CÂU HỎI NHẬN BIẾT TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1. Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chẩt dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 2. Ớ động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức
A. tiêu hoá nội bào. B. tiêu hoá ngoại bào.
C. tiêu hoá ngoại bào và nội bào D. túi tiêu hoá.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở
A. thực quản. B. đạ dày. C. một non. D. ruột già.
Câu 4. Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
A. Protein. B. Tinh bột chín. C. Lipit. D. Tinh bột sống.
Câu 5. Ớ các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
A. Thực quản. B. Tuyến nước bọt.
C. Khoang miệng. D. Dạ dày
Câu 6. Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Trâu, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, ẽhuột, trâu,
C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
Câu 7. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. c. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế.
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn.
C. Răng nanh phát triển. D. Manh tràng phát triển.
Câu 9. Khi nói về tiêu hoá nội bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là quá trình tiêu hoá hoá học ở trong tế bào và ngoài tế bào.
B. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá.
C. Đây là quá trình tiêu hoá hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim.
D. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá và túi tiêu hoá.
Câu 10. Khi nói về tiêu hoá ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá.
B. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
C. Quá trình tiêu hoá thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học.
D. Quá trình tiêu hoá có sự tham gia của các enzim.
Câu 11. Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A. Miệng. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già. '
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của động vật ăn thịt?
A. Răng nanh nhọn, dài. B. Dạ dày đơn hoặc kép tuỳ loài,
C. Ruột non thường ngắn. D. Ruột tịt không phát triển.
Câu 13. Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật nhai lại là những động vật có dạ dày kép.
B. Trâu, bò, dê, cừu là những động vật nhai lại.
C. Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại.
D. Động vật nhai lại đều có khoang chứa cỏ.
Câu 14. Ở cơ quan tiêu hóa của người, cấu trúc nào sau đây có ba lớp cơ là cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo?
A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.
Câu 15. Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bột được biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?
A. Amylaza. B. Maltaza. C. Saccaraza. D. Lactaza.
Câu 16. Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây ?
A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hó% học.
B. Ở dạ dày có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ hợ&
C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa hộc.
D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 17. Đặc điếm nào dưới đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt?
A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.
B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt,
C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.
D. Chỉ nuốt thức ăn.
Câu 18. Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột.
B. làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
D. tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
Câu 19. Trong những cơ quan của hệ tiêu hóa ở người sau đây, cắt bỏ cơ quan nào sau đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa?
A. Dạ dày. B. Túi mật. C. Tụy. D. Ruột già.
Câu 20. Trong mề gà (dạ dày cơ của gà) thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nhỏ này là
A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà.
B. tăng hiệu quả tiêu hoá hoá học.
C. tăng hiệu quả tiêu hoá cơ học.
D. giảm hiệu quả tiêu hoá hoá học.
Câu 21. Trâu, bò chỉ ăn cỏ nhưng trong máu của các loài động vật này có hàm lượng axit amin rất cao. Nguyên nhân là vì
A. trâu, bò có dạ dày 4 túi nên tổng hợp tất cả các axit amin cho riêng mình.
B. trong dạ dày trâu, bò có vi sinh vật chuyển hoá đường thành axit amin vàprôtêin.
C. cỏ có hàm lượng prôtêin vàaxit amin rất cao.
D. một của trâu, bò không hấp thụ axit amin.
Câu 22. Khi nói về sự tiến hóa của hoạt động tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp, chức năng ngày càng chuyên hoá.
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng đơn giản, tính chuyên hoá ngày càng giảm.
- Hình thức tiêu hóa tiến hóa từ tiêu hoá nội bào đến tiêu hoá ngoại bào.
- Một số cơ quan, bộ phận ngày càng tiêu gỉảm như cá có răng còn chim không có răng, manh tràng ở người bị tiêu giảm.
A. 4. B.3. C. 2. D. 1.
Câu 23. Khi nói về sự tiêu hóa xenlulôzơ trong ống tiêu hM của động vậí nhai lại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xenlulôzơ không được tiêu hoá nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
B. Xenlulôzơ được nước bọt thuỷ phân thành các thành phần đơn giản.
C. Xenỉuiôzơ được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày và manh tràng.
D. Xenlulôzơ được tiêu hoá hoá học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hoá.
Câu 24. Trong các tuyến sau đây của cơ thể người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa?
(1) Tuyến nước bọt. (2) Tuyến tụy. (3) Tuyến gan.
(4) Tuyến giáp. (5) Tuyến một. (6) Tuyến yên.
A.2. B.3. C. 4. D.6.
Câu 25. Trong dịch vị của dạ dày ở người, có loại enzim tiêu hóa các chất nào sau đây?
A. Enzim tiêu hóa prôtêin. B. Enzim tiêu hóa gluxit.
C. Enzim tiêu hóa lipit. D. Enzim tiêu hóa prôtêin, gluxit và lipit
Câu 26. Có bao nhiêu loại dịch tiêu hóa sau đây có đầy đủ các enzim tiêu hóa prôtêin, tiêu hóa gluxit, tiêu hóa lipit?
- Dịch tụy. (2) Dịch mật. (3) Dịch một. (4) Dịch vị.
A. 4. B.3. C. 2. D.I.
Câu 27. Khi nói về ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dịch tiêu hóa được hòa loãng làm enzim dễ phân tán tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
B. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
C. Ong tiêu hóa được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa vê chức năng.
D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và cơ học.
{-- Từ câu 28 - 41 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 mức độ nhận biết vui lòng xem tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi nhận biết tiêu hóa ở động vật để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!