BỘ 50 CÂU HỎI LÝ THUYẾT MÔN HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2020
Câu 1: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. K+; Ba2+; Cl− và NO3 -. B. Cl−; Na+; NO3 - và Ag+.
C. K+; Mg2+; OH− và NO3 -. D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-.
Câu 2: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Br2. D. Na.
Câu 3: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) → CO (k) + H2O (k); ΔH > 0.
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. (a) và (e). B. (b), (c) và (d). C. (d) và (e). D. (a), (c) và (e).
Câu 4: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng ?
A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. H2SO4.
Câu 5: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
C. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.
B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 8: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hiđro. C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(3) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(4) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 12: Cho các phương trình phản ứng sau:
(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
(b) Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.
(c) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(d) FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S.
(e) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 13: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. HCOOCH=CH2CH3 + NaOH
B. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH
C. CH3COOCH=CH2 + NaOH
D. CH3COOCH5
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ.
D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. SiO2 là oxit axit.
B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
Câu 17: Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 18: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 19: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Phenylamin, amoniac, etylamin.
B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac.
D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu 21: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 22: Cho các phương trình phản ứng:
(a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2.
(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được
A. không thay đổi.
B. giảm xuống.
C. tăng lên sau đó giảm xuống.
D. tăng lên.
Câu 24: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?
A. NH4Cl.
B. Al(NO3)3.
C. CH3COONa.
D. HCl.
Câu 25: Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?
A. Dung dịch KI + hồ tinh bột.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch CuSO4.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 50 câu hỏi lý thuyết ôn tập môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !