TRƯỜNG THPT LÝ CHÍNH THẮNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít là gì?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao. B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất. D. Ki Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
Câu 2: Chủ trương của Liên Xô đối với liên minh phát xít như thế nào?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Không hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít.
Câu 3: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên mình là gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
Câu 4: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh
Câu 5: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?
A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ
C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa
Câu 6: Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” là
A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại
B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình
C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa
D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Câu 7: Đầu những năm 30 của thể kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành liên minh phát xít, được gọi là:
A. trục phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật. B. trục tam giác Béc-lin - Rôma - Tô-ki-ô.
C. ba lò lửa chiến tranh. D. mối đe dọa chiến tranh của trục phát xít.
Câu 8: Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. I-ta-li-a.
Câu 9: Sau khi xé bỏ Hoà ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
Câu 10: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách
A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 11: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 12: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là
A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô
Câu 14: Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
A. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đê thuộc địa.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống Hoà ước Véc-xai - Oasinhtơn.
D. Chính sách trung lập của nước Mĩ đề phát xít được tự do hành động.
Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.
B. Đức tân công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát buộc Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
D. Nhật tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.
Câu 17: Sự kiện nào dưới đây lảm phả sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941). B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
C. Trận En A-la-men (10 - 1942) D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943)
Câu 18: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
A. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật.
C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 19: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En A-la-men (10 - 1942). B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
C. Trận Béc-lin (4 - 1945). D. Trận Trân Châu cảng (12 - 1941).
Câu 20: Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Liên Xô. B. Anh, Mĩ.
C. Anh, Mĩ, Liên Xô. D. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô.
Câu 21: Từ tháng 3 đến tháng 5 - 1945, liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức - I-ta-li-a ra khỏi lục địa châu Phi?
A. Mĩ - Liên Xô. B. Anh - Mĩ.
C. Anh - Liên Xô. D. Liên Xô - Mĩ - Anh.
Câu 22: Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xta-lin-grat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô
B. tạo ra bước ngoặt của tiến trình chiến tranh
C. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh
D. phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le
Câu 23: Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Mat-xcơ-va của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
D. Phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le.
Câu 24: Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã
A. Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
C. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Câu 25: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?
A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài
B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận
C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán
D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh
Câu 26: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
A. Trận Mátxcơva B. Trận Cuốcxcơ
C. Trận Xtalingrát D. Trận công phá Béclin
Câu 27: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát
D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng
Câu 28: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?
A. Phe Trục B. Phe Đồng minh
C. Phe Liên minh D. Phe Hiệp ước
Câu 29: Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Hòa bình D. Tuyện ngôn Liên hợp quốc
Câu 30: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?
A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn
B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới
D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | C | 11 | D | 21 | B |
2 | A | 12 | B | 22 | B |
3 | A | 13 | A | 23 | D |
4 | B | 14 | B | 24 | A |
5 | C | 15 | A | 25 | D |
6 | D | 16 | B | 26 | C |
7 | B | 17 | A | 27 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | B |
9 | C | 19 | D | 29 | D |
10 | C | 20 | C | 30 | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1217) ở Nga và, Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là gì?
A. Tính chất cách mạng. B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Lực lượng tham gia. D. Phương pháp đấu tranh.
Câu 2: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gi?
A. Dân chủ tư sản. B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 3: Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là
A. Mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.
Câu 4: Bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới là gì?
A. Chỉ ra con đường cách mạng vô sản. B. Chỉ ra kẻ thù của phong trào.
C. Bài học về phương pháp đấu tranh. D. Đoàn kết vô sản quốc tế.
Câu 5: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Hai
C. Cách mạng tháng Mười D. Luận cương tháng tư
Câu 6: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?
A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
Câu 7: Liên Xô là cụm từ viết tắt của
A. Liên bang Xô viết B. Liên hiệp các Xô viết
C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
Câu 8: Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên thế giới?
A. Hội quốc liên B. Liên hợp quốc
C. Phe Đồng minh D. Quốc tế Cộng sản
Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là
A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Nạn thất nghiệp tràn lan
D. Sản xuất đình đốn
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918). B. Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917).
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc. D. Hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn hình thành.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 11 | B | 21 | B |
2 | C | 12 | A | 22 | A |
3 | A | 13 | B | 23 | A |
4 | A | 14 | D | 24 | C |
5 | C | 15 | D | 25 | D |
6 | A | 16 | C | 26 | A |
7 | D | 17 | C | 27 | C |
8 | D | 18 | D | 28 | C |
9 | B | 19 | B | 29 | B |
10 | B | 20 | A | 30 | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “Đánh chắc, tiễn chắc”. B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “Đánh lâu dài”. D. “Chinh phục từng địa phương”.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
B. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) được kí kết.
C. Chiều 31 -8 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
D. Sáng ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Câu 3: Nguyên nhân nào là cơ bản kiến công, thương nghiệp nước ta đình đốn ở thế kỉ XIX?
A. Thợ thủ công, thương nhân bỏ nghề vì thuế khóa nặng nề
B. Nhà nước nắm độc quyền về công thương nghiệp
C. Bị thương nhân nước ngoài cạnh tranh gay gắt
D. Thiếu nguyên vật liệu
Câu 4: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là
A. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán
B. Nghiêm cấm các thương nhân buôn bán hàng hóa với người nước ngoài
C. Không giao thương với thương nhân phương Tây
D. Cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam
Câu 5: Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam
A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa
B. Truyền bá đạo Thiên Chúa
C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam
D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn
Câu 6: "Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?
A. Trương Quyền B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Trương Định D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 7: Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng tôn giáo nào như là một công cụ xâm lược?
A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Hồi giáo. D. Bà-la môn giáo
Câu 8: Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào đấu tranh nào nổ ra, Giám mục Bá Đa Lộc chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam?
A. Phong trào Cần Vương. B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào nông dân Tây Sơn. D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Câu 9: Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?
A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định. D. Đội Cấn.
Câu 10: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào?
A. Ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 11 | B | 21 | A |
2 | D | 12 | A | 22 | C |
3 | B | 13 | C | 23 | A |
4 | C | 14 | D | 24 | D |
5 | B | 15 | B | 25 | D |
6 | D | 16 | B | 26 | B |
7 | B | 17 | C | 27 | C |
8 | C | 18 | B | 28 | A |
9 | C | 19 | A | 29 | B |
10 | A | 20 | D | 30 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873:
A. Giải quyết vụ Đuy-puy.
B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lâm lạc.
D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.
Câu 2: Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là
A. Ri-vi-e. B. Gác-ni-ê. C. Na-pô-lê-ông. D. Cuốc-bê.
Câu 3: Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai?
A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm.
C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 4: Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương yêu cầu:
A. Nộp ngay thành Hà Nội cho chúng.
B. Giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
C. Giải tán lực lượng vũ trang và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
D. Cung cấp lương thực cho quân đội Pháp ở Hà Nội.
Câu 5: Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với thực dân Pháp năm 1873?
A. Cầu Giấy. B. Ô Thanh Hà. C. Cửa Bắc. D. Cửa Nam.
Câu 6: Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?
A. Tìm cách xoa dịu nhân dân
B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn
C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì
D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng
Câu 7: Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điếu trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân?
A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Trường Tộ
C. Tôn Thất Thuyết D. Hoàng Diệu
Câu 8: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B. Tăng cường viện binh
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ
D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới
Câu 9: Sau khi chiếm Nam Kì, tiếp đến Pháp làm gì đề thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”?
A. Thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì.
B. Chuẩn bị xâm lược ra Bắc Kì.
C. Đàn áp mạnh tay phong trảo chống Pháp ở Nam Kì.
D. Cho lực lượng do thám Bắc Kì và triều Huế.
Câu 10: Chính sách nào sau đây của triều Nguyễn đã tạo cơ hội cho Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
A. Tiếp tục chủ trương thương lượng.
B. Tiếp tục giải tán phong trào chống Pháp.
C. Nhờ Pháp giải quyết vu Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội.
D. Tiếp tục chính sách “bế quan”.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | A | 11 | A | 21 | C |
2 | B | 12 | A | 22 | A |
3 | C | 13 | C | 23 | D |
4 | B | 14 | C | 24 | B |
5 | C | 15 | C | 25 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | C |
7 | B | 17 | C | 27 | D |
8 | C | 18 | A | 28 | D |
9 | B | 19 | B | 29 | C |
10 | C | 20 | D | 30 | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. Chấm dứt hoạt động
B. Chỉ hoạt động cầm chừng
C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
Câu 2: Ý nghĩa của phong trào Cần vương là
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập
C. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Câu 4: Đặc điểm của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 5: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở:
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. Có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
D. Có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đồng đảo nhân dân.
Câu 6: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Đình Phùng.
Câu 7: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của al?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Hàm Nghị và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Câu 8: Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy là do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Phan Đình Phùng D. Đinh Gia Quế
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?
A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế
C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước
Câu 10: "Cần vương” có nghĩa là:
A. Giúp vua cứu nước. B. Những điều bậc quân vương cần làm.
C. Đứng lên cứu nước. D. Chống Pháp xâm lược.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | D | 11 | D | 21 | C |
2 | C | 12 | C | 22 | D |
3 | C | 13 | A | 23 | B |
4 | A | 14 | D | 24 | A |
5 | D | 15 | B | 25 | A |
6 | C | 16 | A | 26 | A |
7 | B | 17 | B | 27 | C |
8 | B | 18 | D | 28 | D |
9 | A | 19 | D | 29 | B |
10 | A | 20 | D | 30 | B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lý Chính Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Giang
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Sào Nam
Chúc các em học tốt!