BỘ 90 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
Câu 1: Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. Tính oxi hóa
B. Tính khử
C. Tính dẫn điện
D. Tính dẻo
Câu 2: Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Số kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. photpho.
B. kali.
C. cacbon.
D. nitơ.
Câu 4: Kim loại nào sau đây phổ biến nhất trong vỏ trái đất?
A. Ag.
B. Al.
C. Cr.
D. Fe.
Câu 5: Hợp chất Al(OH)3 không tan được trong dd nào sau đây?
A. NaOH.
B. BaCl2.
C. HCl.
D. Ba(OH)2.
Câu 6: Hyđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Fe(OH)3.
B. Cr(OH)3.
C. Fe(OH)2.
D. Cr2O3.
Câu 7: Cho các chất: NaHCO3, Fe, Al, Al2O3. Dãy chất tác dụng được với dd NaOH là:
A. Fe, Al , NaHCO3,
B. NaHCO3, Al, Al2O3
C. Al, Fe, Al2O3
D. NaHCO3, Al, Fe
Câu 8: Dãy các chất đều tác dụng được với dd Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2, KNO3.
C. HNO3, NaCl, Na2SO4.
D. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Hòa tan hh gồm Cu và Fe2O3(cùng số mol) vào dd HCl loãng dư.
2. Cho KHS vào dd KHSO4vừa đủ.
3. Cho Al2O3 td với dd NaOH dư.
4. Hòa tan Fe3O4 vào dd H2SO4 dư.
5. Cho hh bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.
Sau khi kết thúc các pư, số thí nghiệm luôn thu được hai muối là
A.4.
B.1.
C.3.
D.2.
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dd H2SO4 đặc nóng, dư.
(c) Sục khí CO2 vào dd Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dd KHSO4 vào dd NaHCO3.
(e) Cho dd Fe(NO3)2 vào dd HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dd H2SO4 loãng.
(f) Điện phân dung dịch CuSO4
(h) Dẫn khí NH3 qua dd AlCl3
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dd Ba(HCO3)2 vào dd KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dd Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
(e) Các peptit đều có pư màu biure.
(f)Thủy phân tristearin trong môi trường bazơ gọi là pư xà phòng hóa.
(g) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng thu được α- amino axit.
(h) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(i) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. Số phát biểu sai là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(h) Cho Cr vào dd HNO3 đặc nguội.
(g) Cho đồng kim loại vào dd HNO3 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 3.
Câu 13 Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O?
A. K.
B. Ba.
C. Na.
D. Cu.
Câu 14: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Fe, Cu, Pb.
B. Fe, Cu, Ba.
C. Na, Fe, Cu.
D. Ca, Al, Fe.
Câu 15: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. K.
Câu 16: Al2O3 không tan được trong dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. HCl.
B. NaCl.
C. Ba(OH)2.
D. HNO3.
Câu 17: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Na2CO3.
B. NaCl.
C. HCl.
D. BaCl2.
Câu 18: nào sau đây là thành phần chính của quặng hematite nâu
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeCO3.
D. Fe2O3. nH2O
Câu 19: Cho dung dịch Na2S vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu đen. Chất X là
A. BaCl2.
B. NaNO3.
C. Ca(NO3)2.
D. FeCl2.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + S2- → H2S?
A. NaHS + HCl → NaCl + H2S.
B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
C. Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S.
D. BaS + H2SO4→ BaSO4 + H2S.
Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.
(c) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 22: Cho các chất sau: Cr2O3, Fe, Cr(OH)3, CrO3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loãng và HCl loãng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Cho 300ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 1M và NaOH 1,5M vào 150ml dung dịch chứa đồng thời AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 52,425.
B. 81,600.
C. 64,125.
D. 75,825.
Câu 24: Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là
A. Fe.
B. Mg.
C. Zn.
D. Pb
Câu 25: Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch X chứa đồng thời x mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là
A. 0,15.
B. 0,28.
C. 0,14.
D. 0,30.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 26 đến câu 75 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 75. Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). X là
A. Na2SO4.
B. NaNO3.
C. Na2CO3.
D. NaCl.
Câu 76. Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
Câu 77. Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa có màu
A. nâu đen.
B. trắng.
C. xanh thẫm.
D. trắng xanh.
Câu 78. Ở điều kiện thường, nhôm bị bốc cháy khi tiếp xúc với
A. khí O2.
B. H2O.
C. khí Cl2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 79. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. AlCl3.
B. Al2(SO4)3.
C. NaAlO2.
D. Al2O3.
Câu 80. Kim loại crom tan được trong dung dịch
A. HNO3 (đặc, nguội).
B. H2SO4 (đặc, nguội).
C. HCl (nóng).
D. NaOH (loãng).
Câu 81. Đốt cháy photpho trong khí oxi dư thu được sản phẩm chính là
A. P2O3.
B. PCl3.
C. P2O5.
D. P2O.
Câu 82. Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%.
B. 49,6%.
C. 27,0%.
D. 48,6%.
Câu 83. Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 14.
B. 18.
C. 22.
D. 16.
Câu 84. Muối nào sau đây là muối axit?
A. NaHCO3.
B. BaCl2.
C. K2SO4.
D. (NH4)2CO3.
Câu 85. Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 86. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Hoà tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư.
(f) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeCl2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được chứa một muối tan là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 87. Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất Fe(NO3)2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(b) Dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng được với dung dịch HCl đặc.
(c) Corinđon có chứa Al2O3 ở dạng khan.
(d) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.
(e) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 88. Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
- X đều không phản ứng với dung dịch HCl và HNO3.
X là dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3.
B. MgCl2.
C. KOH.
D. Ba(HCO3)2.
Câu 89. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Giả sử các khí sinh ra không hoà tan trong nước. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
A. 61,70%.
B. 44,61%.
C. 34,93%.
D. 50,63%.
Câu 90. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:
Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) CaSO3 + HCl → CaCl2 + SO2 + H2O
(2) CuO + CO → Cu + CO2
(3) C + Fe3O4 → Fe + CO2
(4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
Số phản ứng thoả mãn thí nghiệm trên là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 90 câu trắc nghiệm chuyên đề đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Chuyên Lê Khiết. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.