Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Bùi Thị Xuân

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt chiết suất \(n\, = \,\sqrt 3 .\) Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau thì giá trị của góc tới tia sáng là:

A. 600.               B. 450.

C. 300.               D. 530.

Câu 2: Chiếu một tia sáng đơn sắc tới một chậu đựng đầy nước chiết suất 1,3. Góc khúc xạ là 200. Giữ nguyên tia tới thay nước trong chậu bằng một chất lỏng trong suốt khác thì góc khúc xạ lúc này bằng 160. Chiết suất của chất lỏng là:

A. 4,7.              B. 2,3.

C. 1,6.              D. 1,5.

Câu 3: Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì

A. mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

B. chỉ có một phần nhỏ của chùm tia tới bị khúc xạ.

C. tia phản xạ rất rõ còn tia khúc xạ rất mờ.

D. toàn bộ chùm ánh sáng tới bị giữ ở mặt phản xạ.

Câu 4: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần để chế tạo

A. gương trang điểm.             

B. điều khiển từ xa.

C. sợi quang học.                   

D. gương phẳng.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng.

Chiếu một chùm tia sáng hẹp từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 thì

A. có hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu tia tới chiếu xiên góc với mặt phân cách.

B. chỉ có hiện tượng phản xạ nếu n1 > n2.

C. có hiện trượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu n1 > n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.

D. chỉ có hiện tượng khúc xạ nếu n1 < n2.

Câu 6: Vào những ngày nắng, nóng. Đi trên đường nhựa ta thường thấy trên mặt đường, ở phía trước dường như có nước. Hiện tượng này có được là do

A. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên.

B. khúc xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí ở phía trên.

C.phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa mặt đường nhựa bị đốt nóng và phần không khí ở phía trên.

D. khúc xạ của các tia sáng mặt trời trên mặt đường nhựa.

Câu 7: Một tấm xốp mỏng tròn bán kính r = 6,8cm nổi trên mặt nước, ở tâm tấm xốp đóng một cây đinh nhỏ xuyên qua, thẳng đứng, đầu đinh chìm trong nước. Cho nước có chiết suất \(\dfrac{4}{3}.\) Muốn đặt mặt bất kì tại đầu trên mặt nước cũng không thấy được cây đinh thì chiều dài tối đa cử phần đinh chìm trong nước có giá trị là:

A. 5,1 cm.                   B. 6 cm.

C. 8,6 cm.                   D. 9,07 cm.

Câu 8: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n­2. Cho biết n1 < n2 và góc tới i có giá trị thay đổi. Trường hợp nào sau đây có phản xạ toàn phần?

A. Chiếu tia sáng gần như sát mặt phân cách.

B. Góc tới i thỏa mãn \(\sin i\, > \,\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}.\)

C. Góc tới i thỏa mãn điều kiện \(\sin i\, < \,\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}.\)

D. Không có trường hợp nào đã nêu.

Câu 9: Một bản mặt song song có bề dày 10cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 khi đó tia ló khỏi bản sẽ

A. vuông góc với bản mặt song song.

B. hợp với tia tới một góc 450.

C. vuông góc với tia tới.

D. song song với tia tới.

Câu 10: Chọn câu đúng.

Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì

A. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.

B. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.

C. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.

D. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 11: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

C. luôn nhỏ hơn 1.

D. luôn lớn hơn 1.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.

B. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.

C. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

D. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

Câu 13: Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}.\) Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là:

A. 34,6 cm.                 B. 11,5 cm.

C. 51,6 cm.                 D. 85,9 cm.

Câu 14: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2m, chiết suất của nước là \(n\, = \,\dfrac{4}{3}.\) Độ sâu của bể là:

A. h = 15 dm.              B. h = 90 cm.

C. h = 1,6 m.               D. h = 10 dm.

Câu 15: Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất n), cách mặt chất lỏng một khoảng 12cm, phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 cm. Chiết suất của chất lỏng đó là:

A. n = 1,2.                   B. n = 1,12.

C. n = 1,33.                 D. n = 1,40.

Câu 16: Khi ánh sáng đi từ nước \((n\, = \,\dfrac{4}{3})\) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:

A. igh = 41048’.            B. igh = 38026’.

C. igh = 62044’.            D. igh = 48035’.

Câu 17: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì

A. góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.

B. không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. hiện tượng phản xạ toàn phần luôn xảy ra.

D. góc khúc xạ có thể lớn hơn 900.

Câu 18: Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước \(({n_2}\, = \,\dfrac{4}{3}).\) Điều kiện của góc tới I để không có tia khúc xạ trong nước là:

A. \(i\, \le \,{62^0}44'.\)                      

B. i < 62044’.

C. i < 41048’.              

D. i < 48035’.

Câu 19: Cho một tia sáng đi từ nước \((n\, = \,\dfrac{4}{3})\) ra khỏi không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới:

A. i < 490.                    B. i > 420.

C. i > 490.                    D. i > 430.

Câu 20: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức:

A. sini = n.           B. \(\sin i\, = \,\dfrac{1}{n}.\)

C. tani = n.          D. \(\tan i\, = \,\dfrac{1}{n}.\)

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 21 (1 điểm): Chi hai điện tích \({q_1} = 2\,\mu C,\,{q_2} = 8\,\mu C\) đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB = 30 cm. Xác định vị trí của điểm M để nếu đặt tại M một điện tích q0 bất kì thì lục điện tổng hợp tác dụng lên q0 bằng 0.

Câu 22 (3 điểm): Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ E = 1000 V/m. Đường sức điện trường song song với AC, chiều đường sức là chiều từ A đến C. Biết AC = 8 cm, AB = 6 cm.Góc BAC = 900.

a) Tính hiệu điện thế giữa các điểm A và B; A và C; B và C.

b) Tính công của lực điện để dịch chuyển một êlectron từ điểm B tới điểm C.

c) Một êlectron chuyển động không vận tốc ban đầu, xuất phát tại A, xác định vận tốc của êlectron đó khi nó di chuyển tới điểm C của tam giác đã cho.

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.C

3.A

4.C

5.A

6.A

7.B

8.C

9.D

10.A

11.B

12.A

13.D

14.C

15.A

16.D

17.B

18.A

19.C

20.C

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21:

q1 và q2 cùng dấu nên để lực điện tác dụng lên q0 bằng không thì điểm đó phải nằm trên đoạn nối giữa q1 và q2 (Hình I.1G)

\(\overrightarrow {{F_1}} \, = \, - \overrightarrow {{F_2}} ,\) độ lớn \({F_1}\, = \,{F_2}\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{q_1}}}{{r_1^2}} = \dfrac{{{q_2}}}{{r_2^2}}\\{r_1}\, + \,{r_2}\, = \,30\,cm\end{array} \right.\\ \Rightarrow {r_1}\, = \,10\,cm,\,{r_2}\, = \,20\,cm.\)

Câu 22:

a) Hiệu điện thế:

- Vì điểm A và B nằm trên cùng một mặt phẳng thế nên điện thế giữa hai điểm đó là như nhau, do đó: UAB = 0.

- Ta có UAC = E.AC = 1000.0,08 = 80 V.

- Tương tự:

\({U_{BC}}\, = \,E.BC\, = \,1000.0,1\, = \,100\,V.\)

b) Lực điện trường là loại lực thế nên công của chúng không phụ thuộc vào đường đi, do đó:

\(A\, = \,\left| e \right|{U_{BC}}\, = \,\left| e \right|{U_{AC}}\, \)\(= \,1,{6.10^{ - 19}}.80\, = \,12,{8.10^{ - 18}}\,J.\)

c) Công của lực điện trường bằng độ biến thiên động năng của êlectron:

\({A_{AC}}\, = \,\dfrac{{mv_C^2}}{2} - \dfrac{{mv_0^2}}{2}\)

\(\Rightarrow {v_C} = \sqrt {\dfrac{{2{A_{AC}}}}{m}}  = \sqrt {\dfrac{{{{2.128.10}^{ - 19}}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}}\)\(\,  \approx 5,{3.10^6}\,m/s.\)

 

---(Hết)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong \(0,5\,\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(2,5\,\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là: 

A. 3 A.           B. 0,6 A.

C. 0,5 A.         D. 2 A.

Câu 2: Cho một mạch điện gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong mỗi pin là \(1,5\,V\, - \,0,5\,\Omega \) mắc nối tiếp theo kiểu đối xứng rồi nối với mạch ngoài là một điện trở \(2\,\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:

A. 3 A.            B. 0,6 A.

C. 1 A.            D. 2 A.

Câu 3: Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong \(0,5\,\Omega \)  và mạch ngoài gồm 2 điện trở \(8\,\Omega \) mắc song song. Cường độ dòng điện trên toàn mạch là:

A. 2 A.            B. 4,5 A.

C. 1 A.            D. \(\dfrac{{18}}{{33}}\,A.\)

Câu 4: Một đoạn mạch gồm một pin 9 V, điện trở mạch ngoài \(4\,\Omega \), cường độ dòng điện trên toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là:

\(\begin{array}{l}A.\,0,5\,\Omega .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,4,5\,\Omega \\C.\,1\,\Omega .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,2\,\Omega .\end{array}\)

Câu 5: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện 2 A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và suất điện động của nguồn là:

A. 10 V và 12 V.

B. 20 V và 22 V.

C. 10 V và 2 V.

D. 2,5 V và 0,5 V.

Câu 6: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó mắc nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là:

A. 1 A và 14 V.

B. 0,5 A và 13 V.

C. 0,5 A và 14 V.

D. 1 A và 13 V.

Câu 7: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng kể thành mạch kín. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn điện E1 là:

A. 12 V.                      B. 10 V.

C. 4 V.                        D. 8 V.

Câu 8: Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ?

A. Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực.

B. Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion.

C. Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân.

D. Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.

Câu 9: Câu nào sau đây nói về dòng điện trong chất điện phân là đúng?

A. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía anôt, còn các ion dương đi về catôt.

B. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các êlectron đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.

C. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.

D. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía catôt, các ion dương đi về anôt.

Câu 10: Câu phát biểu nào sai?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.

B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.

C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.

D. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

A

A

B

6

7

8

9

10

A

D

D

C

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng

A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.

B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.

C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.

D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.

Câu 2: Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

A. vận tốc chuyển động của thanh.

B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.

C. chiều dài của thanh.

D. cảm ứng từ của từ trường.

Câu 3: Đơn vị của hệ số tự cảm là:

A. Vôn(V).

B. Tesla(T).

C. Vêbe(Wb).

D. Henri(H).

Câu 4: Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4 WB. Chiều rộng của khung dây nói trên là:

A. 10 cm.                    B. 1 cm.

C. 1 m.                        D. 10 m.

Câu 5: Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức

A. LI2              B. 2LI2

C. 0,5LI          D. 0,5LI2

Câu 6: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên ống dây trong khoảng thời gian đó là

A. 40V.           B. 10V.

C. 30V.           D. 20V.

Câu 7: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó bằng

A. 480 WB.     

B. 0 WB.

C. 24 WB.       

D. 0,048 WB.

Câu 8: Một vòng dây phẳng có đường kính 10cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ \(B = \frac{1}{\pi }\). Từ thông gửi qua vòng dây khi vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) hợp với mặt phẳng vòng dây một góc \(\alpha  = {30^0}\) là

A. 50 WB.       

B. 0,005 WB.

C. 12,5 WB.    

D. 1,25.10-3 WB.

Câu 9: Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l?

A. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}l}}{S}\)

B. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}S}}{l}\)

C. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{N{\rm{S}}}}{l}\)  

D. \(L = {10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}{\rm{S}}}}{l}\)

Câu 10: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:

A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.

B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.

C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.

D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên 

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. D

4. A

5. D

6. B

7. D

8. D

9. B

10. D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây

A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.

B. được tính bằng công thức \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.NS/{\rm{l}}\).

C. càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.

D. có đơn vị là Henri (H).

Câu 2: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Niken và hợp chất của niken.

C. Nhôm và hợp chất của nhôm.

D. Cô ban và hợp chất của cô ban.

Câu 3: Một đoạn dây dẫn\(\;CD\) chiều dài \({\rm{l}}\) mang dòng điện \(I\) chạy qua đặt trong từ trường sao cho \(\;CD\) song song với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây \(\;CD\) là

A. \(F = BIS\sin \alpha \).

B. \(F = BI{\rm{l}}\).

C. \(F = 0\).

D. \(F = BI{\rm{l}}\cos \alpha \).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì

A. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.

B. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.

C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.

D. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.

Câu 5: Một ống dây dài \(50\,\,cm\) tiết diện ngang là \(10\,\,c{m^2}\) gồm \(100\) vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là

A. \(25\,\,\mu H\).              B. \(250\,\,\mu H\).

C. \(125\,\,\mu H\).            D. \(1250\,\,\mu H\).

Câu 6: Một đoạn dây dẫn dài \(10\,\,cm\) đặt trong từ trường đều và hợp với vectơ cảm ứng từ một góc \({30^0}\). Dòng điện chạy qua dây có cường độ \(0,75\,\,A\). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là \(4,{5.10^{ - 2}}\,\,N\). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là

A. \(1,0\,\,T\).                     B. \(1,2\,\,T\).

C. \(0,4\,\,T\).                     D. \(0,6\,\,T\).

Câu 7: Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức \(I = 0,4\left( {5 - t} \right);\,\,I\) tính bằng ampe, \(t\) tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm \(L = 0,005\,\,H\). Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là

A. \(0,001\,\,V\).                B. \(0,002\,\,V\).

C. \(0,003\,\,V\).                D. \(0.004\,\,V\).

Câu 8: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích \(12\,\,c{m^2}\) đặt trong từ trường đều cảm ứng từ \(B = {5.10^{ - 2}}\,\,T\), mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc \({30^0}\). Độ lớn từ thông qua khung là

A. \(\Phi  = {3.10^{ - 5}}\,\,Wb\).

B. \(\Phi  = {6.10^{ - 5}}\,\,Wb\).

C. \({4.10^{ - 5}}\,\,Wb\).

D. \(5,{1.10^{ - 5}}\,\,Wb\).

Câu 9: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện \(I\) chạy qua. Hai điểm \(M\) và \(N\) nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Gọi \(\overrightarrow {{B_M}} ;\,\,\overrightarrow {{B_N}} \) là cảm ứng từ tại \(M\)và \(N\). Kết luận nào sau đây không đúng?

A. \(M\)và \(N\)nằm trên cùng một đường sức từ.

B. \({B_M} = {B_N}\).

C. \(\overrightarrow {{B_M}} ;\,\,\overrightarrow {{B_N}} \) ngược chiều.     

D. \(\overrightarrow {{B_M}}  = \overrightarrow {{B_N}} \).

Câu 10: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều

A. thẳng đứng hướng từ dưới lên.

B. nằm ngang hướng từ trái sang phải.

C. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

ĐÁP ÁN

1. B

2. C

3. C

4. C

5. A

6. B

7. B

8. A

9. D

10. D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một bóng đèn trên vỏ có ghi 220V – 50W. Điện trở định mức của đèn là

 A. 44,5 Ω     

 B. 11,4 Ω

C. 484 Ω                     

D. 968 Ω  

Câu 2. Một quả cầu nhỏ m = 0,25g, mang điện tích q = 5.10-9 C treo trên sợi dây mảnh trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ điện trường E = 106V/m cho g = 10m/s2. Độ lớn lực điện trường tác dụng lên quả cầu là 

A. 7,5.10-5 N         

B. 3.10-3 N

C. 5.10-3 N            

D. 2,5.10-3 N 

Câu 3. Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng cho một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại 

A. Tăng lên 

B. Lúc đầu tăng sau đó giảm

C. Không đổi

D. Giảm đi 

Câu 4. Gọi E là suất điện động của nguồn điện, I là cường độ dòng điện qua nguồn, U là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, t là thời gian dòng điện chạy qua. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. P = EIt       

B. P = UI.

C. P = EI.        

D. P  = UIt.    

Câu 5. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

B. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện. 

C. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

D. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

Câu 6. Đặt đầu M của thanh kim loại MN lại gần quả cầu mang điện tích âm, thì trong thanh kim loại

A. Các điện tích dương bị hút về phía đầu M

B. Các điện tích dương bị đẩy về phía đầu M.

C. elêctron bị đẩy về phía đầu M.

D. elêctron bị đẩy về phía đầu N.

Câu 7. Dòng điện không đổi là:

A. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian

C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian

D. .Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian

Câu 8. Vật M không mang điện được đặt tiếp xúc với vật N nhiễm điện dương, khi đó

A. prôton di chuyển từ vật N sang vật M.       

B. prôton di chuyển từ vật M sang vật N. 

C. elêctron di chuyển từ vật N sang vật M.    

D. elêctron di chuyển từ vật M sang vật N. 

Câu 9. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 2,5.1019. Cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng

A. 0,5 A                      B. 1 A

C.  2 A                        D. 4 A

Câu 10. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động E của nguồn điện là:

A. E = 14,50 (V)         

B. E = 12,00 (V)

C. E = 12,25 (V)         

D. E = 11,75 (V)

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. C

4. C

5. B

6. D

7. A

8. D

9. D

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?