Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 3)

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                                                                   ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ 2

                                                                                                                        NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                            MÔN: NGỮ VĂN 11

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

                                          Dáng đứng Việt Nam

Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để gì lại cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh Giải phóng quân
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

          Lê Anh Xuân

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Câu 2. Xác định hình tượng nhân vật trung tâm trong bài thơ.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 Nêu cảm nghĩ của anh (chị ) về hai câu thơ :

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

 II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh.

................HẾT..................

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: Biểu cảm

Câu 2:

Hình tượng nhân vật trung: người lính, Anh Giải phóng quân.

Câu 3:

  • Biện pháp tu từ : so sánh
  • Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa vẻ đẹp của người lính uy nghi, lẫm liệt trước lúc đi xa.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý, sau đây là gợi ý:

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất,Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Yêu cầu chung

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.

Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
  • Giới thiệu tác giả:
    • Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc.
    • Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ.
  • Giới thiệu tác phẩm:
    • Tác phẩm được trích trong  tập Nhật kí trong tù của Bác.
    • Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh.
    • Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên yên ả, vắng lặng, hiu quạnh và đầy tâm trạng. thiên nhiên như có hồn người. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, tinh yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh.
    • Hai câu sau: Bức tranh đời sống con người:
    • Hình ảnh cô gái xay ngô giản dị, khỏe khoắn.
    • Hình ảnh lò than rực hồng, ấm áp, bừng sáng, gợi niềm vui.
    • Từ ngữ cô đọng, hàm súc, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.
    • Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

e.Sáng tạo

Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ, mới mẻ, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, văn viết có cảm xúc…

Trên đây là trích dẫn một phần Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 3). Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?