Bộ 4 đề thi HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để ?

A.  Vấn đề dân số trẻ.                                                           B.  Chống ô nhiễm môi trường.

C.  Đô thị hóa và việc làm.                                                    D.  Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ.

Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

A.  Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.                        B.  Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.

C.  Làm tốt công tác tuyên truyền.                                        D.  Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

Câu 3. Bản chất của Nhà nước là gì ?

A.  Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.

B.  Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

C.  Mang bản chất của giai cấp thống trị.

D.  Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 4. Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là ?

A.  Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.       B.  Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng.

C.  Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ.               D.  Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh.

Câu 5. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là gì ?

A.  Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

B.  Bảo vệ Tổ quốc.

C.  Phát triển nguồn nhân lực.

D.  Phát triển khoa học.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc ?

A.  Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.

B.  Sức mạnh của hệ thống chính trị.

C.  Sức mạnh của quân sự.

D.  Sức mạnh của khoa học và công nghệ.

Câu 7. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì ?

A.  Tiếp tục tăng chất lượng dân số.                                     B.  Tiếp tục giảm quy mô dân số.

C.  Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.                             D.  Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư.

Câu 8. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào ?

A.  Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

B.  Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực.

C.  Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục.

D.  Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học.

Câu 9. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì ?

A.  Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.

B.  Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa cách hiệu quả.

C.  Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

D.  Tạo môi trường cho văn hóa phát triển.

Câu 10. Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì ?

A.  Quyền lực thuộc về nhân dân.                            

B.  Nhân dân làm chủ.

C.  Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội.                                  

D.  Quyền lực tập trung trong tay nhà nước.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Hãy chọn một đáp án đúng nhất

Câu 1: Trong các kiểu nhà nước thì nhà nước nào là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các nhà nước còn lại?

A. Nhà nước tư sản             B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. Nhà nước phong kiến         D. Nhà nước chiến hữu nô lệ

Câu 2: Tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm là:

A. Khoa học                                                    B. Chính sách khoa học và công nghệ

C. Hoạt động khoa học và công nghệ             D. Công nghệ

Câu 3: Lực lượng chính của quốc phòng là:

A. Quân đội nhân dân và công an nhân dân

B. Quân đội, tự vệ và các hoạt động quân sự của toàn dân tộc

C. Quân đội nhân dân và các hoạt động quân sự của toàn dân tộc

D. Công an nhân dân

Câu 4: Đảng và Nhà nước ta coi chính sách dân số là:

A. Một yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong chiến lược phát triển đất nước

B. Một bộ phận trong chiến lược phát triển đất nước

C. Một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước

D. Một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước

Câu 5: Công dân có quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực chính trị      B. Lĩnh vực kinh tế      C. Lĩnh vực văn hóa        D. Lĩnh vực xã hội

Câu 6: Đâu không phải là phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?

A. Chủ động tham gia vào các cuộc đấu tranh chung vì quyền con người

B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

C. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

D. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh

Câu 7: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực văn hóa     B. Lĩnh vực xã hội       C. Lĩnh vực kinh tế        D. Lĩnh vực chính trị

Câu 8: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì?

A. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học, lí luận

B. Nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

C. Nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận

D. Nhằm nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học và công nghệ

Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là:

A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra

B. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ

D. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Câu 10: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt là:

A. An ninh quốc gia      B. Bảo vệ an ninh quốc gia     C. Tiềm lực quốc phòng      D. Quốc phòng

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?

a. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.

b. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

c. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:

a. Sản xuất kinh tế             

b. Thỏa mãn nhu cầu.

c. Sản xuất của cải vật chất.       

d. Quá trình sản xuất.

Câu 3: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?

a. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.

b. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.

c. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịch sử phát triển lâu dài.

d. a và c đúng, b sai.

Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?

a. Cơ sở.      

b. Động lực.      

c. Đòn bẩy.        

d. Cả a, b, c đúng.

Câu 5: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?

a. Quan trọng.      

b. Quyết định.      

c. Cần thiết.      

d. Trung tâm.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?

a. Sự phát triển sản xuất.              

b. Sản xuất của cải vật chất.

c. Đời sống vật chất, tinh thần.          

d. Cả a, b, c.

Câu 7: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?

a. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.

b. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.

c. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 8: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?

a. Sức lao động.     

b. Lao động.      

c. Sản xuất của cải vật chất.       

d. Hoạt động.

Câu 9: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

a. Sản xuất của cải vật chất.      

b. Hoạt động.

c. Tác động.                 

d. Lao động.

Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? 

a. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.

b. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

c. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.

d. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi nào?

a. Do lao động tạo ra.        

b. Có công dụng nhất định.

c. Thông qua mua bán.       

d. Cả a, b, c đúng.

Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

a. Giá trị, giá trị sử dụng.              

b. Giá trị, giá trị trao đổi.

c. Giá trị trao đổi, giá trị sử dụng.       

d. Giá trị sử dụng.

Câu 3: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

a. Giá cả.                      

b. Lợi nhuận.

c. Công dụng của hàng hóa.        

d. Số lượng hàng hóa.

Câu 4: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?

a. Giá cả.                     

b. Lợi nhuận.

c. Công dụng của hàng hóa.        

d. Số lượng hàng hóa.

Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?

a. 1m vải = 5kg thóc.       

b. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.

c.1m vải = 2 giờ.          

d. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.

Câu 6: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?

a. Giá trị trao đổi.                      

b. Giá trị số lượng, chất lượng.

c. Lao động xã hội của người sản xuất.     

d. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 7: Giá trị của hàng hóa là gì?

a. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.

b. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

c. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

d. Lao động của người sản xuất hàng hóa.

Câu 8: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?

a. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

b. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.

c. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

d. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 9: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?

a. Thời gian tạo ra sản phẩm.     

b. Thời gian trung bình của xã hội.

c. Thời gian cá biệt.           

d. Tổng thời gian lao động.

Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

a. Tốt.       

b. Xấu.      

c. Trung bình.       

d. Đặc biệt.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?