Bộ câu hỏi về Dao động điều hòa trong đề THPT các năm 2018 và 2019 có đáp án chi tiết

BỘ CÂU HỎI VỀ DĐĐH TRONG ĐỀ THPT CÁC NĂM 2018 VÀ 2019 CÓ ĐÁP ÁN

2018

Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (ω >0). Tần số góc của dao động là

A. A.                                 B. ω.                               C. φ.                                 D. x.

Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0). Biên độ dao động của vật là

A. A.                              B. φ.                            C. ω.                            D. x.

Câu 3. Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha của hai dao động bằng:

A. 2nπ  với n = 0, ± 1, ± 2...                                           B. (2n + 1).0,5π với n = 0, ± 1, ± 2...             

C. (2n + 1)π  với n = 0, ± 1, ± 2...                                  D. (2n + 1).0,25π với n = 0, ± 1, ± 2...   

Câu 4. Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0. Khi tác dụng vào nó một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tản số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức nào sau đây đúng?

A. f = f0                                 B. f = 4f0                                           

C. f = 0,5f0                                      D. f = 2f0.

Câu 5. Cho hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số. Hai dao động này ngược pha nhau khi độ lệch pha của hai dao động bằng

A. (2n + 1)π  với n = 0, ± 1, ± 2...                                  B.  2nπ  với n = 0, ± 1, ± 2...   

C. (2n + 1).0,5π   với n = 0, ± 1, ± 2...                           D. 2n + 1)0,25π  với n = 0, ± 1, ± 2...

Câu 6. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Khi nói về gia tốc của vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Gia tốc có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật.  B. Vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.

C. Vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.     D. Gia tốc luôn ngược dấu với li độ của vật.

Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật

A. luôn có giá trị không đổi.                                 B. luòn có giá trị dương.

C. là hàm bậc hai của thời gian.                              D. biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 8. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.                          

D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

Câu 9. Một con lắc đơn dao động với phương trình s = 3cos(πt + 0,5π) (cm) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc này là

 A.  2Hz.                            B. 4π Hz.                       C. 0, 5 Hz.                      D. 0,5π Hz.

Câu 10. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m dao động điều hòa với chu kì riêng 1s. Lấy π2 = 10. Khối lượng của vật là:

A. 100 g.                                    B. 250 g.                     C. 200 g.                     D. 150 g.

Câu 11. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 3cm. Trong quá trình dao động chiều dài lớn nhất của lò xo là 25 cm Khi vật nhỏ của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì chiều dài của lò xo là

A. 19 cm                         B. 18 cm                       C. 31 cm                      D. 22 cm

Câu 12. Một con lắc lò xo có k = 40 N/m và m = 100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là

A. 400 rad/s                       B. . 0,1π rad/s. .               C. 20 rad/s.                        D. 0,2π rad/s.

Câu 13. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

A. 8 cm.                         B. 14 cm.                       C. 10 cm.                             D. 12 cm.

Câu 14. Một vật nhỏ khối lượng 200 g dao động điều hòa với tần số 0,5 Hz. Khi lực kéo về tác dụng lên vật là 0,1 N thì động năng của vật có giá trị 1 mJ. Lấy π2 = 10. Tốc độ của vật khi đi qua vị trí cân bằng là

A. 18,7 cm/s.                  B. 37,4 cm/s.               C. 1,89 cm/s.               D. 9,35 cm/s.

Câu 15. Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1, vật đi qua vị trí cân bằng. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 = t1 + (1/6) s, vật không đổi chiều chuyển động và tốc độ của vật giảm còn một nửA. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t2 đến thời điểm t3 = t2 + (1/6) s, vật đi được quãng đường 6 cm. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là

A. 37,7 m/s                     B. 0,38 m/s                   C. 1,41 m/s                  D. 224 m/s.

Câu 16. Hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng cùng song song với trục Ox. Hình chiếu vuông góc của các vật lên trục Ox với phương trình \({x_1} = 10\cos \left( {2,5\pi t + 0,25\pi } \right)\left( {cm} \right);{x_2} = 10\cos \left( {2,5\pi t - 0,25\pi } \right)\left( {cm} \right)\) (t tính bằng s). Kể từ t = 0, thời điểm hình chiếu của hai vật cách nhau 10cm lần thứ 2018 là:

A. 806,9 s.                      B. 403,2 s.                   C. 807,2 s.                   D. 403,5 s.

Câu 17.  Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch  pha nhau

A.π/3.                             B. 2π/3.

C. 5π/6.                          D. π/6.

Câu 18.  Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch  pha nhau

A. π/3.                            B. 2π/3.

C. 5π/6.                          D. π/6.

Câu 19. Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của Mtheo thời gian. Hai dao động của M2 và M1 lệch pha nhau

A. 2π/3                            B. 5π/6            

C. π/3                              D. π/6

Câu 20.  Hai vật M1 và M2  dao động điều hòa cùng tần số. hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t.  Hai dao động của M1 và M2  lệch pha nhau:

A. π/3                              B. π/6              

C. 5π/6                            D. 2π/3

Câu 21.  Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều dài tự nhiên lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là

A. 16,7 cm/s.                 B. 23,9 cm/s.                      C. 29,1 cm/s.                     D. 8,36 cm/s.

Câu 22.  Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi m đổi chiều chuyển động lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là

A. 15,3 cm/s.                 B. 28,7 cm/s.               C. 25,5 cm/s.               D. 11,1 cm/s.

Câu 23.  Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang.Lấy g = 10 m/s2 . Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi m đổi chiều chuyển động lần thứ 2 thì tốc độ trung bình của m là

A. 22,3 cm/s.                  B. 19,1 cm/s.               C. 28,7 cm/s.               D. 33,4 cm/s.

Câu 24.  Cho hệ cơ học như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m và với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu giữ m đứng yên ở vị trí lò xo giãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều dài tự nhiên lần thứ 2 thì tốc độ trung bình của m là

A. 19,1 cm/s                    B. 23,9 cm/s                 C. 16,7 cm/s                 D. 15,3 cm/s

2019

Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức

A. v = -ωAsin(ωt + φ)          B. v = ωAsin(ωt + φ)          

C. v = -ωAcos(ωt + φ)         D. v = ωAcos(ωt + φ)

Câu 2.  Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ là

A.  \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)                        B.  \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

C.  \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)                             D.  \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)

Câu 3.  Tại một nơi trên mặt đất có g = 9,8m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 0,9s, chiều dài của con lắc là

A. 480cm                           B. 38cm                              C. 20cm                             D. 16cm

Câu 4.  Dao động tổng hợp của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là  \({x_1} = 3\cos (10t + 0,5\pi );{x_2} = {A_2}\cos (10t - \pi /6)\) (A2 > 0, t tính bằng giây). Tại t = 0, gia tốc của vật có độ lớn là  cm/s2. Biên độ dao động là

A. 6 cm                               B.  \(3\sqrt 2 \)cm                         C.  \(3\sqrt 3\)cm                        D. 3 cm

Câu 5.  Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là

A. 4,43N                            B. 4,83N

C. 5,83N                            D. 3,43N

Câu 6.  Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở cùng một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với cùng biên độ góc 8° và chu kỳ tương ứng là T1 và T2 = T1 + 0,25s. Giá trị của T1

A. 1,895s                            B. 1,645s                            C. 2,274s                            D. 1,974s

Câu 7.  Một vật dao động điều hòa với tần số góc  \(\omega \). Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là

A.  \(\omega {x^2}\)                               B.  \(\omega x\)           

C.   \(-\omega {x^2}\)                          D. \(- {\omega ^2}{x^2}\)

Câu 8.  Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

A. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)                          B.     \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)                    

C.  \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)                             D.     \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 9.  Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1,2s. Nếu chiều dài con lắc tăng lên 4 lần thì chu kì của dao động điều hòa của con lắc lúc này là

A.0,6s                                 B.4,8s                                

C.2,4s                                D.0,3s

Câu 10.  Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là  \({x_1} = 8\cos \left( {10t - 0,5\pi } \right)cm;{x_2} = {A_2}\cos \left( {10t + 0,25\pi } \right)cm\) ( A2>0, t tính theo s). Tại t=0, gia tốc của vật có độ lớn 800cm/s2. Biên độ dao động của vật là

A.    \(4\sqrt 3 cm\)                        B. 4 cm                              

C.8cm                                D. \(4\sqrt 2 cm\)cm

Câu 11. Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t=0,45 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là

A.1,59N                             B.1,29N

C.2,29N                             D.1,89N

Câu 12.  Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng giao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 8o và có chu kí tương ứng là T1 và  \({T_2} = {T_1} + 0,25{\rm{s}}\) . Giá trị của T2  là

A. 1,974 s.                          B. 2,247 s.                         

C. 1,895 s.                          D. 1,645 s.

 

...

---Để xem tiếp nội dung các câu hỏi trắc nghiệm trong Đề thi THPTQG 2019 môn Vật lý, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi về Dao động điều hòa trong đề THPT các năm 2018 và 2019 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?