TỔNG HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11
1. Có các nhận định sau khi nói về phản ứng của phenol với nước brom:
(1) Đây là phản ứng thế vào vòng benzen.
(2) Phản ứng tạo ra kết tủa màu trắng và khí H2.
(3) Kết tủa thu được chủ yếu là 2–bromphenol.
(4) Dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa làm giấy quì tím hóa đỏ. Những nhận định đúng là
A. 3, 4.
B. 1, 4.
C. 2, 3.
D. 1, 2.
2. Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng của benzen là
A. CmH2m – 4 (m ≥ 6).
B. CmH2m – 2 (m ≥ 6).
C. CmH2m – 6 (m ≥ 6).
D. CmH2m – 8 (m ≥ 6).
3. Cho các chất hữu cơ (trong phân tử có chứa vòng benzen) sau: HO-CH2-C6H4-CH2OH, CH3-C6H4-OH, HO-C6H4-OH, C6H5-CH2OH, C2H5-C6H3(OH)2. Số hợp chất thuộc loại phenol là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
4. Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là
A. C2H5OC2H5.
B. CH3COOH.
C. CH3CHO.
D. C2H4.
5. Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với brom, phản ứng cộng với hiđro (Ni, t0), phản ứng với AgNO3/NH3?
A. axetilen.
B. etan.
C. eten.
D. propan.
6. Muốn tách metan có lẫn etylen ta cho hỗn hợp khí lội qua:
A. H2O
B. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4
D. Dung dịch Br2
7. Khi cho ancol tác dụng với kim loại kiềm thấy có khí H2 bay ra. Phản ứng này chứng minh :
A. trong ancol có liên kết O-H bền vững.
B. trong ancol có O.
C. trong ancol có OH linh động.
D. trong ancol có H linh động.
8. Toluen có công thức phân tử
A. C6H5CH3
B. C6H5CH2Br
C. p- CH3C6H4CH3
D. C6H5CHBrCH3
9. Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH
A. CH3OH, C2H5OH, H2O
B. H2O,CH3OH, C2H5OH
C. CH3OH, H2O,C2H5OH
D. H2O, C2H5OH,CH3OH
10. Ancol no đơn chức mạch hở bậc một có công thức chung là:
A. CnH2n+1OH n >= 1
B. CnH2n-1 CH2OH n >= 2
C. CnH2n+1CH2OH n >= 0
D. CnH2n+2Oa a > n, n >=1
11. Dãy chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau:
A. C3H6, C4H6
B. CH3CH2OH ,CH3OH
C. H-OH,CH3OH
D. H-OH,CH3CH2OH
12. Nhận biết glixerol và propan-1-ol, có thể dùng thuốc thử là:
A. Cu(OH)2
B. Na
C. Dd NaOH
D. Kim loại Cu
13. Công thức chung: CnH2n-2 ( n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng:
A. Ankin
B. Ankadien
C. Cả ankin và ankadien.
D. Anken
14. Chất nào sau đây tan được trong nước:
A. C2H5OH
B. C6H5Cl
C. C3H8
D. C2H2
15. Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra caosu Buna
A. Buta-1,4 đien.
B. Buta-1,3-đien.
C. isopren.
D. Penta-1,3-đien
16. Ứng với công thức phân tử C5H12 có bao nhiêu ankan đồng phân của nhau?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
17. C8H10 có bao nhiêu đồng phân thơm:
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
18. Anken là :
A. Hidro cacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử.
B. Hidro cacbon không no, mạch hở.
C. Hidro cacbon không no, mạch hở, có 1 liên kết p trong phân tử.
D. A và C
19. Các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom trong nước ?
A. CHCH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH = CH2.
B. CHCH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH3.
C. CHCH, CH2 = CH2, CH2= CH – CH = CH2 , C6H5CH = CH2.
D. CHCH, CH2 = CH2, CH3 – CH3, C6H5CH = CH2.
20. Khi cho Toluen tác dụng với hơi Br2 tỉ lệ mol 1:1 (Fe,t0) người ta thu được sản phẩm ưu tiên:
A. 1 sản phẩm thế vào vị trí ortho
B. 1 sản phẩm thế vào vị trí para
C. 1 sản phẩm thế vào vị trí meta
D. Hỗn hợp 2 sản phẩm ; vào ortho và para
...
Trên đây là phần trích dẫn Tổng hợp một số câu hỏi ôn thi HK2 môn Hóa học 11, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!