BÀI TẬP TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT CÓ ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu l. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
A. nước. C. các hợp chất hữu cơ tổng họp ở rễ.
B. các ion khoáng. D. nước và các ion khoáng.
Câu 2. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. toàn bộ bề mặt cơ thể. B.lông hút của rễ.
C. chóp rễ. D.khí khổng.
Cầu 3. Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. qua lông hút rễ B. qua lá
C. qua thân D. qua bề mặt cơ thể
Câu 4. Loại mạch dẫn nào sau đây Làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
A. Quản bào và mạch gỗ. C. Mạch gỗ và tế bào kèm.
B. Mạch ống và quản bào. D. Ống rây và mạch gỗ.
Câu 5. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Các quản bào và ống rây. C. Ống rây và mạch gỗ.
B. Mạch gỗ và tế bào kèm. D. ống rây và tế bào kèm.
Câu 6. Ồng rây có đặc điểm
A. tế bào có thành thứ cấp, thoái hoá nhân, nhiều tấm rây.
B. tế bào có thành sơ cấp, không bào nằm ở trang tâm, có một nhân.
C. tế bào có thành sơ cấp, có lỗ viền, có một nhân.
D. tế bào có thành sơ cấp, nhiều tấm rây, nhân và không bào bị thoái hoá.
Câu 7. Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?
A. Tinh bột. B. Prôtêin. C. Sacarôzơ. D. ATP.
Câu 8. Đai caspari có vai trò:
A. cố định nitơ. B. vận chuyển nước và muối khoáng.
C. tạo áp suất rễ. D. kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Câu 9. Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào mạch rây ở rễ.
C. Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì.
Câu 10. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?
A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
Câu 11. Thành phần dịch mạch rây thường chủ yếu gồm các chất nào sau đây?
A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu.
B. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.
D. Chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 - 8,5.
Câu 12. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.
D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 13. Trong các loại tế bào sau đây, tế bào nào có lục lạp để quang hợp?
ATế bào lông hút. B. Tế bào hỉnh hạt đậu.
C. Tế bào thân. D. Biểu bì lá.
Câu 14. Nước liên kết có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
B. Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hơi nước.
C. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
D. Đảm bảo độ bền vững của hệ keo trong chất nguyên sinh.
Câu 15. Trong các trường hợp sau đây, trường họp nào sẽ tạo ra phản ứng đóng quang chủ động?
A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.
B. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
C. Lượng axit abxixic trong lá giảm.
D. Cây ở ngoài ánh sáng và thiếu nước.
Câu 16. Sự mở khí khổng có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên.
B. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp.
C. Để khí oxi khuếch tán từ lá đi ra không khí.
D. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.
Câu 17. Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sẳp xếp từ lớn đến nhỏ theo thứ tự là
A. Bèo hoa dâu, rong đuôi chó, bí ngô, sú vẹt.
B. Bèo hoa dâu, bí ngô, rong đuôi chó, sú vẹt.
C. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, bí ngô, sú vẹt.
D. Sú vẹt, bí ngô, bèo hoa dâu, rong đuôi chó.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
B. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ.
C. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.
D. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
Câu 19. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
A. Mạch rây. B. Tế bào chất.
C. Mạch gỗ. D. Cả mạch gỗ và mạch rây.
Câu 20. Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì
A. các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn.
B. các phân tử H2O có tính phân cực.
C. các phân tứ H2O có độ nhớt cao.
D. các phân tử H2O có độ nhớt thấp.
Câu 21. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?
A. Khí khổng. B. Tế bào nội bì.
C. Tế bào lông hút. D Tế bào nhu mô vỏ.
Câu 22. Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?
A. Lực hút do thoát hơi nước của lá.
B. Lực đấy của áp suất rễ.
C. Lực di chuyến của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.
Câu 23. Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ
A. quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp.
B. sự chênh lệch áp suât thâm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
C. lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của rễ.
D. lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước.
Câu 24. Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước.
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. Áp suất rễ.
Câu 25. Lực đóng vai trò chính cho quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá lả lực nào sau đây?
A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 26. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét.
D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây.
Câu 27. Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?
A. Các khí khổng của lá. B. Các tế bào biểu bì lá.
C. Các tế bào gân lá. D. Các tế bào mô dậu.
Câu 28. Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
- Thành tế bào dàv.
- Không thấm cutin.
- Có không bào nằm ở trung tâm lớn.
- Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.
- Là tế bào biểu bì ở rễ.
- Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.
A.2. B. 3. C.4. D.5.
Câu 29. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?
(1) Hiện tượng rỉ nhựa. (2) Hiện tượng ứ giọt.
(3) Hiện tượng thoát hơi nước. (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.
A.2. B. 3. C. 1. D.4.
Câu 30. Khi vận chuyển trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau thành một dòng liên tục là nhờ
A. lực đẩy của rễ. B. nước có tính phân cực.
C. lực hút của lá. D. nước bám vào thành mạch dẫn.
Câu 31. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 32. Trong cùng một cây, địch tế bào biểu bì rễ thường có áp suất thẫm thấu cao hơn so với dung dịch đất. Có bao nhiêu nguyên nhân sau sau đây đúng?
- Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút nước từ rễ.
- Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu.
- Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan có trong tế bào chất của rễ.
- Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 33. Những yếu tố nào sau đây của môi trường ảnh hưởng tới quá trình hút nước và 1011 khoáng của rễ cây?
A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí.
B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất.
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí, hàm lượng CO2 trong đất, độ pH của đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2 trong đất, độ thoáng khí trong đất.
Câu 34. Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
- Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
- Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo một chiều từ lá xuống rễ.
- Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở lá sẽ dự trữ ở củ hoặc ở quả.
- Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
A. 1. B.4. C.3. D.2.
Câu 36. Động lực đẩy dòng chất hữu cơ từ ỉá theo mạch rây xuống thân và xuống rễ là nhờ:
A. Cơ quan nguồn (lá) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ.
B. Lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây.
C. Chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan dự trữ.
Câu 37. Sự trao dổi nước giữa cây xanh với môi trường gồm bao nhiêu quá trình sau đây?
(1) Thoát hơi nước. (2) Vận chuyển nước.
(3) Hút nước. (4) Sử dụng nước cho các phản ứng của cơ thể.
A. 1. B.2. C.4. D. 3.
Câu 38. Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng,
B. Tưới nước cho cây.
C. Bón phân đạm cho cây với nồng độ thích hợp.
D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Câu 39. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên trong lá.
B. Giảm sự thoát hơi nước của cây.
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.
D. Tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá.
B. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già.
C. Lá già thường có lớp cutin dày hơn lá non.
D. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn so với lá già.
Câu 41. Có bao nhiêu loại tế bào biểu bì sau đây có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi nước của cây?
- Biểu bì thân có thấm cutin dày.
- Biểu bì lá biến thành tế bào bảo vệ khí khổng.
- Tế bào mạch gỗ.
- Biểu bì rễ biến thành lông hút.
- Tế bào gân lá.
A.5. B.4. C.2. D. 1.
Câu 42. Trong các nguyên nhân sau đây, đâu là nguyên nhân chính làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao?
A. Các ion khoáng gây độc đối với cây.
B. Hàm lượng oxi trong đất thấp.
C. Thế nước của đất thấp.
D. Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởng bình thường.
Câu 43. Trong nghề trồng lúa nước, việc việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơii so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì:
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 44. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
A. Độ ẩm không khí ở mức trung bình, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 45. Cơ chế đóng mở khí khổng là do
A. sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài cửa tế bào khí khống.
B. sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.
C. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định.
D. hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên sức trương nước khác nhau.
Câu 46. Ở các lá già, nước chủ yếu được thoát qua khí khổng vì lá gỉà có
A. khí khổng lớn.
B. tế bào biểu bì được thấm cutin rất dày.
C. số lượng khí khổng nhiều.
D. tế bào khí khổng được thấm cutin rất dày.
Câu 47. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây?
- Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
- Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ.
- Tạo điều kiện cho CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp
- Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
A. 1. B.2. C.3. D.4.
Câu 48. Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường. Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở cây này có sức trương nước giảm?
A. Đưa cây vào trong tối. B. Tưới nhiều nước cho cây.
C. Đưa cây vào phòng lạnh. D. Phun axit abxixíc lên lá của cây.
Câu 49. Te bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước chủ động bằng cách nào sau đây?
A. Tạo ra áp suất thẩm thấu lớn để nước thẩm thấu từ đất vào rễ.
B. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza.
C. Vận chuyển theo con đường ẩm bào.
D. Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.
Câu 50. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở trong cùng một cây, lông hút là cơ quan có thế nước caò nhất.
B. Nước và tất cả các chất khoáng khi đi vào mạch dẫn đều qua tế bào nội bì.
C. Đưa cây vào phòng lạnh thì sức trương nước của tế bào thịt lá giảm.
D. Rễ cây hút nước chủ động bằng cách vận chuyển nước ngược chiều nồng độ.
Câu 51. Trong các cơ quan sau đây của cây xanh, cơ quan nào có thế nước thấp nhất?
A. Các lông hút ở rễ. B. Các mạch gỗ ở thân.
C. Lá cây. D. Cành cây.
Câu 52. Có một cây cảnh được trồng trong chậu và được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng. Trong điều kiện nào sau đây, sức trương nước (T) của tế bào lá cây sẽ tăng lên?
A. Đưa cây vào trong tối. B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng.
C. Tưới nước cho cây. D. Bón phân cho cây.
Câu 53. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất?
A. Các mạch gỗ ở rễ. B. Các mạch gỗ ở thân.
C. Lá cây. D. Các mạch gỗ ở cành cây.
Câu 54. Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do
A. rễ hút quá nhiều chất khoáng.
B. rễ cây thiếu ôxi.
C. rễ hút quá nhiều nước.
D. hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ.
Câu 55. Tế bào thực vật được đặt trong môi trường có thế nước thấp hơn thế nước của tế bào thì tế bào thực vật này sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. mất nước và phồng lên. B. nhận nước và co nguyên sinh,
C. nhận nước và phồng lên. D. mất nước và co nguyên sinh.
Câu 56. Trong các vai trò sau nước liên kết có bao nhiêu vai trò?
- Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
- Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hơi nước.
- Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
- Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo.
A. 1. B. 2 C.3. D. 4
Câu 57. Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?
- Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.
- Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.
- Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.
- Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.
A. 1. B.2. C.3. D.4.
Câu 58. Trong những lí do sau, có bao nhiêu lí do làm cho nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột thường thấp hơn nhiệt độ không khí xung quanh 1-2 độ?
- Quả dưa chuột hấp thụ nhiệt tốt.
- Vì khối lượng quả dưa chuột lớn.
- Vỉ tỷ lệ diện tích thoát hơi nước so với thể tích của quả dưa chuột là rất lớn.
- Vì hàm lượng nước của quả dưa chuột rất cao, khả năng điều hòa nhiệt độ tốt và khả năng thoát hơi nước cao.
A. 1. B.2. C. 3. D.4.
Câu 59. Khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác, người ta cắt bỏ bớt lá nhằm mục đích nào sau đây?
A. Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.
B. Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.
D. Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.
D. Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.
Câu 60. Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây saỉ?
- Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con thành tế bào - gian bào.
- Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
- Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
- Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua lớp đai caspari của tế bào nội bì.
A. 2. B. 3. C. 1. D.4.
Câu 61. Trong các đặc điếm sau đây, rễ cây có bao nhiêu đặc điếm để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?
- Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.
- Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút.
- Phát triển hướng về nguồn nước.
- Có thể tiết ra mộí số chất để hoà tan các chất khó tan.
- Luôn tránh xa các chất hóa học.
A. 2. B. 3. C. 5. D.4.
Câu 62. Khi nói về áp suất rễ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Áp suất rễ là động lực của dòng mạch rây.
- Áp suất rễ tạo ra động lực phía dưới đẩy dòng nước theo mạch gỗ lên cao.
- Áp suất rễ tạo ra lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
- Áp suất rễ tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.
- Áp suất rễ cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ chất tan có trong tế bào lông hút.
A.5. B.4. C.3. D.2.
Câu 63. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khí khổng sẽ mở?
A. Nồng độ axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng lên.
B. Nồng độ K+ cao làm tăng thế nước của tế bào khí khổng.
C. CO2 trong các khoảng trống trong lá giảm.
D. Ion K+ khuyếch tán thụ động ra khỏi tế bào khí khổng.
Câu 64. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Khí khổng sẽ đóng lại khi tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
- Lượng A AB trong tế bào khí khổng tăng làm khí khổng đóng lại.
- Cây chịu mặn có nồng độ muối trong tế bào rễ thấp hơn cây bình thường giúp trung hòa muối của đất từ đó cây hút được nước.
- Khi đưa cây vào bóng tối khí khổng sẽ mở vì tốc độ thoát hơi nước qua lớp cutin giảm nên cây tăng tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng.
- Trên cùng một diện tích lá nếu có kích thước khí khổng lớn thì tốc độ thoát hơi nước sẽ lớn hon so với nhiều khí khổng có kích thước nhỏ.
A. 1. B.2. C.3. D.4.
Câu 65. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết có bao nhiêu vai trò sau đây?
- Giảm lượng dinh dưỡng và nước để nuôi các tế bào này.
- Giảm lực cản khi vận chuyển dòng mạch gỗ ngược chiều trọng lực.
- Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.
- Thành của các tế bào này dày giúp bảo vệ ống dẫn trước áp lực sinh ra do lực hút từ sự thoát hơi nước ở lá.
A.4. B.3. C. 1. D.2.
Câu 66. Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?
(1) Cây thoát hơi nước quá nhiều. (2) Rễ cây hút nước quá ít.
(3) Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước. (4) Cây thoát nước ít hơn hút nước.
A. 3. B.2. C. 4. D. 1.
{-- Từ câu 67 - 78 và lời giải chi tiết của tài liệu Bài tập trao đổi nước ở thực vật Sinh học 11 có đáp án và lời giải chi tiết vui lòng xem tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập trao đổi nước ở thực vật Sinh học 11 có đáp án và lời giải chi tiết để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!