Bộ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm 2018 có đáp án

BỘ CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KỲ I HÓA 11

 

A. TỰ LUẬN

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

1. Viết phương trình điện li của các chất: HF, HCl, HNO3, HNO2, H2SO4, HClO, H3PO4, CH3COOH, KOH, Ba(OH)2,  Zn(OH)2, Mg(NO3)2, Al2(SO4)3

2. Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có) sau:

a) Fe2(SO4)3 + KOH;                  b) KNO3 + NaCl;                            c) NaHCO3 + NaOH;

d) Fe(OH)2 + H2SO4                   e) NH3 +  HCl                                  g) Na2SO4 + BaCl2;   

h) CH3COOH + HCl;                   i) CaCO3 + HCl                               k) Na2SO3 +  HCl                  

l) Pb(NO3)2 +  H2S                      m) Ca(HCO3)2 + HCl

3. Tính pH của các dung dịch: HCl 0,001M; H2SO4 0,05M; Ba(OH)2 0,0005M; NaOH 0,1M.

4. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,15M với 300 ml dd Ba(OH)2 0,2M, thu được 500ml dung dịch Z. pH của dung dịch Z là  bao nhiêu?                                                                                      

5. Cần pha loãng dung dịch NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH mới có pH = 11.

6. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a.       

7. Để trung hòa 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?  

8. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

9. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+ , x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Xác định giá trị của x và y.

10. Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Xác định giá trị của V và m.

CHƯƠNG 2: NHÓM NITƠ

1. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau

a. N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3­)2 → CuO → Cu → CuCl2 → Cu(OH)2

b. NH4Cl → NH3 → N2  → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → NaNO2

c. NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2

d. Ca3(PO4)2 → H3PO4 →  NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4 → Ag3PO4

e.  P → P2O5 → H3PO4 → Ca3(PO4)2 → H3PO4

2.Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế phân đạm NH4NO3.

3.Viết phương trình nhiệt phân (nếu có) các muối trong các trường hợp sau:

a) NaNO3  ;      b) Mg(NO3)2  ;        c) AgNO3 ;         d) NH4NO2

e) NH4NO3  ;    f) NaHCO3  ;          g) Na2CO3  ;       h) CaCO3  

4. Lập PTHH các phản ứng sau

a. Al + HNO3l    →    ?  + NO+H2O                        

b. Fe  + HNO3đ.nóng   →   ? + NO2 +  H2O

c. Fe3O4+ HNO3 đặc →  ? + NO2 +  H2O                

d. Cu + HNO3l    →    ?  +  ?  + H2O                       

e. Mg +  HNO3l   →     ?  +  NH4NO3 + H2O                      

f. Zn + HNO3l    →    ?  +  N2  + H2O          

g. FeO + HNO3l    →    ?  + NO+H2O                                 

h. C + HNO3 đặc →   

i. P + HNO3 đặc → ;                                                  

j. Fe3O4 + HNO3 loãng →  ? + NO  +  ?

5. Nhận biết các dd mất nhãn sau:

a. HNO3; HCl; H2SO4                                     b. NH4Cl; (NH4)2SO4; MgCl2; FeCl3

c. BaCl2; Ba(NO3)2; Ba(HCO3)2                     e. NH4NO3; KNO3; (NH)2SO4; K2SO4

6. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1.5M với 100 ml dung dịch H3PO4 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng các chất tan trong A.

7. (B-08). Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất nào? Khối lượng bằng bao nhiêu?

8.  Thêm 400 ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M.

a, Tìm khối lượng muối thu được?

b, Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch tạo thành?

9. Cho 4,19g bột hỗn hợp nhôm và sắt vào dung dịch axit nitric loãng lấy dư thì thu được 1,792 lít (đktc) khí NO duy nhất sinh ra. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

10. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.

11. Khi cho 9,1 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư đun nóng sinh ra 11.2 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính khối lượng muối thu được.

12. Chia hỗn hợp 2 kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đặc, nguội thu được 8,96 lít khí NO2 (giả sử chỉ tạo ra khí NO2).

Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với dd HCl thu được 6,72 lít khí.

a. Viết các pthh.

b. Xác định % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đkc.

CHƯƠNG 3: NHÓM CACBON

1. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau

a. CO →  CO2 →  NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3 → CO2 → CO → Cu

b. C → CO2 →  Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3

2. Sục 2.24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng các chất tan trong A.

3. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính nồng độ mol/lít của các chất tan trong dung dịch D.

4. (CĐ-2010). Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Xác định nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X.

5. Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

6. Nung 52,65 gam CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được muối nào? Khối lượng là bao nhiêu. Biết hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 85%.

CHUYÊN ĐỀ 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất A.

Câu 2. Oxi hóa hoàn toàn 0,67 gam β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5 gam kết  tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong phân tử β-caroten.

Câu 3. Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:

a, Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.

b, Thể tích hơi của 3,3 gam chất X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện).

Câu 4. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Lập công thức phân tử của limonen.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của chất A.

Câu 6. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C=81,08%; %H=8,1%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của anetol.

Câu 7. Hợp chất X có % khối lượng C, H và O lần lượt là 54,54%, 8,1% và 36,36%. Khối lượng phân tử của X là 88g/mol. Lập công thức phân tử của X.

Câu 8. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro là 31. Xác định công thức phân tử của Z.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ (A) thu được 5,28 gam CO2, 0,9 gam H2O và 224ml N2 (đo đktc). Tỉ khối hơi của (A) so với không khí là 4, 24. Xác định công thức phân tử của (A).

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm 2018 (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?