TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là
A. Thực dân Pháp còn mạnh
B. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhất
C. Chưa có đường lối rõ ràng
D. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước
Câu 2. Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương
A. Ba đình B. Bãi sậy C.Hương khê D. Yên thế
Câu 3. Chọn câu đúng nhất: Mục đích Pháp xâm lược Việt nam
A. Biến VN thành thuộc địa.
B. Khai thác tài nguyên .
C. Làm bàn đạp xâm lược Lào và Căm pu chia
D. Chiếm đất Việt nam lập các đồn điền
Câu 4. Tướng giặc bị giết chết ở trận Cầu giấy lần thứ nhất là:
A. Đuy- puy
B. Gác- ni- ê
C. Ri- vi- e
D. Hác- măng
Câu 5. Hiệp ước Giáp Tuất được ký năm:
A. 1864 B. 1862 C.1874 D.1784
Câu 6. Sau khi không chiếm được Đà nẵng, Pháp chuyển quân vào đánh Gia định nhằm:
A. Làm bàn đạp xâm lược Căm pu chia
B. Chiếm vựa lúa Nam bộ, gây khó khăn cho nhà Nguyễn
C. Nhằm cô lập 3 tỉnh Miền Tây nam kỳ
D. Gia định là nơi giàu có
Câu 7. Tính đến 1858 Việt nam là một nước
A. Là nước thuộc địa
B. Là nước phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài
C. Là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
D. Theo chế độ quân chủ , có độc lập chủ quyền
Câu 8. Pháp tấn công Gia định lần thứ nhất năm
A. 1860 B. 1861 C. 1859 D. 1862
Câu 9. Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt nam:
A. 1.9.1858 B.11.8.1858 C.31.8.1858 D. 3.8.1858
Câu 10. Thời kỳ đầu phong trào Cần vương lãnh đạo trực tiếp là:
A. các thủ lĩnh nông dân
B. Phan Đình Phùng
C. Các sỹ phu, văn thân
D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa
A. Bãi sậy B. Hương khê C.Yên thế D.Ba đình
Câu 12. Trong các cuộc KN sau đây cuộc KN nào tồn tại lâu nhất
A. Yên thế B.Hương khê C. Bãi sậy D. Ba đình
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược? Cho biết vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm vị trí tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến Nguyễn Ái Quốc Sang phương tây tìm đường cứu nước?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
D | D | A | B | C | B | D | C | A | D | B | A |
II. Phần tự luận
Câu 1: Trình bày tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược? Cho biết vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm vị trí tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
* Tình hình Việt Nam…
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là quốc gia phong kiến độc lập dân tộc nhưng chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
- Chính trị: Các vua triều Nguyển ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua.
+, Chỗ dựa nhà nước là giai cấp địa chủ, tư tưởng nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. Với tư tưởng bảo thủ không tạo được bước phát triển mới.
- Quân sự lạc hậu, tinh thần chiến đấu sa sút, chính sách đối ngoại có những sai lầm. nhất là việc ''cấm đạo", "sát đạo" tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, sa sút, nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng đất, đất đai phần lớn bị địa chủ bao chiếm, mất mùa, đói kém liên miên, nhân dân lưu tán...;Công thương nghiệp đình đốn, chính sách độc quyền công thương của nhà nước hạn chế sự phát triển sản xuất, thương mại; chính sách"Bế quan tỏa cảng" khiến cho nước ta bị cô lập.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Huế ngày càng gay gắt,.. Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX.
* Đánh Đà Nẵng đầu tiên là vì:
- Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng…Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp…
- Đà Nẵng có hải cảng biển sâu và rộng, cách kinh thành Huế không bao xa, gần đồng bằng Nam- ngãi…
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến Nguyễn Ái Quốc Sang phương tây tìm đường cứu nước?
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Các cuộc đấu tranh bị đàn áp và nhanh chóng thất bại…
- Người sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
- Người có tinh thần yêu nước và ý trí cách mạng…
- Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối đi trước như PBC, PCT…nhưng không tán thành con đường cách mạng của họ
- Với tư tưởng sang nước Pháp tìm hiểu về bẩn chất của kẻ thù, tìm hiểu về tự do, bình đẳng, bác ái…về giúp đồng bào đứng lên làm cách mạng…
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trình bày Nguyên nhân bùng nổ Chiến Tranh Thế Giới thứ hai (1939 -1945). Thái độ của Anh – Pháp khi ký hiệp ước Muy – Ních (29-9-1938)?
Câu 2: Em hãy nêu và nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1873)
Câu 3:
"Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
Từ câu nói trên em hãy chứng minh con đường hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động. Từ đó rút ra điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Theo em mỗi chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Câu 2: Những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX.
Câu 3: Thực chất phong trào Cần vương là gì? Trình bày hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
* Kết cục
- CNPX Đức, Italia, Nhật bản sụp đổ hoàn toàn...
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX, trong đó LX, Anh và Mĩ giữ vai trò quyết định... (0,5 điểm)
- CTTG thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất,tàn khốc nhất và gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn phế...
CT kết thúc đã dẫn đến sự thay đổi căn bản của tình hình thế giới...
* Phần hỏi mở: tùy theo cách trả lời của học sinh để cho điểm (yêu cầu: học sinh trình bày mạch lạc, rõ ý và có tính thuyết phục)
Câu 2.
- Sang thế kỉ XIX, CNTB ở Pháp phát triển mạnh mẽ ... nhu cầu về thị trường đặt ra cấp bách... đã thôi thúc thực dân Pháp đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa...
- Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, giầu tài nguyên khoáng sản...
- Giữa thế kỉ XIX, CĐPK Việt Nam dưới triều Nguyễn đang lâm vào tình trang khủng hoảng suy yếu trên nhiều mặt... cùng với chính sách "cấm đạo" "diệt đạo" của triều Nguyễn đã tạo điều kiện cho Pháp XL ...
Câu 3.
* Thực chất PTCV
- PTCV là phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trên danh nghĩa "giúp vua cứu nước", song thực chất là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta, đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.
* Hoàn cảnh bùng nổ PTCV
- Sau hai hiệp ước...thực dân Pháp xúc tiến mở rộng bộ máy cai trị ra toàn cõi VN...
- Phong trào phản đối hiệp ước và kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục dâng cao...
- Dựa vào phong trào k.c của nhân dân, phái chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) mạnh tay hành động...
- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phái chủ chiến... biết được âm mưu của Pháp phái chủ chiến ra tay trước...
- Đêm ngày mồng 4 rạng sáng mồng 5.7.1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân của mình tấn công quân Pháp..
- Rạng sáng 5.7 quân Pháp phán công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi kinh thành, đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)...
- Ngày 13.7.1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến...
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
A. Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là:
a. Lưu Vĩnh Phúc.
b. Hoàng Diệu.
c. Nguyễn Tri Phương.
d. Hoàng Tá Viêm.
Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:
a. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng.
b. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
c. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.
d. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.
Câu 3: Người bất chấp "lệnh bãi binh" của triều đình tiếp tục chống Pháp là:
a. Nguyễn Hữu Huân.
b. Nguyễn Trung Trực.
c. Nguyễn Tri Phương.
d. Trương Định.
Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là:
a. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
b. Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo.
c. Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
d. Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại là vì:
a. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề.
b. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
c. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng.
d. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
a. Khởi nghĩa Hương Khê.
b. Khởi nghĩa Yên Thế.
c. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
d. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà.
Câu 7: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
a. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
b. Xã Hội thuộc địa.
c. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
d. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là:
a. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
b. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
c. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
d. Nhà Thanh bắt tay với Pháp.
B. Phần tự luận
Câu 1: Thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ 1787 đến 1858?
Câu 2: Hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai trong những năm 1882-1883?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Liễn Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Giang
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Sào Nam
Chúc các em học tốt!