TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”
(Trích “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?
Câu 3:
a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?
b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?
Phần II. Làm văn
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:
- Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.
- Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.
Câu 3:
a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.
b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
(Trích “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?
Câu 3:
a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?
b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?
Phần II. Làm văn
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:
- Định: đánh giá sự việc chưa xảy ra.
- Phải: khẳng định tính tất yếu của sự việc.
- Thật sự: khẳng định tính chân thực của sự việc.
Câu 3:
a, Nội dung của đoạn văn trên:
- Câu chuyện về hai hạt lúa:
+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.
---(Để xem tiếp đáp án của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Xác định 2 biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
(Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mưa)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Xác định 2 biện pháp tu từ và và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn.
Phần II. Làm văn
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của cái tôi trữ tình qua đoạn thơ sau:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Trích Tràng giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt: miêu tả.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...
- Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”
- Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
- Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
- Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
- Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
- Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
- Thị trường phát triển, thực dụng.
- Do phụ huynh nuông chiều con cái...
- Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
- Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
- Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
- Thiếu tình yêu thương trái tim.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !