Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Sơn

TRƯỜNG THPT KIM SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

A. Bạo lực cách mạng.

B. đấu tranh vũ trang.

C. đấu tranh chính trị.

D.  hòa bình, không bạo lực

Câu 2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ

A.  Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng

B.  Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh

C.  Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào

D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ

Câu 3. Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?

A.  Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân

B. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ

C.  Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển

D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu

Câu 4. Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin

B. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm

C. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a

D.  Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Ong Kẹo

B.  Khởi nghĩa Commađam

C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.

D. Khởi nghĩa Chậu Pachay

Câu 6. Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc.

B.  Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C.  Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

D. Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực

Câu 7. Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?

A. Anh, Pháp, Nhật, Italia.

B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.

C. Đức, Áo, Hung, Bỉ. 

D. Anh, Pháp, Đức, Italia.

Câu 8. Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?

A. 15/08/1945.

B. 30/08/1945.

C. 25/08/1945.

D. 05/08/1945.

Câu 9. Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:

A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

C. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

D. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do

A. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.

B. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.

C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.

D. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.

---(Nội dung từ câu 11 đến 25 của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. D

2. B

3. A

4. A

5. C

6. B

7. D

8. A

9. A

10. C

11. B

12. A

13. B

14. C

15. D

16. A

17. D

18. B

19. A

20. A

21. B

22. D

23. D

24. B

25. C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Chủ nghĩa Mác –Lê nin được truyền bá, phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở Trung Quốc sau sự kiện nào?

A. Phong trào Đồng minh hội. 

B. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. Cách mạng Tân Hợi 1911. 

D. Phong trào Ngũ Tứ 1919.

Câu 2. Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của

A. học sinh, sinh viên, công nhân.

B. giai cấp nông dân, công nhân.

C. giai cấp tư sản, tiểu tư sản.

D. giai cấp tiểu tư sản, nông dân.

Câu 3. Phong trào Ngũ tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là

A. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

B. Có sự lãnh đạo của một chính đảng thống nhất.

C. Kết hợp cả chống đế quốc và chống phong kiến tay sai.

D.  Diễn ra trên quy mô rộng lớn, có sự thống nhất.

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) là

A. quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.

C. đòi các nước đế quốc trao trả độc lập.

D. đòi tự do kinh doanh, tự chủ chính trị. 

Câu 5. Tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm chung nào?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại

B. Chính quyền thực dân khống chế về chính trị

C. Các nước giành quyền tự chủ trong chừng mực nhất định

D. Nền thống trị thực dân bị sụp đổ hoàn toàn

Câu 6. Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?

A. Phong trào còn mang tính tự phát

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia

C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết

D.  Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào

Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ hai không diễn ra ở châu lục nào?

A. Châu Âu. 

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Câu 8. Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người kinh khủng như thế nào?

A. 1 triệu người chết, 500.000 người bị thương.

B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

C. 120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương.

D. Hàng vạn người chết và bị thương.

Câu 9. Vì sao nước Mĩ không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá?

A. Mĩ không tham gia vào cuộc chiến tranh.

B. Mĩ tham gia chiến tranh một cách khôn ngoan.

C. Mĩ tham gia chiến tranh muộn hơn các nước.

D. Chiến tranh đã không xảy ra trên đất Mĩ. 

Câu 10. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.  

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

---(Nội dung từ câu 11 đến 25 của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. D

2. A

3. C

4. D

5. B

6. A

7. C

8. B

9. D

10. D

11. B

12. B

13. B

14. A

15. D

16. D

17. D

18. A

19. B

20. A

21. C

22. B

23. A

24. C

25. B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến vào thời gian nào?

A.  tháng 5/1927

B.Tháng 3/1927                                             

C.  Tháng 6/1927

D. tháng 4/1927

Câu 2. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội

B. Tổ chức công đoàn

C. Đảng Quốc đại

D. Tướng lĩnh trong quân đội

Câu 3. Nét mới của phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) so với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó là

A. Phong trào lần đầu tiên lôi kéo giai cấp công nhân.

B. Phong trào đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến.

C. Lực lượng công nhân tham gia với vai trò nòng cốt của phong trào Ngũ Tứ.

D. Phong trào có quy mô rộng lớn nhất 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào ở Lào kéo dài từ năm 1918 đến năm 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam?

A. Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Công – pông Chàm.

C. Công – pông Chơ – năng.

D. Chậu Pa - chay.

Câu 5. Chính sách bóc lột tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề của Pháp ở Đông Dương đã

A. tăng nhanh quá trình khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Nam Á.

B. làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp

C.  tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.

D. dẫn tới sự thành lập các Đảng Cộng sản.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng

B.  Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng

D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc.

Câu 7. Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX là

A. coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và kiên quyết chống phát xít.

B. đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

C. hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, hình thành liên minh để chống lại chủ nghĩa phát xít.

D. tích cực chuẩn bị lực lượng để cùng với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 8. Trước những hành động xâm lược của phe phát xít những năm 30 của thế kỷ XX, Anh và Pháp đã có thái độ như thế nào?

A. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít.

C. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. Liên kết với các nước tư bản để chống phát xít.

Câu 9. Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A.  Đức tấn công Pháp (6-1940).

B. Đức tấn công Anh (7-1940).

C.  Đức tấn công Liên Xô (6-1941).

D. Mỹ, Anh tấn công Nhật (12-1941).

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.

B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.

C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.

D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.

---(Nội dung từ câu 11 đến 25 của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. D

2. C

3. B

4. D

5. B

6. C

7. B

8. A

9. C

10. C

11. C

12. A

13. B

14. D

15. D

16. C

17. B

18. B

19. B

20. A

21. A

22. D

23. B

24. B

25. C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 -1925 có ý nghĩa gì?

A. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

B.  Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

C. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ.

Câu 2. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến đời sống của nhân dân Ấn Độ?

A. Toàn bộ chi phí chiến tranh đều đổ lên vai nhân dân Ấn Độ

B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột

C. Ban hành những đạo luật phản động

D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ căng thẳng

Câu 3. Cho các dữ kiện sau:

1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;

2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;

3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgíc.

A. 2, 3, 1

B.  1, 2, 3 

C. 3, 2, 1

D.  2, 1, 3

Câu 4. Chính đảng nào sau đây được giai cấp tư sản dân tộc thành lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng dân tộc ở Inđônêxia.

B. Đảng Cộng sản Inđônêxia.

C. Đảng Cộng sản Xiêm.

D.  Đại hội toàn Miến Điện.

Câu 5. Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công – pông Chơ – năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang

A.  đấu tranh chính trị chống Pháp.

B.  đấu tranh hòa bình chống Pháp.

C. đấu tranh vũ trang chống Pháp.

D. đấu tranh ôn hòa chống Pháp.

Câu 6. Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

C. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.

D. Sự phục hồi của Chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là lí do để Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ đối với chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX?

A. Để giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.

B.  Phe phát xít có tiềm lực quân sự hùng hậu.

C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.

D. Thù ghét chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô.

Câu 8. Ngày 1/1/1942, 26 quốc gia với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã kí kết một bản tuyên bố chung –Tuyên ngôn Liên hợp quốc đánh dấu

A. khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.

B. tổ chức Liên hợp quốc chính thức thành lập.

C. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

D. sự chấm dứt xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế.

Câu 9. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô giữ vai trò như thế nào?

A.  Là lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định thắng lợi.        

B. Hỗ trợ liên quân Anh – Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.        

C. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.  

Câu 10. Chiến thắng Xtalingrát của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.

B. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.

C. Kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Làm xoay chuyển cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai.

---(Nội dung từ câu 11 đến 25 của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1. C

2. A

3. D

4. A

5. C

6. A

7. B

8. A

9. A

10. D

11. C

12. B

13. B

14. A

15. A

16. D

17. B

18. C

19. A

20. C

21. C

22. C

23. A

24. A

25. B

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Liên Xô, Anh.

B. Đức, Italia, Nhật Bản.

C. Italia, Hunggari, Áo.

D. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Câu 2: Nội dung nào không phải lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định năm 1859?

A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.

B. Gia Định không có quân triều đình đóng.

C. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi.

D. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.

Câu 3: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.

B. địa chủ phong kiến và tư sản.                    

C. địa chủ phong kiến và nông dân.

D. công nhân và nông dân.

Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc với

A. sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.                      

B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.        

C. sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.        

D. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 5: Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ.

C. Khai thác mỏ.

D. Luyện kim và cơ khí.

Câu 6: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân.

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ.

C. Liên minh các nước phát xít.

D. Liên minh các nước thuộc địa.

Câu 7: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?

A. “Đánh chắc, tiến chắc”.

B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

C. “Đánh lâu dài”.

D. “Chinh phục từng địa phương”.

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, với sự kiện khởi đầu là

A. quân đội Đức tấn công Ba Lan.

B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

C. Đức tấn công Anh, Pháp.

D. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 9: Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.

C. hậu quả của nó đối với nhân loại.

D. tính chất của chiến tranh.

Câu 10. Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra

A. xu hướng thân thiết với Pháp trong triều đình.

B. phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng”.

C. điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam.

D. kinh tế Việt Nam phát triển và hợp tác với phương Tây.

---(Nội dung từ phần còn lại của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. C

4. D

5. C

6. C

7. B

8. A

9. D

10. C

11. B

12. B

13. C

14. A

15. B

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Sơn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?