TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ | ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG ĐIỆN LI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1. Chất nào sau đây không dẫn điện?
A. KCl rắn, khan.
B. CaCl2 nóng chảy.
C. NaOH nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 2. Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3- là
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO2)2.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(NO2)3.
Câu 3. Chất nào dưới đây không điện li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2
B. HClO3
C. C6H12O6
D. Ba(OH)2
Câu 4. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
D. Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử.
Câu 5. Các dd axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có
A. Chất tan
B. Cation
C. Ion trái dấu
D. Anion
Câu 6. Dung dịch H2SO4, HNO3 dẫn điện được là do
A. Trong phân tử đều chứa gốc axit
B. Phân li ra ion
C. Trong phân tử đều có nguyên tử hiđro
D. Không phân li ra các ion
Câu 7. Theo thuyết A-re-ni-ut, axit là chất
A. khi tan trong nước phân li ra ion H+
B. khi tan trong nước phân li ra ion OH_
C. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion H+
D. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion OH_
Câu 8. Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
A. HCl
B. NaOH
C. Mg(NO3)2
D. NH3
Câu 9. Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2.
B. Al(OH)3, Cr(OH)2.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3.
D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 10. Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dd có chứa
A. Các electron chuyển động tự do.
B. Các cation và anion chuyển động tự do.
C. Các ion H+ và OH- chuyển động tự do.
D. Các ion được gắn cố định tại các nút mạng.
Câu 11. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 12. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO.
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 13. Phương trình điện li viết đúng là?
Câu 14. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
Câu 15. Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là
A. 0,10M.
B. 0,20M.
C. 0,30M.
D. 0,40M.
Câu 16. Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
A. 2.
B. 12.
C. 10.
D. 4.
Câu 17. Một dd chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3-. Tìm biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d?
A. 2a+2b=c+d
B. 2a-2b=c+d
C. 2a+2b=c-d
D. a+b=c+d
Câu 18. Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M) ; Mg2+ (0,05 M); Cl- (0,06M) và SO42--. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là:
A. 0,14 M
B. 0,05 M
C. 0,07 M
D. 0,06 M
Câu 19. Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3.
B. NH4Cl.
C. NH3.
D. NaHCO3.
Câu 20. Tập hợp ion nào sau đây không thể phản ứng với ion
Câu 21. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?
A. 0,23M.
B. 1M.
C. 0,32M.
D. 0,1M.
Câu 22. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?.
A. 5.
B. 4.
C. 9.
D. 10
Câu 23. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thì cần bao nhiêu lít dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 24. Dung dịch Y chứa Ca2+ : 0,1 mol, Mg2+ : 0,3 mol, Cl- : 0,4 mol, HCO3- : y mol. Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là:
A.37,4
B. 49,8
C. 25,4
D. 30,5
Câu 25. Dung dịch X chứa a mol Mg2+, b mol Al3+ , 0,1 mol SO42- , 0,6 mol NO3-. Cô cạn X thì thu được 54,6g chất rắn khan. Vậy a, b lần lượt là :
A. 0,2 và 0,1
B. 0,1 và 0,2
C. 0,05 và 0,1
D. 0,2 và 0,05
Câu 26. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-].
D. [H+] < 0,10M.
Câu 27. Cho 10,0 ml dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng 15,0 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch tạo thành sẽ làm cho
A. phenolphtalein chuyển thành màu đỏ.
B. phenolphtalein không màu chuyển thành màu xanh.
C. giấy quỳ tím hóa đỏ.
D. giấy quỳ tím không chuyển màu.
Câu 28. Phản ứng tạo kết tủa PbSO4 nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Pb(CH3COO)2 + H2SO4 → PbSO4 + CH3COOH.
B. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + H2O
C. PbS + H2O2 → PbSO4 + H2O
D. Pb(NO3)2 + Na2SO4 →PbSO4 + NaNO3
Câu 29. Cho phương trình phản ứng FeSO4 + ? → Na2SO4 + ?. Các chất thích hợp lần lượt là
A. NaOH và Fe(OH)2
B. NaOH và Fe(OH)3
C. KOH và Fe(OH)3
D. KOH và Fe(OH)2
Câu 30. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
---(Nội dung phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
....
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Đề kiểm tra Chương điện li môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: