Bộ câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Mong Thọ

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT MONG THỌ

 

1. Mức độ nhận biết, thông hiểu

Câu 1: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ba.              B. Mg, Ca, Ba.           

C. Na, K, Ca.              D. Li, Na, Mg.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ca, Ba.        B. Li, Na, K, Rb.        

C. Li, Na, K , Mg.       D. Na, K, Ca, Be.

Câu 3: Trong chu kì 3, từ Na đến Al, tính khử của kim loại và khả năng phản ứng với nước thay đổi như thế nào?

A. giảm dần, tăng dần.            B. tăng dần, giảm dần.

C. giảm dần, giảm dần.          D. tăng dần, tăng dần.

Câu 4: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe.              B. K.               C. Ba.              D. Na.

Câu 5: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A. Ca.              B. Sr.               C. Li.               D. Ag.

Câu 6: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. K, Na, Ca, Ba.                    B. Cu, Pb, Rb, Ag.     

C. Al, Hg, Cs, Sr.                    D. Fe, Zn, Li, Sn.

Câu 7: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là

A. 2.                B. 4.                C. 3.                D. 1.

Câu 8: Cho dãy các kim loại: Al, Na, Be, Mg, K, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng được với H2O ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ là

A. 2.                B. 4.                C. 3.                D. 5.

Câu 9: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH?

A. Zn.              B. Al.              C. Na              D. Mg.

Câu 10: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch?

A. NaCl và Ba(NO3)2.             B. AlCl3 và CuSO4.

C. Na2CO3 và KOH.              D. NaOH và NaHCO3.

Câu 11: Hai kim loại có đặc điểm sau: (1) nổ khi tiếp xúc với axit; (2) khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Hai kim loại lần lượt là

A. Na và Fe.    B. Cr và Al.     C. Na và Al.    D. Cr và Fe.

Câu 12: Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. 2NaHCO3 → Na2O + 2CO2↑  + H2O.

B. NaHCO3 +  NaOH→ Na2CO3 +  H2O.

C. 2Li + 2HCl → 2LiCl  +  H2↑. 

D. 2Mg + O2 → 2MgO.

Câu 13: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. Cu(OH)2 → CuO + H2O.                    B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.

C. CaCO3  → CaO + CO2.                       D. NaHCO3  → NaOH + CO2.

Câu 14: Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng?

A. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.            

B. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2.

C. H2 + MgO → Mg + H2O.                 

D. Fe(OH)2 + 2HNO3→ Fe(NO3)2 + 2H2O.

Câu 15: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3 →CaO + CO2.          

B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.

C. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O. 

D. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra?

A. Cho dung dịch HCl vào CaCO3.

B. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3.

C. Cho Na kim loại vào nước.                                   

D. Đổ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.

Câu 17: Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là

A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.    B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.          D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại?

A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.         

B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.

C. Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.      

D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho kim loại Na vào dung dịch BaCl2.    

B. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.

Câu 20: Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn?

A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

B. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.

C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.

D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 60: Trong các phát biểu sau:

(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 61: Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(b) Hợp kim natri – kali dùng làm chất trao đổi năng lượng trong lò phản ứng hạt nhân.

(c) Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.

(d) Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên tan được trong dung dịch NaOH.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                            B. 3.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 62: Có các phát biểu sau:

(a) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.

(b) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.

(c) Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính oxi hóa yếu.

(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.

(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dich AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.

Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là

A. 2.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 63: Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O ở điều kiện thường là

A. 4.                            B. 2.                            C. 1.                            D. 3.

Câu 64: Cho dãy các chất: NaHCO3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, FeCl3, AlCl3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 65: Cho các chất: CaCO3, Cu, Fe3O4, NaHCO3, CuS. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là

A. 2.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 66: Cho các chất: NH4HCO3, NaOH, AgNO3, Cu, FeO, CaCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 5.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 6.

Câu 67: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl  là

A. 2.                           B. 4.                            C. 1.                              D. 3.

Câu 68: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 và Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là 

A. 2.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 69:  Cho các chất Al, AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 6.

Câu 70: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 4.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 71: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 72: Trong các kim loại sau : Fe, Ni, Cu, Zn, Na, Ba, Ag, Al. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

2. Mức độ vận dụng

Câu 73: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO(loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit? 

A. 3.                        B. 2.                          C. 1.                                   D. 4.

Câu 74: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

A. KMnO4, NaNO3.                                       B. Cu(NO3)2, NaNO3.

C. CaCO3, NaNO3.                                        D. NaNO3, KNO3.

Câu 75: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là

A. KHS.                      B. NaHSO4.                C. NaHS.                    D. KHSO3.

Câu 76: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X, thấy pH của dung dịch tăng dần. Điện phân dung dịch Y, thấy pH của dung dịch giảm dần. X và Y là dung dịch nào sau đây?

A. X là BaCl2, Y là AgNO3.                           B. X là CuCl2, Y là AgNO3

C. X là BaCl2, Y là CuCl2.                             D. X là CuCl2, Y là NaCl.

Câu 77: Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là:

A. NaAlO2.                                                     B. NaOH và Ba(OH)2.

C. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2.                             D. NaOH và NaAlO2.

Câu 78: Có ba mẫu hợp kim cùng khối lượng: Al - Cu, Cu - Ag, Mg - Al. D̀ùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 mẫu hợp kim trên?

A. KOH.                                  B. HCl.                        C. HNO3.                                D. H2SO4 đặc nguội. 

Câu 79:  Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và  Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan trong nước là

A. 3.                                        B. 5.                            C. 4.                                        D. 2.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Mong Thọ. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?