B. HOCH2CH2CHO. C. CH3CH2COOH. D. CH3COOCH3. |
19. Cho hỗn hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3H6O2 hợp chất có thể là: A. Axit hay este đơn chức no. B. Rượu hai chức chưa no có 1 liên kết đôi C. Xeton hai chức no. D. Anđehit hai chức no |
20. Một hợp chất X có Mx < 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam X sinh ra 405,2ml CO2 (đktc) và 0,270 gam H2O. X tác dụng với dung dịch NaCO3 và với natri đều sinh ra chất khí với số mol đúng bằng số mol X đã dùng. Công thức cấu tạo của X là: A. HO-C4H6O2-COOH. B. HO-C3H4-COOH. C. HOOC-(CH2)5-COOH . D. HO- C5H8O2-COOH |
21. Hai chất hữu cơ A, B đều có công thức phân tử C3H4O2. Cho 0,1 mol mỗi chất tác dụng với NaOH dư, ta lần lượt thu được các muối natri có khối lượng tương ứng là 9,4g; 6,8g. Hãy xác định công thức cấu tạo của A và B. A. CH3COOH và HCOOCH3. B. C2H5COOH và CH3COOCH3 C. CH2=CH-COOH và HCOOCH=CH2. D. CH3 – CH2 – COOH và CH3 – COOCH3. |
22. X là một dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C7H9NO2. Khi cho 1 mol X tác dụng vừa đủ với NaOH, đem cô cạn thu được một muối khan có khối lượng 144g. Xác định công thức cấu tạo của X. A. HCOOC6H4NH2 . B. HCOOC6H4NO2 . C. C6H5COONH4 . D. Kết quả khác |
23. Để điều chế 45 gam axit lactic từ tinh bột qua con đường lên men lactic, hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là: A. 50g. B. 56,25g . C. 56g. D. 60g |
24. Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no (mỗi axit chứa không quá 2 nhóm -COOH) có khối lượng 16g tương ứng với 0,175 mol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thu được 47,5 g kết tủa. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu được 22,6 g muối. Công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp X là: A. HCOOH và (COOH)2 . B. CH3COOH và (COOH)2 C. C2H5COOH và HOOC-CH2-COOH . D. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH |
25. Hỗn hợp X gồm 2 axit no: A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là: A. CH3COOH và C2H5COOH. B. HCOOH và C2H5COOH C. HCOOH và HOOC-COOH. D. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH ... Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về axit cacboxylic năm 2020 Trường THPT Hà Huy Nam. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. |