TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 (CÓ ĐÁP ÁN)
Câu 1: Để xác định sự có mặt của cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O?
A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4.
B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan.
C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4.
D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan.
Câu 2: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH4. B. CaC2. C. CCl4. D. CaCO3.
Câu 3: Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH3OH ?
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. C2H5CHO.
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của C2H5OH ?
A. CH3CHO. B. C2H5CHO. C. CH3OCH3. D. CH3OH.
Câu 5: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C5H12
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của chất có công thức phân tử C4H8 là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 7: Số đồng phân hình học của anken có công thức phân tử C4H8 là
A. 3. B. 2. C. 4 . D. 5.
Câu 8: Số đồng phân của anken có công thức phân tử C5H10 là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 9: Hợp chất sau: CH3CH2Cl có tên gốc chức là
A. etyl clorua. B. Cloeten. C. vinyl clorua. D. clovinyl.
Câu 10: Anken CH3C(CH3)2CH2C(C2H5)=CHCH3 theo danh pháp thay thế có tên là
A. 3 – etyl – 5,5 – dimetylhex – 2 – en.
B. 4 – etyl – 2,2 – dimetylhex – 4 – en.
C. 3 – etyl – 5,5 – dimetylhex – 3 – en.
D. 3,3,5,5 – tetrametylhex – 2 – en.
Câu 12: Cho ankan có CTCT CH3-CH(C2H5)CH2CH(CH3)CH3
Tên gọi của ankan trên là
A. 2-etyl-4-metylpentan.
B. 3,5-đimetylhexan.
C. 4-etyl-2-metylpentan.
D. 2,4-đimetylhexan.
Câu 13: Chất X có CTCT: CH3-CH(C2H5)-CH(Cl)-CH3. Tên của chất X là
A. 3-etyl-2-clobutan.
B. 2-clo-3-metylpentan.
C. 3-clo-2-metylpentan.
D. 3-metyl-2-clopentan.
Câu 14: Đối với ankan từ cacbon thứ mấy trở đi mới có đồng phân cấu tạo?
A. Từ C3. B. Từ C4. C. Từ C5. D. Từ C6.
Câu 15: Nhận xét đúng khi nói về tính tan của etan trong nước là
A. Không tan. B. Tan ít. C. Tan. D. Tan nhiều.
Câu 16:Trong bật lửa gas có chứa các ankan
A. C3H8 và C4H10
B. C5H12 và C6H14
C. từ C6H14 đến C10H22
D. từ C10H22 đến C16H34
Câu 17: Cho các chất sau: Cl2 (as), dd Br2, H2 (Ni,t0), dd HBr, KMnO4 (t0 thường), O2 (t0). Số chất mà butan có thể tác dụng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Cho C6H14 (mạch nhánh) t/d với clo (as) theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ thu được 3 dẫn xuất chứa clo. CTCT của C6H14 là
A. CH3-CH2-CH2-CH2CH2-CH3.
B. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3.
C. CH3-C(CH3)2-CH2-CH3.
D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3.
Câu 19: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A . 1-brom-2-metylbutan
B. 2-brom-2metylbutan.
C. 2-brom-3-metylbutan.
D. 1-brom-3-metylbutan.
Câu 20: Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng của các nguyên tố như sau: 24,24%C, 4,04 %H, 71,72%Cl. Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
A. CH2Cl. B. CH16Cl2. C. C2H4Cl2. D. C2H2Cl2.
Câu 21: Limonen là môt chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonem được cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235 về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonem so với không khí gần bằng 4,690. Công thức phân tử của limonem là
A. C5H10. B. C5H8. C. C10H22. D. C10H16.
...
Trên đây là phần trích dẫn Trắc nghiệm ôn tập HK1 môn Hóa học 11 có đáp án, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!