BỘ 50 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BẮC NHO QUAN
Câu 1: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 2: Glucozơ có công thức phân tử là
A. C6H10O5. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C5H10O5.
Câu 3: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 5: Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Saccarozơ. B. Axetilen. C. Andehit fomic. D. Glucozơ.
Câu 6: Số nhóm hiđroxit (OH) trong phân tử glucozơ là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 7: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu
A. đỏ. B. xanh tím. C. nâu đỏ. D. hồng.
Câu 8: Saccarozơ không tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Thủy phân với xúc tác enzim.
B. Thủy phân nhờ xúc tác axit.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
D. Tráng bạc.
Câu 9: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. axit axetic. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. ancol etylic.
Câu 10: Fructozơ không phản ứng với
A. nước brom. B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2/Ni (đun nóng). D. Cu(OH)2.
Câu 11: Glucozơ không có tính chất nào?
A. Tính chất của nhóm anđehit. B. Tham gia phản ứng thủy phân.
C. Tính chất của ancol đa chức. D. Lên men tạo ancol etylic.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
D. Cho iot vào hồ tinh bột xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Sản xuất rượu etylic. B. Tráng gương, tráng ruột phích.
C. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. D. Thuốc tăng lực trong y tế.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. Glucozơ, saccarozơ và fructozơ. B. Fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
C. Glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. D. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Câu 16: Cho các tính chất sau: (1) dạng sợi; (2) tan trong nước; (3) tan trong dung dịch Svayde; (4) tác dụng với dung dịch HNO3 /H2SO4 ; (5) tráng bạc; (6) thủy phân. Xenlulozơ có các tính chất là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (3), (4), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).
Câu 17: Cho các dãy chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 18: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:
A. Glucozơ, glixerol, natri axetat. B. Glucozơ, glixerol, axit axetic.
C. Glucozơ, anđehit fomic, kali axetat. D. Glucozơ, glixerol, ancol etylic.
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được chất X. Cho X phản ứng với khí H2 (Ni, ) thu được hợp chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:
A. Glucozơ, sobitol. B. Glucozơ, fructozơ. C. Glucozơ, etanol. D. Glucozơ, saccarozơ.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 21: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
C. đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
D. đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
Câu 22: Cacbohiđrat X có đặc điểm:
Bị thủy phân trong môi trường axit.
Thuộc loại polisaccarit.
Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ.
Cacbohiđrat X là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ và tinh bột đều chỉ thu được glucozơ.
(b) Saccarozơ và xenlulozơ đều thuộc loại đisaccarit.
(c) Người ta dùng dung dịch brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(d) Glucozơ khử hiđro thu được axit gluconic.
(e) Xenlulozơ axetat là thuốc súng không khói.
(f) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có ba nhóm OH.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức hóa học của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3] .
(b) Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit.
(c) Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi hai gốc glucozơ.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Xenlulozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 50 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bắc Nho Quan, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc24.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
- Kỹ thuật giải bài toán Cacbohydrat môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Đề cương ôn tập Chương II môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao!