BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020-2021 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
A. BÀI TẬP LÍ THUYẾT TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Glucozơ có công thức nào sau đây?
A. CH2OH-(CHOH)4-CHO
B. C6H12O6
C. C6(H2O)6
D. Cả 3 công thức trên.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của glucozơ:
A. Có 5 nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon kế cận.
B. Có khả năng tạo este có chứa 5 gốc axit.
C. Có mạch cacbon phân nhánh.
D. Có phản ứng tráng gương do có nhóm –CHO.
Câu 3. Cho các phản ứng:
(1): C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
(2): (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
(3): C6H12O6 → 2CH3CH(OH)COOH
(4): 6nCO2 + 6nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
Sắp xếp chúng theo thứ tự phản ứng thủy phân, phản ứng lên men ancol, lên men lactic, quang hợp:
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 1
C. 2, 1, 3, 4
D. 1, 3, 2, 4
Câu 4. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?
A. Fructozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 5. Glucozơ và fructozơ là
A. Disaccarit
B. Ancol và xetôn.
C. Đồng phân
D. Andehit và axit.
Câu 6. Dãy gồm các chất có thể cho phản ứng tráng gương là
A. andehit axetic, saccarozơ, glucozơ.
B. glucozơ, axit fomic, fructozơ.
C. glucozơ, saccarozơ, fructozơ.
D. fomanđehit, tinh bột, glucozơ.
Câu 7. Có thể nhận biết glucozơ bằng phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng tráng gương
B. Phản ứng với H2.
C. Đun nóng với Cu(OH)2
D. Cả A và C.
Câu 8. Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm?
A. 0,0001
B. 0,01
C. 0,1
D. 1
Câu 9. Cách phân biệt nào sau đây là đúng?
A. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và glucozơ ở nhiệt độ phòng sẽ thấy dung dịch glixerol hóa màu xanh còn dung dịch glucozơ thì không tạo thành dung dịch màu xanh.
B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol và saccarozơ, sau đó sục khí CO2 vào mỗi dung dịch, ở dung dịch nào có kết tủa trắng là saccarozơ, không là glixerol.
C. Để phân biệt dung dịch glucozơ và saccarozơ, ta cho chúng tráng gương, ở dung dịch nào có kết tủa sáng bóng là glucozơ.
D. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và saccarozơ, dung dịch nào tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt là glixerol.
Câu 10. Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm
A. CH3COOH, C2H3COOH.
B. C3H7OH, CH3CHO.
C. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2.
D. C3H5(OH)3, C12H22O11.
Câu 11. Những phản ứng nào sau đây có thể chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?
A. Phản ứng với Cu(OH)2.
B. Phản ứng với AgNO3/ ddNH3
C. Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ.
D. Phản ứng với Na.
Câu 12. Saccarozơ là loại hợp chất hữu cơ :
A. Tạp chức
B. Có thành phần nguyên tố gốm C, H, O
C. Không tham gia phản ứng tráng gương
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13. Khi thủy phân saccarozơ thì thu được :
A. Glucozơ
B. Glucozơ và fructozơ
C. Fructozơ
D. Ancol etylic
Câu 14. Đường saccarozơ có thể được điều chế từ :
A. Cây mía
B. Củ cải đường
C. Quả cây thốt nốt
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15. Saccarozơ là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử :
A. C12H22O11
B. (C6H10O5)n
C. C6H12O6
D. C11H22O12
Câu 16. Có 4 lọ mất nhãn (1), (2), (3), (4) chứa các dung dịch: etanal, glucozơ, etanol, saccarozơ. Biết rằng dung dịch (1), (2) tác dụng Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam, dung dịch (2), (4) tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. Vậy 4 dung dịch lần lượt theo thứ tự là :
A. Etanal (1), glucozơ (2), etanol (3), saccarozơ (4)
B. Saccarozơ (1), glucozơ (2), etanol (3), etanal (4)
C. Glucozơ (1), saccarozơ (2), etanol (3), etanal (4)
D. Saccarozơ (1), glucozơ (2), etanal (3), etanol (4)
Câu 17. Thủy phân X được sản phẩm gồm glucôzơ và fructôzơ. X là
A. Saccarozơ
B. Glucozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 18. Cho các chất: X.glucozơ; Y.fructozơ; Z.Saccarozơ; T.Xenlulozơ. Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3, t0 cho ra Ag là
A. Z, T
B. X, Z
C. Y, Z
D. X, Y
Câu 19. Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. Phản ứng với dung dịch NaCl.
B. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
C. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của Xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
Câu 21. Tinh bột và Xenlulozơ khác nhau ở chỗ nào?
A. Đặc trưng của phản ứng thuỷ phân .
B. Độ tan trong nước.
C. Về thành phần phân tử.
D. Về cấu trúc mạch phân tử.
Câu 22. Cho một số tính chất sau:
(1): Chất rắn
(2): Màu trắng
(3): Tan trong các dung môi hữu cơ
(4): Cấu trúc thẳng
(5): Khi thuỷ phân tạo thành glucôzơ
(6): Tham gia phản ứng este hoá với axit
(7): Dễ dàng điều chế từ dầu mỏ
Những tính chất đặc trưng của xenlulozơ là
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 1, 3, 5
C. 2, 4, 6, 7
D. Tất cả
Câu 23. Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:
A. Đều là polime thiên nhiên
B. Đều cho phản ứng thuỷ phân tạo thành glucozơ
C. Đều là thành phần chính của gạo, khô, khoai
D. A, B đều đúng
Câu 24. Thành phần của tinh bột gồm:
A. Glucozơ và fructozơ lien kết với nhau.
B. Nhiều gốc glucozơ lien kết với nhau.
C. Hỗn hợp 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
D. Saccarozơ và xenlulozơ liên kết với nhau.
Câu 25. Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilozơ các mắt xích α – glucozơ nối với nhau bằng liên kết
A. α–1,6–glicozit, là liên kết giữa nguyên tử C1 của mắt xích này với nguyên tử C6 của mắt xích kia.
B. α–1,4–glicozit, là liên kết giữa nguyên tử C1 của mắt xích này với nguyên tử O ở C4 của mắt xích kia.
C. α–1,4–glicozit, là liên kết giữa nguyên tử C1 của mắt xích này với nguyên tử C4 của mắt xích kia.
D. α–1,6–glicozit, là liên kết giữa nguyên tử C1 của mắt xích này với nguyên tử O ở C6 của mắt xích kia.
Câu 26. Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilopectin cũng do các mắt xích α – glucozơ nối với nhau chủ yếu bằng liên kết α – 1, 4 – glicozit. Tuy nhiên amilopectin có mạch phân nhánh, ở chỗ phân nhánh đó có thêm liên kết
A. α–1,6–glicozit nối liền nguyên tử C1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử O ở C6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác.
B. α–1,4–glicozit nối liền nguyên tử C1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử O ở C4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác.
C. α–1,4–glicozit nối liền nguyên tử C1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử C4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác.
D. α–1,6–glicozit nối liền nguyên tử C1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử C6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, glixerol, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni,to) cho poli ancol
C. Xenlulozơ luôn có 3 nhóm (-OH)
D. Glucozơ, fructozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 40: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau.
- Phần thứ nhất khuấy trong nước, lọc lấy dung dịch cho phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thấy tách ra 2,16g Ag.
- Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thấy tách ra 6,48g Ag.
Phần trăm glucozơ trong hỗn hợp A là
A.17,36%
B. 32,14%
C. 35,71%
D. 64,28%
Câu 41: Tại một nhà máy ancol, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn ancol etylic. Tính hiệu suất của quá trình sản xuất là
A. 26,41%.
B. 17,60%.
C. 15%.
D. 52,81%.
Câu 42: Lượng mùn cưa (chứa 50% là xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn C2H5OH, biết hiệu suất của quá trình đạt 70% là :
A. 1 tấn
B. 2 tấn
C. 5,032 tấn
D. 6,454 tấn
Câu 43: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 2,52
B. 2,22
C. 2,62
D. 2,32
Câu 44: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550
B. 810
C. 650
D. 750
Câu 35: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,2 M
B. 0,1M
C. 0,01M
D. 0,02M
Câu 46: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 2,52
B. 2,22
C. 2,62
D. 2,32
Câu 47: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 3,375 gam
B. 2,160 gam
C. 33,75 gam
D. 21,600 gam
Câu 48: Thể tích dung dịch HNO3 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là
A. 43,17 ml
B. 150,00 ml
C. 14390 ml
D. 129,52 ml
Câu 49: Lượng glucozơ cần thiết để đièu chế 1 lít dung dịch ancol etylic 40o (D=0,8g/ml) với hiệu suất phản ứng là 80% là
A. 626,09 gam
B. 781,2 gam
C. 503,27 gam
D. 1562,40 gam
Câu 50: Phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1750000 đvC và trong sợi gai là 5900000 đvC. Số mắt xích C6H10O5 gần đúng có trong các sợi trên lần lượt là
A. 10802 và 36420
B. 1080 và 3642
C. 108024 và 364197
D. 10803 và 36419
Câu 51: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành etanol, hiệu suất quá trình lên men là 85%. Khối lượn etanol thu được là
A. 400 kg
B. 398,8 kg
C. 389,8 kg
D. 390 kg
Câu 52: Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam Ag . Độ tinh khiết của saccarozơ trên là
A. 1%
B. 99%
C. 90%
D. 10%
Câu 53: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch M. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là
A. 6,25g
B. 6,5g
C. 6,75g
D. 8g
Câu 54: Lên men m (g)glucozơ, cho toàn bộ khí CO2 hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10(g) kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4(g). Hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của m là
A. 12(g)
B. 13,5 (g)
C. 14,5(g)
D. 15(g)
Câu 55: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4
B. 45.
C. 22,5
D. 11,25
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục: