TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 2. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.
B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.
Câu 3. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày
A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít Đức.
B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Hình thành trật tự thế giới mới.
D. Giải phóng châu Âu.
Câu 4. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam.
B. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến
D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây
Câu 5. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … … … làm căn cứ, rồi tấn công ra … … … nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế.
B. Đà Nẵng … Huế.
C. Đà Nẵng … Hà Nội.
D. Huế … Hà Nội.
Câu 6. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi kí Hiệp ước Hác măng và Patơnốt.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 7. Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên.
C. khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà.
D. khởi nghĩa Yên Thế.
PHẦN III: TỰ LUẬN
Câu 9. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn gì của tình hình thế giới. Nêu tính chất của chiến tranh.
Câu 10. Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiểu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến các cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX bị thất bại là gì?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | A | C | B | B | A | D |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
A. Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là:
A. Lưu Vĩnh Phúc.
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Tá Viêm.
Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:
A. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng .
B. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.
D. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.
Câu 3: Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp là:
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là:
A. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
B. Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo.
C. Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
D. Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại là vì:
A. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề.
B. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
C. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là:
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà.
Câu 7: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là :
A. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. Xã Hội thuộc địa.
C. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là :
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp.
B. Phần tự luận
Câu 1. Thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ 1787 đến 1858?
Câu 2. Hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai trong những năm 1882-1883?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. Đáp án trắc nghiệm
1.C | 2.C | 3.D | 4.A |
5.B | 6..B | 7.A | 8.B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ tư tưởng nào?
A. Dân chủ tư sản.
B. Tư sản.
C. Vô sản.
D. Phong kiến.
Câu 2: Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là?
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Phan Đình Phùng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 3: Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì có gì khác so với giai đoạn trước?
A. Nhân dân tự tổ chức kháng chiến.
B. Nhân dân đầu hàng thực dân Pháp.
C. Hợp tác với triều đình chống Pháp.
D. Chống pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Câu 4: Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Pháp sẽ
A. Được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
B. Rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
C. Rút quân khỏi sáu tỉnh Nam Kì.
D. Giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.
Câu 5: Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh nào của nhân dân ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã làm Pháp gặp khó khăn trong việc quản lý vùng đất mới?
A. Bám sát địch quấy rối và tiêu diệt.
B. Phong trào “tị địa”.
C. Vườn không nhà trống.
D. Bất hợp tác với giặc.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nào không nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Yên Thế.
B. Hương Khê.
C. Bãi Sậy.
D. Ba Đình.
Câu 7: Năm 1882, Pháp đã cử tướng nào đưa quân ra Bắc Kì lần 2
A. Ri-vi-e.
B. Giăng Đuy-puy.
C. Gác-ni-ê.
D. Ét-pê-răng.
Câu 8: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1883) chủ yếu do lực lượng nào tổ chức, lãnh đạo?
A. Triều đình.
B. Nông dân.
C. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Địa chủ, phú nông.
Câu 9: Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm… làm căn cứ rồi tấn công ra…, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế.
B. Gia Định … Hà Nội.
C. Huế …. Hà Nội.
D. Đà Nẵng … Huế.
Câu 10: Quy mô của cuộc khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong 4 tỉnh nào?
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
---(Nội dung từ câu 11 đến 30 của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. D | 2. C | 3. D | 4. B | 5. B | 6. A | 7. A | 8. C | 9. D | 10. C |
11. A | 12. B | 13. C | 14. A | 15. B | 16. C | 17. D | 18. D | 19. B | 20. B |
21. A | 22. D | 23. D | 24. B | 25. A | 26. B | 27. D | 28. C | 29. D | 30. A |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3 điểm) Tại sao nói cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới?
Câu 2: (3 điểm) Hãy tóm lược chủ trương và các hoạt động của Phan Bội Châu.
Câu 3: (4 điểm) So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo mẫu sau:
Nội dung | Phong trào Cần vương | Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục tiêu |
|
|
Lãnh đạo |
|
|
Lực lượng tham gia |
|
|
Quy mô |
|
|
Kết quả, ý nghĩa |
|
|
---(Nội dung phần đáp án của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi
A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.
C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.
D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3: Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập, các Xô viết đại biểu cho ai?
A. Công nhân, binh lính.
B. Công nhân, nông dân, binh lính.
C. Công nhân, nông dân.
D. Nông dân, binh lính.
Câu 4: Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đấu tranh hòa bình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 5: Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?
A. Từ 1919 đến 3/1921.
B. Từ 1920 đến 2/1921.
C. Từ 1919 đến 3/1922.
D. Từ 1920 đến 2/1922.
Câu 6: “Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?
A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Quốc tế thứ hai.
Câu 7: Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là
A. Chính quyền phong kiến và tư sản.
B. Chính phủ tư sản và công nhân.
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
D. Chính quyền công nhân và nông dân.
Câu 8: Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng … sang cách mạng …
A. Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa.
C. Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền.
D. Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ
Câu 9: Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Công sản thời chiến”?
A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.
D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.
Câu 10: Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?
A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.
C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.
D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Lập niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
1.A | 2.C | 3.B | 4.C | 5.A | 6.A | 7.C | 8.B | 9.C | 10.A |
---(Nội dung phần tự luận của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Châu Thành. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Rạch Giá
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Sơn
Chúc các em học tốt!