TRƯỜNG THPT BẮC ĐÔNG QUAN | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1. Trung hòa 100ml dung dịch H3PO4 1,5M cần Vml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là
A. 75ml.
B. 300ml.
C. 225ml.
D. 150ml.
Câu 2. Cho phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên?
A. Bazơ.
B. Axit.
C. Chất oxi hóa.
D. Chất khử.
Câu 3. Muối amoni là chất điện li thuộc loại nào?
A. Yếu.
B. Mạnh.
C. Không xác định được.
D. Trung bình.
Câu 4. Cho 39 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là
A. Zn.
B. Ca.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 5. Sấm sét trong khí quyển có thể tạo ra chất khí nào trong các khí sau ?
A. N2.
B. NO.
C. N2O.
D. CO.
Câu 6. Sản phẩm khi cho photpho tác dụng với oxi dư là
A. P2O3.
B. P2O5.
C. P5O2.
D. PO5.
Câu 7. Cho 0,3 mol axit H3PO4 tác dụng với dd chứa 0,4 mol NaOH thì sau phản ứng thu được các muối nào?
A. NaH2PO4, NaOH dư.
B. Na2HPO4, Na3PO4.
C. NaH2PO4, Na2HPO4.
D. NaH2PO4, Na3PO4.
Câu 8. Phân bón nào sau đây có hàm lượng đạm cao nhất là
A. NH4NO3.
B. (NH4)2SO4.
C. Ca(NO3)2.
D. (NH2)2CO.
Câu 9. Nitơ đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng với
A. oxi và các chất oxi hóa khác.
B. hiđro và oxi.
C. kim loại và oxi.
D. kim loại và hiđro.
Câu 10. Đưa hai đầu đũa thủy tinh chứa NH3 đặc và HCl đặc lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là
A. không có hiện tượng.
B. có khói nâu.
C. có khí mùi khai bay lên.
D. có khói trắng.
Câu 11. Cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng. Thể tích khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc thu được là
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 12. Khi dung dịch axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại thì thông thường sẽ sinh khí nào sau đây?
A. NH3.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O.
Câu 13. HNO3 đặc, nguội không tác dụng với
A. Fe, Al.
B. Cu, Ag.
C. Fe, Ag.
D. Hg, Al.
Câu 14. Cho dung dịch KOH dư vào 150ml dd NH4Cl 1M. Đun nhẹ thu được thể tích khí thoát ra ở (đktc) là
A. 2,24 lit.
B. 3,36 lit.
C. 1,12 lit.
D. 4.48 lit.
Câu 15. Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được các chất nào sau đây?
A. Cu, NO2, O2.
B. Cu2O, NO2, O2.
C. CuO, NO2, O2.
D. Cu(NO2)2, O2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 2:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trongnhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba rất bền.
D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 2: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)2SO4.
B. NH4HCO3.
C. CaCO3.
D. NH4NO2.
Câu 3: Dung dịch HNO3 đặc để lâu thường có màu vàng do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 4: Các số oxi hoá có thể có của photpho là
A. –3, +3, +5.
B. –3, +3, +5, 0.
C. +3, +5, 0.
D. –3, 0, +1, +3, +5.
Câu 5: Trong phân tử H3PO4 photpho có số oxi hóa là
A. +5.
B. +3.
C. -5.
D. -3.
Câu 6: Thành phần chính của supephotphat đơn gồm
A. Ca(H2PO4)2.
B. Ca(H2PO4)2,CaSO4.
C. CaHPO4,CaSO4.
D. CaHPO4.
Câu 7: Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch Na3PO4 và NaNO3 là
A. AgNO3.
B. NaOH.
C. KOH.
D. HCl.
Câu 8: Cho các phản ứng: N2 + O2 ⇌ 2NO và N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 9: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 ⇌ 6HCl +N2. Kết luận nào sau đây đúng?
A. NH3 là chất khử.
B. NH3 là chất oxi hoá.
C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.
D. Cl2 là chất khử.
Câu 10. Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi.
Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
Câu 12. Khi đốt cháy photpho trong khí Cl2 dư thì sản phẩm thu được là
A. PCl3.
B. PCl5.
C. PCl6.
D. PCl.
Câu 13. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.
B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3,NH3.
D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 14. Phân đạm 2 lá là
A. NH4Cl.
B. NH4NO3.
C. (NH4)2SO4.
D. NaNO3.
Câu 15. Thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch muối NaNO3, Na3PO4, NaCl là
A. AgNO3.
B. BaCl2.
C. NaOH.
D. H2SO4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Ở 3000°C (hoặc có tia lửa điện) N2 hoá hợp với O2 theo phương trình phản ứng nào sau đây
A. N2 + O2 ⇌ 2NO.
B. N2 + 2O2 ⇌ 2NO2.
C. 4N2 + O2 ⇌ 2N2O.
D. 4N2 + 3O2 ⇌ 2N2O.
Câu 2. Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào ?
A. Đồng, bạc.
B. Đồng, chì.
C. Sắt, nhôm.
D. Đồng, kẽm.
Câu 3. Magie photphua có công thức là
A. Mg2P2O7.
B. Mg3P2.
C. Mg2P3.
D. Mg3(PO4)3.
Câu 4. Cho các dung dịch: (NH4)2SO4; NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 .Để phân biệt các dung dịch trên chỉ dùng 1 hóa chất nào sau?
A. Dung dịch NH3.
B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch KOH.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 5. Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất
A. 80%
B. 50%
C. 60%
D. 85%.
Câu 6.Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA?
A. ns2np5.
B. ns2np3.
C. ns2np2.
D. ns2np4.
Câu 7. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2 → NH3 → (A) → (B) → HNO3
A. (A) là NO, (B) là N2O5.
B. (A) là N2, (B) là N2O5.
C. (A) là NO, (B) là NO2.
D. (A) là N2, (B) là NO2.
Câu 8. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3
B. N2 + 6Li → 2Li3N
C. N2 + O2 ⇌ 2NO
D. N2 + 3Mg → Mg3N2
Câu 9. Trong thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc để tránh khí độc NO2 bay ra người ta thường nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch nào sau đây?
A. dd NaCl .
B. dd NaOH.
C. dd HCl.
D. dd NaNO3.
Câu 10. Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 → NH4Cl → NH4NO3
Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :
A. HCl , HNO3
B. CaCl2 , HNO3
C. BaCl2 , AgNO3
D. HCl , NaNO3.
Câu 11. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?
A. Ag, NO2, O2.
B. Ag, NO,O2.
C. Ag2O, NO2, O2.
D. Ag2O, NO, O2.
Câu 12. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu.
D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl → NH3 + HCl
B. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3
D. NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 14. Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:
A. CuSO4 và NaOH.
B. Cu và NaOH.
C. Cu và H2SO4.
D. CuSO4 và H2SO4.
Câu 15. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2.
B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2.
C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2.
D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bắc Đông Quan. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.