Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Phước Kiển

TRƯỜNG THPT PHƯỚC KIỂN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Chọn câu sai. 

Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E:

A. Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.

B. Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và điểm B. 

C. Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B.

D. Phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ A đến B.

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là \({q_1}\, = \,{2.10^{ - 8}}\,C,{q_2}\, = \,4,{5.10^{ - 8}}\,C\) tác dụng với nhau một lực bằng 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng:

A. 0,9 m.         B. 9 cm.

C. 9 mm.         D. 3 mm.

Câu 3: Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 4 cm đẩy nhau một lực F = 10 N. Để lực đẩy giữa chúng là 2,5 N thì khoảng cách giữa chúng là:

A. 1 cm.          B. 4 cm.

C. 8 cm.           D. 10 cm.

Câu 4: Cho hai điện tích điểm nằm ở hai điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB có phương

A. vuông góc với đường trung trực của AB.

B. trùng với đường trung trực của AB.

C. trùng với đường nối của AB.

D. tạo với đường nối của AB góc 450.

Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 100 V. Chọn phát biểu đúng.

A. Điện thế ở M là 100 V.

B. Điện thế ở N bằng 0.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 100 V.

Câu 6: Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào

A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

B. độ lớn điện tích thử.

C. hằng số điện môi của môi trường.

D. độ lớn điện tích đó.

Câu 7: Đặt một điện tích thử có điện tích \(q\, = \, - 1\,\mu C\) tại một điểm, nó chịu một lực điện 1 mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:

A. 1000 V/m, từ trái sang phải.

B. 1000 V/m, từ phải sang trái.

C. 1 V/m, từ trái sang phải.

D. 1 V/m, từ phải sang trái.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng?

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Cường độ điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

B. Cường độ điện trường bên trong vật dẫn tích điện bằng không.

C. Điện thế trong điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

D. Cường độ điện trường bên trong chất điện môi nhỏ hơn bên ngoài chất điện môi \(\varepsilon \) lần.

Câu 10: Công của lực điện làm dịch chuyển một điện tích điểm q từ điểm M đến điểm N trong điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của điểm M.

B. hình dạng của đường đi MN.

C. độ lớn của điện tích q.

D. độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Câu 11: Một tụ điện phẳng không khí được tích điện rồi ngắt khỏi nguồn điện. Sau khi ngắt khỏi nguồn người ta nhúng tụ điện ngập vào dầu hỏa. So với khi chưa nhúng thì:

A. Hiệu điện thế tăng lên.

B. Cường độ điện trường trong tụ điện giảm \(\varepsilon \) lần.

C. Điện tích trên tụ giảm \(\varepsilon \) lần.

D. Hiệu điện thế giữa hau bản không đổi.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm đó.

B. Hiệu điện thế giữa hai điểm đo bằng thương số giữa công mà lực điện thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia và điện tích đó.

C. Giá trị của hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào mốc tính điện thế.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng vô hướng có thể dương hoặc âm.

Câu 13: Một êlectron bay từ điểm A đến điểm B trong điện trường có điện thế \({V_A} = 150\,V,\,{V_B} = \,50\,V.\) Độ biến thiên động năng của êlectron khi chuyển động từ A đến B là:

A. ∆Wđ = 3,2.10-17 J.

B. ∆Wđ = -1,6.10-17 J.

C. ∆Wđ = 1,6.10-17 J.

D. ∆Wđ = -3,2.10-17 J.

Câu 14: Hia quả cầu nhỏ giống hệt nhau được tích điện cùng dấu nhưng có giá trị khác nhau q1 và q2. Đặt hai quả cầu tại hai điểm A, B cách nhau 1 khoảng r trong chân không thì chúng đẩy nhau một lực F1. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đặt lại vào vị trí A, B như cũ thấy chúng đẩy nhau một lực F2. Nhận định nào sau đây đúng?

A. F1 > F2.                   

B. F1 < F2.

C. F1 = F2.                  

D. không xác định được.

Câu 15: Điện tích Q sinh ra xung quanh nó một điện trường. Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường tại một điểm M của điện tích Q?

A. Điện tích Q.

B. Khoảng cách từ M đến Q.

C. Điện tích thử q.

D. Môi trường xung quanh.

Câu 16: Một tụ điện phẳng không khí được mắc vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E không đổi. Sau khi tích điện, tụ được cắt khỏi nguồn điện rồi kéo cho khoảng cách giữa các bản tụ tăng lên gấp đôi. So với trước khi kéo xa hai bản cực, cường độ điện trường trong tụ điện

A. tăng 2 lần.             

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.              

D. không thay đổi.

Câu 17: Hai tụ điện có điện dung \({C_1}\, = \,{C_2}\, = \,{C_0}\) được mắc song song, rồi mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \({C_3}\, = \,{C_0}\) thành bộ. Mắc bộ tụ điện và hai cực một nguồn điện một chiều có suất điện dộng E = 12 V. Hiệu điện thế trên hai đầu tụ điện C1 bằng:

A. 8 V.                        B. 4 V.

C. 6 V.                        D. 3 V.

Câu 18: Hai tụ điện có điện và hiệu điện thế giới hạn lần lượt là \({C_1} = \,20\,pF,\,{U_1} = 200\,V;\,\)\({C_2} = 30\,pF,\,{U_2} = 400\,V\) được mắc nối tiếp thành bộ . Hiệu điện thế tối đa mà bộ tụ chịu đựng được là:

A. 600 V.        B. 300 V.

C. 333 V.        D. 400V.

Câu 19: Một điện tích điểm q = 10-9 C chuyển động từ đỉnh A đến đỉnh B của một tam giá đều ABC. Tam giác đều ABC nằm trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.104 V/m. Đường sức của điện trường này song song với cạnh BC và có chiều từ B đến C. Cạnh của tam giác bằng 20 cm. Công của lực điện trường khi q dịch chuyển từ đỉnh A đến B bằng:

A. 4.10-6 J.                  

B. -4.10-6 J.

C. 2.10-6 J.                  

D. -2.10-6 J.

Câu 20: Có hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện trường của điện tích điểm. Biết rằng cường độ điện trường tại A là EA= 400 V/m, tại B là 100 V/m. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB là:

A. 150,0 V/m.            

B. 250,0 V/m.

C. 177,8 V/m.            

D. 189,8 V/m.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 21 (2 điểm): Một cái thước được cắm thẳng đứng vào một bình nước có đáy phẳng nằm ngang. Phần thước nhô lên khỏi mặt nước là 4cm, bóng thước trên mặt nước dài 4cm, dưới đáy bình dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình. Cho chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\)

Câu 22 (2 điểm): Dưới đáy một bể nước rộng, sâu 1 m có đặt một bóng đèn nhỏ. Hỏi phải đặt một miếng chắn tròn có bán kính tối thiểu bằng bao nhiêu trên mặt bể, đặt như thế nào để không có tia sáng nào từ ngọn đèn khúc xạ ra ngoài không khí. Cho chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\)

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. C

4. B

5. D

6. B

7. B

8. D

9. C

10. B

11.B

12.C

13.B

14.B

15.C

16.D

17.B

18.C

19.D

20.C

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21:

Bóng thước trên mặt nước CI = 8 cm, bóng thước dưới đáy bình DB = 8 cm.

Suy ra HB = 4 cm.

Vì AC= CI nên góc tới \(i\, = \,{45^0},\,{\mathop{\rm sinr}\nolimits} \, = \,\dfrac{{\sin i}}{n}.\)

Suy ra r = 320.

Độ sâu của nước trong bình

CD = HB: tanr = 6,4 cm.

Câu 22:

Miếng chắn đặt sao cho tâm của nó nằm trên đường thẳng đúng qua đèn. Và tia sáng từ đèn đi qua sát mép của miếng chắn vừa bị phản xạ toàn phần.

Ta có:

\(\sin {i_{gh}} = \dfrac{1}{n}\) nên \({i_{gh}} = 48,{6^0}.\)

Bán kính của miếng chắn: \(R = \,h\tan i = 85\,cm.\)

 

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 1000 V/m, từ trái sang phải

B. 1 V/m, từ phải sang trái

C. 1 V/m, từ trái sang phải

D. 1000 V/m, từ phải sang trái

Câu 2: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. đẩy nhau một lực bằng 10N

B. hút nhau một lực bằng 10N

C. đẩy nhau một lực bằng 44,1N

D. hút nhau một lực bằng 44,1N

Câu 3: Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác đều cạnh a = 100cm nằm trong một điện trường đều E = 1000V/m. Chiều từ B đến C trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường. Hiệu điện thế UCA có giá trị bằng

A. -500V         B. -250V

C. 250V          D. 500V

Câu 4: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0

B. A > 0 nếu q < 0

C. A = 0 trong mọi trường hợp

D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.

Câu 5: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 12 V thì tụ tích được một điện lượng

A. 4 μC.          B. 5 μC.

C. 8 μC.          D. 6 μC.

Câu 6: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 5000 V/m              

 B. 1000 V/m

C. 6000 V/m               

D. 7000 V/m

Câu 7: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:

A. E = 18000 V/m      

B. E = 36000 V/m

C. E = 0 V/m              

D. E = 1,800 V/m

Câu 8: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10J. Khi dịch chuyển theo chiều tạo với chiều đường sức 45trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

A. \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}\)J           B. 5 J

C. 7,5 J            D. \(5\sqrt 2 \)J

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.

B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.

C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.

Câu 10: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là

A. -1 μJ           B. 1J

C. -1 mJ          D. 1 Mj

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. A

4. C

5. D

6. A

7. B

8. D

9. C

10. D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Chọn câu sai

Cảm ứng từ B tại một điểm M trong từ trường

A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.

B. phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.

C. phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

D. phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.

Câu 2: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi

A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.

B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.

C. M  dịch chuyển song song với dây và cùng chiều với chiều dòng điện.

D. M dịch chuyển song song với dây theo hướng ngược chiều dòng điện.

Câu 3: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A, người ta đo được ảm ứng từ B = 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện là:

A. d = 20 cm.              B. d = 10 cm.

C. d = 2 cm.                D. d = 1 cm.

Câu 4: Chọn câu sai.

Đường sức từ của từ trường

A. là những đường cong không kín.

B. không cắt nhau.

C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

D. có chiều quy ước là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại một điểm trên đường.

Câu 5: Chọn câu đúng.

A. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và dây dẫn điện.

B. Từ trường tại mỗi điểm có hướng xác định.

C. Có thể nhận biết từ trường bằng cách đặt vào trong từ trường một điện tích thử.

D. Tại mỗi điểm trong từ trường có thể vẽ được vô số các đường sức từ đi qua.

Câu 6: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 2A. Ống dây dài 50cm. Số vòng dây quấn trên ống dây là:

A. N = 994 vòng.        B. N = 49736 vòng.

C. N = 1562 vòng.      D. N = 497 vòng.

Câu 7: Trong các hình vẽ đường sức từ của các dòng điện thẳng ở hình II.1, hình nào đúng?

Câu 8: Hai dây dẫn thẳng dài có các dòng điện I1 = 2A và I2 = 3A được đặt vuông góc với nhau trong cùng một mặt phẳng (không tiếp xúc được với nhau). Tìm cảm ứng từ tại điểm M nằm cách dòng điện I1 đoạn 10cm và cách dòng điện I2 đoạn 8cm như hình II.2.

A. BM = 3,5.10-6 T.                 

B. BM = 4,5.10-6 T.

C. BM = 2,5.10-6 T.                 

D. BM = 5,5.10-6 T.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về nguyên lí chồng chất từ trường là sai ?

A. Nếu tại một điểm M, từ trường do hai nguồn sinh ra (nam châm hoặc dòng điện) có vectơ cảm ứng từ là \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) thì tại M có từ trường tổng hợp.

B. Vectơ cảm ứng từ tại điểm M của từ trường tổng hợp là tổng vectơ của hai vectơ cảm ứng từ thành phần: \(\overrightarrow B \, = \,\overrightarrow {{B_1}} \, + \,\overrightarrow {{B_2}} .\)

C. Cảm ứng từ tại M sẽ bằng B = B1 + B2 và cũng đo bằng đơn vị tesla (T).

D. Nguyên lí chồng chất từ trường có thể mở rộng cho nhiều từ trường của các nam châm, của các dòng điện hoặc của hỗn hợp cả nam châm và dòng điện.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về từ trường đều là sai?

A. Từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại mọi điểm đều bằng nhau.

B. Từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song.

C. Từ trường mà có các đường sức từ cách đều nhau là từ trường đều.

D. Đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

ĐÁP ÁN

1. D

2. A

3. A

4. A

5. B

6. D

7. B

8. A

9. C

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn thì góc giới hạn \(\tau \) mà ở đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần xác định bởi công thức:

A. \(\sin \,\tau \, = \,\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}.\)                   

B. \(\sin \,\tau \, = \,\dfrac{{{n_2}\, - {n_1}}}{{{n_1}}}.\)

C. \(\sin \,\tau \, = \,\dfrac{{{n_2}\, - \,{n_1}}}{{{n_2}}}.\)   

D. \(\sin \,\tau \, = \,\dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}.\)

Câu 2: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn, gọi \(\tau \) là góc giới hạn. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới thỏa mãn:

A. \(0 \le \,i\, \le \tau .\)   

B. \(i\, = \,\tau .\)

C. \({90^0}\, > \,i\, > \,\tau .\)      

D. \(i\, = \,2\tau .\)

Câu 3: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = 1,732. Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới có thể nhận giá trị

A. I = 300.  

B. I = 450.

C. I = 600.      

D. I = 750.

Câu 4: Sự khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi phương truyền của tia sáng khi tia sáng

A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

B. truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. gặp vật cản.

D. truyền trong một môi trường trông suốt và đồng tính.

Câu 5: Chọn phát biểu sai.

A. Khi ánh sáng truyền vào môi trường có chiết suất càng lớn thì vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ.

B. Khi tia sáng đi đến mặt phân cách hai môi trường thì xảy ra hiện tượng khúc xạ.

C. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ tương ứng là một số không đổi.

D. Chiết suất tỉ đổi giữa hai môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.

Câu 6: Một chùm tia sáng song song hẹp truyển từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất \(n\, = \,\sqrt 2 \) với góc tới I = 450. Nếu chùm tia tới quay đến vị trí vuông góc với mặt chất lỏng thì chùm tia khúc xạ sẽ quay đi một góc

A. 300.             B. 450.

C. 900.             D. 600.

Câu 7: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300 so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là:

A. 1,5.             B. \(\sqrt 2 .\)

C. \(\sqrt 3 .\)            D. \(\dfrac{2}{{\sqrt 3 }}.\)

Câu 8: Một tia sáng hẹp đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới 450 có tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc 1050. Chiết suất của môi trường khúc xạ là:

A. \(n\, = \,\sqrt 2 .\)              

B. \(n\, = \,2\sqrt 2 .\)

C. \(n\, = \,\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}.\)           

 D. \(n\, = \,\dfrac{{\sqrt 6 }}{3}.\)

Câu 9: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất \({n_1}\, = \,\sqrt 3 \) vào một môi trường có chiết suất có chiết suất n2. Tăng dần góc tới I, thấy khi I = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị của n2 là:

A. n­2 = 1,5.                 

B. n­2 = 1,33.

C. n­2 = 0,75.               

D. n­2 = 0,67.

Câu 10: Hiện tượng phản xạ ánh sáng và khúc xạ ánh sáng có điểm giống nhau là:

A. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều vuông góc với tia tới.

B. Góc phản xạ và góc khúc xạ đều bằng góc tới.

C. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.

D. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong cùng môi trường với tia tới.

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. A

4. .A

5. B

6. A

7. C

8. A

9. A

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Vật sáng AB cho ảnh A’B’ qua thấu kính phân kì. Nếu giữ thấu kính cố định và dịch vật ra xa thấu kính. Trong quá trình dịch vật thì

A. độ lớn ảnh A’B’ tăng và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giảm.

B. độ lớn ảnh A’B’ giảm và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giảm.

C. độ lớn ảnh A’B’ giảm và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tăng.

D. độ lớn ảnh A’B’ tăng và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính tăng.

Câu 2: Hai thấu kính mỏng L1, L2 ghép đồng trục sát nhau, hai quang tâm trùng nhau. L1 là thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, L2 là thấu kính phân kì tiêu cự 10 cm. Hệ hai thấu kính này tương đương

A. một thấu kính hội tụ, tiêu cự 10 cm.

B. một thấu kính hội tụ, tiêu cự 6,67 cm.

C. một thấu kính phân kì, tiêu cự 10 cm.

D. một thấu kính phân kì, tiêu cự 20 cm.

Câu 3: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 12 cm cho ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là:

A. f = -6 cm.              

B. f = -3 cm.

C. f = 3 cm.               

D. f = 4 cm.

Câu 4: Một lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất \(n\, = \,\sqrt 2 .\) Chiếu một tia sáng nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính dưới góc tới i = 450. Tính góc lệch giữa tia ló và tia tới.

A. 450.                         B. 300.

C. 600.                         D. 150.

Câu 5: Một mặt cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Khi người dùng kính lúp có tụ số 10 dp đặt sát mắt để quan sát ảnh của các vật nhỏ ở trạng thái mắt không điều tiết. Vật nhỏ này phải đặt cách mắt một đoạn là:

A. 8 cm.                     

B. 5 cm.

C. 7,5 cm.                 

 D. 6 cm.

Câu 6: Một người có tật cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51cm. Để nhìn được vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải đeo kính (cách mắt 1 cm) có độ tụ

A. 2 dp.                      

B. -2 dp.

C. 1,5 dp.                   

D. -1,5 dp.

Câu 7: Chọn câu sai khi nói về mắt không tật lúc về già?

A. Muốn thấy vật ở vô cùng, mắt phải điều tiết.

B. Khi không điều tiết, tiêu điểm thể thủy tinh nằm trên màng lưới.

C. Điểm cực cận xa hơn điểm cực cận của mắt thường.

D. Điểm cực viễn ở vô cùng.

Câu 8: Một kính lúp trên vành kính có ghi kí hiệu (x2,5). Kí hiệu này có nghĩa là

A. nếu người dùng kính có mắt tốt, khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực có giá trị là 2,5.

B. nếu người dùng kính có khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực có giá trị là 2,5.

C. nếu người dùng kính có mắt tốt, khoảng cực cận bằng 25 cm thì số bội giác có giá trị là 2,5.

D. độ tụ của kính lúp này là 2,5 dp.

Câu 9: Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B trên vật mà ảnh của chúng

A. hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng.

B. hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kì.

C. hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng sát nhau.

D. hiện lên tại điểm vàng.

Câu 10: Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến màng lưới là 16 mm. Điểm cực cận cách mắt 25 cm. Tiêu cự của thấu kính mắt (thể thủy tinh) khi không điều tiết và khi điều tiết tối đa lần lượt là:

A. 18 mm và 17 mm.

B. 16 mm và 14,5 mm.

C. 16 mm và 15 mm.

D. 14 mm và 16 mm.

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. A

4. B

5. A

6. B

7. D

8. A

9. A

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Phước Kiển. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?