TRƯỜNG THPT NAM HẢI LĂNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít đã có những hành động gì? Thái độ của Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp như thế nào trước những hành động này?
Câu 2: Tại sao Pháp chọn Gia Định là nơi tấn công thứ hai ở nước ta sau khi bị thất bại ở Đà Nẵng?
Câu 3: Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1
a. Hoạt động của các nước phát xít
- Trong những năm 30 thế kỉ XX, Đức-Italia-Nhật liên minh với nhau hình thành nên Trục Beclin-Roma-Tokyo (phe Trục).
- Mục tiêu:
+ Chống Quốc tế cộng sản
+ Gây chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.
- Giai đoạn 1931-1937, các nước phát xít đẩy mạnh các hoạt động xâm lược.
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc (1931) rồi mở rộng ra toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc (1937).
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935) và cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939).
+ Đức công khai xóa bỏ Hòa ước Vecxai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu.
b. Thái độ của các nước lớn:
- Liên Xô: chủ trương liên kết với Anh-Pháp chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về các nước bị phát xít xâm lược.
- Anh-Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Mĩ: thực hiện Đạo luật trung lập, không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Câu 2: Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định tấn công vào Gia Định. Nguyên nhân:
- Ở đây có hệ thống giáo thông đường thủy rất thuận lợi.
- Đây là vựa lúa của nước ta, chiếm được Nam Kì quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.
- Từ đây có thể sang Campuchia một cách dễ dàng.
- Tạo điều kiện làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.
- Xa Huế, quân triều đình không thể tiếp ứng nhanh được.
- Xa phía Bắc, xa Trung Quốc, tránh được việc đụng độ với nhà Thanh.
Câu 3: Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Pháp gây ra vụ Đuy-puy để lấy cớ tấn công ra Bắc Kì.
- 5/11/1873, đội tàu chiến của Gac-ni-ê đến Hà Nội.
- 16/11/1873, Gac-ni-ê tuyên bố mở cửa sông Hồng.
- 19/11/1873, Gac-ni-ê gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương giải tán quân đội, nộp khí giới...
- 20/11/1873, Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
- Sau đó, từ 23/11 đến 12/12/1873, chúng chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao? Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào?
Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật (giai đoạn 1944 – 1945).
Câu 3: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Taị sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp?
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 đến 1954 ?
Câu 3: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám ở trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta. Taị sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp.
- Âm mưu của Pháp.
+ Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Pháp – Mỹ đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể trở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á.
+ Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Điện Biên Phủ được Pháp – Mỹ đánh giá là "pháo đài không thể công phá", nhằm thu hút lực lượng ta vào đây để tiêu diệt.
+ Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành 1 hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia thành 3 phân khu với 16.200 quân, đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh hiện đại.
- Chủ trương của ta.
+ Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập.
+ Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế.
+ Đầu 12/1953 Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
+ Ta huy động khoảng 55.000 quân, hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, 27.000 tấn gạo... chuyển ra mặt trận.
+ Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì:
+ Đầu 3/1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất. 13/3/1954 ta nổ súng tấn công Điện Biên Phủ
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 đến 1954 ?
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là CT Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động.
+ Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh.
+ Có sự đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và loài người tiến bộ.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp gần một thế kỉ trên đất nước ta.
+ Miền Bắc hòa toàn được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Tạo cơ sở giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Câu 3: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" ? (2đ)
- Nước VN DCCH vừa ra đời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
- Quân đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta:
+ Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.
+ Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, cấu kết với Pháp chống phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- Nền kinh tế lạc hậu, nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nạn lụt lớn, ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ.
- Ngân sách Nhà nước trống rỗng. chính quyền chưa quản lý được Ngân hàng đông Dương.
- Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, nước VNDCCH đứng trước tình thế hiểm nghèo như "ngàn cân treo sợi tóc".
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Em hãy thuật lại tình hình chiến sự ở Đà Nẵng (1858-1859)?
Câu 2: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nêu các giai đoạn phát triển chính của phong trào Cần Vương.
Câu 3: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống pháp 1858-1884?
Câu 4: Em hãy nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945). Từ cuộc chiến này em có thể rút ra bài học gì trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
A. Tướng quân.
B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.
D. Quý tộc tư sản hoá.
Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.
B. gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
D. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
Câu 3. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 4. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 5. Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
A. nhà nước Xô Viết nắm độc quyền kinh tế về mọi mặt.
B. nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
Câu 6. Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm quyền.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
D. Tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
Câu 7. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
B. tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
C. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
Câu 8. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.
B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất.
C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
D. cách mạng Tân Hợi 1911.
Câu 9. Trước sự đe dọa xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
C. Phát triển kinh tế trong nước.
D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
Câu 10. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào?
A. Mới hình thành.
B. Bước đầu phát triển.
C. Phát triển thịnh đạt.
D. Khủng hoảng triền miên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | C | B | C | A | D | D | B | D | C | C | B | D | C | C | A | D | A | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Hải Lăng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Giang
Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Sào Nam
Chúc các em học tốt!