BỘ 80 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP ĐẦU NĂM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020-2021 TRƯỜNG THPT BẢO LỘC
Câu 1: cho 3,42 gam nhôm sunfat tác dụng với 25ml dung dịch KOH thu được 0,78 gam kết tủa. nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 2,8M
B. 1M
C. 1,2M
D. 1,4M
Câu 2: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 đ, NH4NO3, CuBr2. số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 3: nhôm không tan trong các chất nào sau đây
A. NH3
B. HCl
C. H2SO4
D. HNO3
Câu 4: Hãy chọn phương pháp đúng để điều chế kim loại Ca
A. Điện phân nóng chảy CaCl2
B. Khử CaO bằng H2 ở nhiệt độ cao
C. Nhiệt phân CaCO3 ở nhiệt độ cao
D. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
Câu 5: Dãy các chất tác dụng với HCl là
A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS
B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3
C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4
D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3
Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu
A. NaCl
B. Na2CO3
C. H2SO4
D. HCl
Câu 7: hòa tan 8,1 gam kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO. Kim loại X là
A. Fe
B. Ca
C. Mg
D. Al
Câu 8: Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. giá trị của m là
A. 9,85
B. 15,2
C. 19,7
D. 20,4
Câu 9: Hòa tan hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối
A. 12,78
B. 16,5
C. 10,33
D. 10,9
Câu 10: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na2S và AgNO3
B. NaHSO4 và BaCl2
C. NaHCO3 và CaCl2
D. AlCl3 và NH3
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 12: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Ag.
Câu 13: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 14: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16.
B. 5,04.
C. 4,32.
D. 2,88.
Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn.
B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg.
D. Hg, Na, Ca
Câu 16: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,44.
B. 47,4.
C. 30,18.
D. 12,96
Câu 17: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Ag+
B. Ag, Cu2+.
C. Ag, Fe3+.
D. Zn, Cu2+.
Câu 18: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 4,48.
C. 5,60.
D. 3,36.
Câu 20: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 21: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 22: Nung 96,6g hỗn hợp gồm Al và một oxit Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn, cho chất rắn đó tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l khí. Mặt khác, nếu hòa tan chất rắn đó bằng dung dịch HCl dư thì thu được 26,88l khí. Công thức của oxit sắt là.
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Chưa xác định
Câu 23: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 1,344l H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
A. 100%
B.85%
C. 80%
D. 75%
Câu 24: Một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 có khối lượng 26,8g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau.
- 1/2A tác dụng với NaOH tạo ra khí.
- 1/2A còn lại tác dụng với HCl dư thu được 5,6l khí H2
Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
A. 5,4g và 11,4g.
B. 10,8g và 16g
C. 2,7g và 14,1g
D. 7,1g và 9,7g
Câu 25: cấu hình elecron nào dưới đây viết đúng?
A. 26Fe [Ar] 4s13d7
B. 26Fe [Ar] 4s13d4
C. 26Fe2+ [Ar] 3d44s2
D. 26Fe3+ [Ar] 3d5
Câu 26: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe
B. K
C. Na
D. Ca
Câu 27: kim loại M phản ứng được với: dd HCl, dd Cu(NO3)2, dd HNO3 đặc nguội. kim loại M là
A. Al
B. Zn
C. Fe
D. Ag
Câu 28: cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dd HNO3 loãng dư, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất. kim loại M là
A. Mg
B. Cu
C. Fe
D. Zn
Câu 29: hòa tan 1,84 hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất. số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,01 và 0,01
B. 0,02 và 0,03
C. 0,03 và 0,02
D. 0,03 và 0,03
Câu 30: Thêm dung dịch NaOH dư vào dd chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Tính khối lượng kết tủa thu được
A. 1,095
B. 1,35
C. 1,605
D. 13,05
--(Nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 65 vui lòng xrm tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 65: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit.
B. tính khử.
C. tính oxi hóa.
D. tính bazơ.
Câu 66: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe
A. [Ar] 4s23d6.
B. [Ar]3d64s2.
C. [Ar]3d8.
D. [Ar]3d74s1.
Câu 67: Hòa tan m gam Fe trong dd HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 2,24 lít khí H2 ( ở đktc). Giá trị của m là ?
A. 22,4g
B. 5,6g
C. 2,8g
D. 11,2g
Câu 68: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và Na3PO4.
B. Na2CO3 và Ca(OH)2.
C. Na2CO3 và HCl.
D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 69: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa.
B. nước.
C. phenol lỏng.
D. rượu etylic.
Câu 70: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6.
B. 1s22s2 2p6 3s1.
C. 1s22s2 2p6 3s2.
D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
Câu 71: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại
A. Bạc.
B. Đồng.
C. Nhôm.
D. Vàng.
Câu 72: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3.
B. Fe2(SO4)3.
C. Fe2O3.
D. FeSO4.
Câu 73: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe(NO3)3.
Câu 74: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Câu 75: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit.
B. quặng pirit.
C. quặng đôlômit.
D. quặng boxit.
Câu 76: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
B. Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2 .
C. Điện phân dung dịch CaCl2 .
D. Nhiệt phân CaCl2.
Câu 77: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. xiđerit.
B. hematit nâu.
C. hematit đỏ.
D. manhetit.
Câu 78: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ
A. Al và Cr.
B. Fe và Cr.
C. Mn và Cr.
D. Fe và Al.
Câu 79: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe.
B. Na.
C. K.
D. Ca.
Câu 80: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bộ 80 câu trắc nghiệm ôn tập đầu năm môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Bảo Lộc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !