Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lý Thường Kiệt

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A, tia ló hợp với tia tới góc D = 300. Góc chiết quang A của lăng kính là:

A. A = 38,60.               B. A = 26,40.

C. A = 660.                  D. A = 240.

Câu 2: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất \(n\, = \,\sqrt 2 \) và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:

A. D = 50.                    B. D = 130.

C. D = 150.                  D. D = 220.

Câu 3: Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm thì ta thu được

A. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.

B. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.

C. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.

D. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.

Câu 4: Trên vành kính lúp có ghi kí hiệu x5. Người quan sát có mắt tốt, có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Số bội giác trong cách ngắm chừng ở vô cực của kính lúp là:

A. \({G_\infty }\, = \,5.\)           B. \({G_\infty }\, = \,8.\)

C. \({G_\infty }\, = \,4.\)           D. \({G_\infty }\, = \,6.\)

Câu 5: Vật AB = 2 cm nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là

A. 8 cm.                      B. 16 cm.

C. 64 cm.                    D. 72 cm.

Câu 6: Một vật đặt cách thấu kính hội tụ 12 cm cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính.

A. f = 9 cm.                 B. f = 18 cm.

C. f = 36 cm.               D. f = 24 cm.

Câu 7: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 25 cm.                    B. 20 cm.

C. 30 cm.                    D. 28,6 cm.

Câu 8: Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính cho một ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là:

A. -30 cm.                   B. -20 cm.

C. 10 cm.                    D. 30 cm.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

Khi đặt vật ở vị trí cực cận thì

A. thể thủy tinh có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.

C. khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới màng lưới là ngắn nhất.

D. thể thủy tinh có độ tụ lớn nhất.

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?

A. Mắt tốt không điều tiết.

B. Mắt cận không điều tiết.

C. Mắt viễn không điều tiết.

D. Mắt tốt điều tiết tối đa.

Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về kính sửa tật cận thị ?

A. Đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa như người mắt tốt.

B. Đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa như người mắt tốt.

C. Đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như người mắt tốt.

D. Đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như người mắt tốt.

Câu 12: Trên vành kính lúp có ghi kí hiệu x2,5. Tiêu cự của kính lúp bằng:

A. 2,5 cm.                 B. 4 cm.

C. 10 cm.                  D. 0,4 cm.

Câu 13: Mắt bị tật viễn thị thì

A. có tiêu điểm ảnh F’ ở nước màng lưới.

B. nhìn vật ở xa phải điều tiết.

C. đeo kính hội tụ hoặc kính phân kì thích hợp để nhìn rõ các vật ở xa.

D. có điểm cực viễn ở vô cực.

Câu 14: Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f1 và f2. Điều nào sau đây là sai khi nói về trường hợp ngắm chừng ở vô cực của kính?

A. Vật ở vô cực qua kính cho ảnh ở vô cực.

B. Số bội giác \(G\, = \,\dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}}.\)

C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là \(a\, = \,{f_1}\, + \,{f_2}.\)

D. Khi quan sát, mắt bình thường đặt sát sau thị kính phải điều tiết tối đa.

Câu 15: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở vô cực mà không cần phải điều tiết.

A. 0,5 dp.                    B. -2 dp.

C. -0,5 dp.                   D. 2 dp.

Câu 16: Gọi d’, f, k, l lần lượt là vị trí ảnh, tiêu cự, số phóng đại ảnh của vật qua kính lúp và khoảng cách từ mắt tới kính lúp. Tìm phát biểu sai về số bội giác của kính lúp:

A. Trong trường hợp tổng quát ta có \(G\, = \,\dfrac{{k.O{C_C}}}{{1 - d'}}.\)

B. Khi ngắm chừng ở cực cận thì \({G_c}\, = \,k.\)

C. Khi ngắm chừng ở vô cực thì \({G_\infty }\, = \,\dfrac{{O{C_C}}}{f}.\)

D. Khi ngắm chừng ở cực viễn thì \({G_V}\, = \,\dfrac{{O{C_C}}}{{O{C_V}}}.\)

Câu 17: Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104 cm. Một người quan sát đặt mắt sau thị kính quan sát một vật ở trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính là 1 m. Số bội giác của kính bằng:

A. 25.              B. 20.

C. 10,4.           D. 15.

Câu 18: Mắt được đặt sau kính lúp có tiêu cự f một khoảng l. Để số bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí của vật (không phụ thuộc vào cách ngắm chừng) thì l bằng

A. khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt (l = Đ).

B. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn (l = OCV).

C. tiêu cự của kính (l = f).

D. 20 cm.

Câu 19: Một người cận thị không đeo kính nhìn rõ vật từ khoảng cách \({d_1}\, = \,\dfrac{1}{6}m;\) Khi dùng kính, người này nhìn rõ vật từ khoảng cách \({d_2}\, = \,\dfrac{1}{4}m.\) Kính của người đó đeo có độ tụ bằng bao nhiêu?

A. 3 dp.               B. -3 dp.

C. 2 dp.               D. -2 dp.

Câu 20: Chọn câu đúng khi nói về sự điều tiết của mắt.

A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và màng lưới để ảnh hiện rõ trên màng lưới.

B. Sự điều tiết của mắt là để mắt mở to hơn, nhiều ánh sáng vào mắt hơn, để nhìn rõ vật hơn.

C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ tụ của thể thủy tinh, để nhìn vật ở những khoảng cách khác nhau đều cho ảnh rõ nét trên màng lưới.

D. Sự điều tiết của mắt là để nhìn các vật ở xa.

Phần Tự luận

Câu 1: Tụ phẳng đặt trong không khí có điện dung C = 500pF, được tích đến hiệu điện thế U = 300V

a) Tính điện tích Q của tụ điện

b) Ngắt tụ điện khỏi nguồn. Nhúng tụ điện vào trong chất lỏng có ε = 2. Tính điện dung C1, điện tích Q1 và hiệu điện thế lúc đó.

c) Vẫn nối tụ với nguồn. Nhúng tụ vào chất lỏng có ε = 2. Tính C2, Q2 và U2 khi đó.

Câu 2: Đặt bốn điện tích âm có cùng độ lớn q tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a.. Xác định cường độ tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông.

ĐÁP ÁN

1.A

2.C

3.C

4.A

5.C

6.B

7.D

8.D

9.D

10.D

11.A

12.C

13.A

14.D

15.B

16.D

17.A

18.C

19.D

20.C

Phần Tự luận

Câu 1:

a) Điện tích của tụ khi nối vào nguồn là: Q = CU = 500.10-12.300 = 15.10-8 C

b) Khi ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích Q không thay đổi nên: Q1 = Q = 15.10-8 C

Khi đó C1 = 2C = 2.500.10-12 = 10-9 F

\( \Leftrightarrow {U_1} = \frac{{{Q_1}}}{{{C_1}}} = \frac{{{{15.10}^{ - 8}}}}{{{{10}^{ - 9}}}} = 150V\)

c) Khi vẫn nối tụ vào nguồn thì hiệu điện thế U không đổi nên: U2 = U = 300V

Khi đó C2 = 2C = 10-9 F

→ Q2 = C2.U2 = 10-9.300 = 3.10-7 C

Câu 2:

Biểu diễn các vecto cường độ điện trường gây ra tại O trên hình vẽ.

Ta có:

\(\overrightarrow {{E_O}}  = \overrightarrow {{E_A}}  + \overrightarrow {{E_B}}  + \overrightarrow {{E_C}}  + \overrightarrow {{E_D}} \)

Với \({E_A} = {E_B} = {E_C} = {E_D} = \frac{{k\left| q \right|}}{{O{A^2}}}\)

Do \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_A}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_C}} \\{E_A} = {E_C}\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{E_{AC}}}  = \overrightarrow {{E_A}}  + \overrightarrow {{E_C}}  = 0\)

Do \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_B}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_D}} \\{E_B} = {E_D}\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {{E_{B{\rm{D}}}}}  = \overrightarrow {{E_B}}  + \overrightarrow {{E_D}}  = 0\)

Cường độ điện trường tổng hợp tại O là:

\(\overrightarrow {{E_O}}  = \left( {\overrightarrow {{E_A}}  + \overrightarrow {{E_C}} } \right) + \left( {\overrightarrow {{E_B}}  + \overrightarrow {{E_D}} } \right) = 0\)

 

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Có hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong không khí chúng hút nhau bằng một lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi \(\varepsilon \, = \,2\), vẫn giữ nguyên khoảng cách thì lực hút giữa chúng là:

\(A.\, F’ = F.\)                  \(B. \,F’ = 2F.\)

\(C.\,F'\, = \,\dfrac{F}{2}.\)              \(D.\,F'\, = \,\dfrac{F}{4}.\)

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

Nhiễm điện do hưởng ứng

A. xảy ra khi đưa một vật mang điện lại gần vật dẫn điện đang trung hòa điện (đặt trên một giá cách điện).

B. có êlectron dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

C. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật đang trung hòa về điện.

D. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật mang điện âm (đặt trên giá cách điện).

Câu 3: Một tụ điện không khí có điện dung 50pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

A. Q = 15.104 C.        

B. Q = 15.10-7 C.

C. Q = 10.10-7 C.       

D. Q = 3.10-7 C.

Câu 4: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 4,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 4,5 J thì thế năng của nó tại B là:

A. -4,5 J.         B. -9 J.

C. 9 J.              D. 0 J.

Câu 5: Chọn câu sai.

Điện trường đều

A. có cường độ như nhau tại mọi điểm.

B. có đường sức là những đường song song cách đều nhau.

C. xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng, song song và tích điện trái dấu.

D. là điện trường tồn tại xung quanh điện tích điểm.

Câu 6: Chọn câu đúng.

Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích đó tăng lên 3 lần, nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai điện tích

A. tăng lên 3 lần.        

B. giảm đi 3 lần.

C. tăng lên 9 lần.        

D. giảm đi 9 lần.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các êlectron.

Câu 8: Cho hai điện tích \({q_1}\, = \,{8.10^{ - 8}}\,C,\,{q_2} = \,{2.10^{ - 8}}\,C\) lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Điểm M mà tại đó có cường độ điện trường E = 0 sẽ

A. Nằm trong khoảng AB cách B 10 cm.

B. Nằm trong khoảng AB cách B 3,3 cm.

C. Nằm ngoài khoảng AB cách A 20 cm, cách B 10 cm.

D. Nằm ngoài khoảng AB cách A 10 cm, cách B 20 cm.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

A. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tăng gấp 4 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng gấp đôi.

B. Môi trường đặt hai điện tích điểm có hằng số điện môi càng lớn thì độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng càng lớn.

C. Nếu độ lớn của một trong hai điện tích điểm tăng gấp đôi thì độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi một nửa.

D. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm giảm đi 16 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng lên 4 lần.

Câu 10: Trong không khí người ta bố trí hai điện tích điểm có cùng độ lớn \(1\,\mu C\) nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của hai điện tích, cường độ điện trường là:

A. 18000 V/m, hướng về điện tích dương.

B. 18000 V/m, hướng về điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 18000 V/m, hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. B

4. D

5. D

6. D

7. C

8. B

9. D

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)      

B. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)      

D. \(B = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Câu 2: Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là:

A. 10-3 T          B. 10-2 T

C. 10-1 T          D. 1,0T

Câu 3: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

A. 2,0 A.                     B. 4,5 A.

C. 1,5 A.                     D. 3,0 A.

Câu 4: Khi đặt nam châm lại gần máy thu hình đang hoạt động thì hình ảnh trên màn hình sẽ bị nhiễu loạn. Nguyên nhân chính là do chùm tia electron đang rọi vào màn hình bị ảnh hưởng bởi tác dụng của lực:

A. Hấp dẫn.                

B. Lorentz.

C. Colomb.                 

D. Đàn hồi.

Câu 5: Bộ phanh điện tử của những oto hạng nặng hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của

A. dòng điện không đổi.

B. lực Lorentz.

C. lực ma sát.

D. dòng điện Foucault.

Câu 6: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn F = 1,6.10-15 N. Góc \(\alpha \) hợp với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \) là:

A. \(\alpha  = {45^0}\)                

B. \(\alpha  = {90^0}\)

C. \(\alpha  = {60^0}\)                

D. \(\alpha  = {30^0}\)

Câu 7: Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là

A. 4, 79.108 m/s                

B. 2.105 m/s

C. 4,79.104 m/s                 

D. 3.106 m/s

Câu 8: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.

Câu 9: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn bằng

A. 5.10-5 T                   

B. 6.10-5 T

C. 6,5.10-5 T                

D. 8.10-5 T

Câu 10: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra.. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có

A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. phương ngang, chiều từ trong ra.

D. phương ngang, chiều từ ngoài vào.

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. D

4. B

5. D

6. D

7. C

8. B

9. C

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45˚ thì góc khúc xạ bằng 30˚. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:

A. \(\sqrt 3 \)             B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

C. 2                 D. \(\sqrt 2 \)

Câu 2: Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất \(n = \sqrt 3 \) sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:

A. 450              B. 300

C. 200              D. 600

Câu 3: Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh.

B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i > igh.

C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i ≥ igh.

D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i < igh.

Câu 4: Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?

A. 370              B. 450

C. 41,40           D. 82,80

Câu 5: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. Tốc độ ánh sáng trong kim cương là:

A. 242000 km/s           

B. 726000 km/s

C. 124000 km/s           

D. 522000 km/s

Câu 6: Một người nhìn thẳng góc xuống mặt nước thấy ảnh của con cá ở dưới nước bị

A. dịch ngang song song với mặt nước một đoạn

B. dịch lại gần mặt nước một đoạn.

C. dịch ra xa mặt nước một đoạn

D. không bị dịch chuyển

Câu 7: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n2 (n2 < n1). Góc giới hạn phản xạ toàn phần xác định theo công thức

A. \(\sin {i_{gh}} = {n_1}.{n_2}\)  

B. \(\sin {i_{gh}} = \frac{1}{{{n_1}.{n_2}}}\)

C. \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)  

D. \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Câu 8: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 9: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A. luôn nhỏ hơn 1.

B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

D. luôn lớn hơn 1.

Câu 10: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?

A. \(i > {45^0}\)                  B. \(i < {45^0}\)

C. \({30^0} < i < {90^0}\)       D. \(i < {60^0}\)

ĐÁP ÁN

1. D

2. D

3. C

4. D

5. C

6. D

7. C

8. C

9. C

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự  f = 15 cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:

A. 12 cm.        

B. 36 cm.

C. 4 cm.          

D. 18 cm.

Câu 2: Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết thì cần đeo kính:

A. hội tụ có độ tụ nhỏ.

B. hội tụ có độ tụ thích hợp.

C. phân kì có độ tụ thích hợp.

D. phân kì có độ tụ nhỏ.

Câu 3: Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Số bội giác của kính khi người mắt bình thường (không tật) quan sát Mặt trăng trong trạng thái không điều tiết là:

A. 24 lần.        

B. 25 lần.

C. 20 lần.        

D. 30 lần.

Câu 4: Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là

A. –15 cm.      

B. 15 cm.

C. 50 cm.        

D. 20 cm.

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ảnh của vật nhìn qua kính hiển vi là ảnh ảo ngược chiều với vật.

B. Ảnh của vật nhìn qua kính thiên văn ngược chiều và lớn hơn vật.

C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi thay đổi được

D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn không thay đổi được.

Câu 6: Thấu kính có độ tụ D = -5 điôp đó là thấu kính

A. phân kì có tiêu cự f = -5 cm.

B. hội tụ có tiêu cự f = 20 cm.

C. phân kì có tiêu cự f = -20 cm.

D. hội tụ có tiêu cự f = 5 cm.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.

B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.

Câu 8: Kính lúp là thấu kính

A. phân kì có tiêu cự nhỏ.

B. phân kì có tiêu cự lớn.

C. hội tụ có tiêu cự lớn.

D. hội tụ có tiêu cự nhỏ.

Câu 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát nào dưới đây cho hợp lí?

A. chuyển động các hành tinh.

B. một con vi khuẩn rất nhỏ.

C. cả một bức tranh phong cảnh lớn.

D. các bộ phận trên cơ thể con ruồi.

Câu 10: Một lăng kính có góc chiết quang 60°. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới lăng kính sao cho tia ló có góc lệch cực tiểu bằng 30°. Chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là

A. 1,503.         

B. 1,731.

C. 1,414.         

D. 1,82.

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. A

4. A

5. A

6. C

7. A

8. D

9. D

10. C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lý Thường Kiệt. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?