TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
B. Chế độ độc tài tư bản phản động.
C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hit-le.
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến việc đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức?
A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức bất lực đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923.
B. Giai cấp tư sản ủng hộ Hit-le.
C. Đảng Cộng sản, đảng Xã hội dân chủ thiếu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít.
D. Đảng Quốc xã có lực lượng mạnh, đứng đầu là Hit-le.
Câu 3. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là
A. công nghiệp quân sự. B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp đường sắt, đóng tàu.
Câu 4. Nguyên nhân Đức trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Âu là
A. tính hiếu chiến của giới cầm quyền Đức.
B. kinh tế phát triển nhất Châu Âu nhưng có ít thuộc địa.
C. tài quân sự của Hit-le.
D. lãnh thổ Đức rộng lớn, tiềm lực quân sự mạnh.
Câu 5. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động như thế nào đến nước Đức?
A. Kinh tế nước Đức bị tàn phá nghiêm trọng.
B. Sản xuất công nghiệp giảm 48%, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
C. Sản xuất công nghiệp giảm 47%, 5 triệu người thất nghiệp.
D. Đức mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt.
Câu 6. Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời thể hiện
A. Hít-le thật sự nắm quyền ở Đức.
B. tính độc tài phát xít.
C. tài quân sự tuyệt vời của Hít-le.
D. sự bất lực của giới tư sản cầm quyền ở Đức.
Câu 7. Tại sao quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh?
A. Vì thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh.
B. Vì được sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền.
C. Vì sự thiếu thống nhất trong đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ.
D. Vì con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước phù hợp với sự phát triển của nước Đức.
Câu 8. Ngày 30 – 1 – 1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng đã
A. mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử nước Đức.
B. đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa phát xít ở nước Đức.
C. mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
D. đánh dấu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Đức.
Câu 9. Việc làm đầu tiên của Hít-le sau khi lên nắm quyền ở Đức là
A. tập trung phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp nặng.
B. xây dựng quân đội thường trực mạnh chuẩn bị cho chiến tranh.
C. thiết lập nền chuyên chính, độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản.
D. tiến hành cải cách đất nước theo hướng dân chủ hóa.
Câu 10. Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng
A. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.
B. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự.
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
D. hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Câu 11. Tháng 10 – 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích
A. không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận.
B. để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
C. để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác.
D. để chuẩn bị cho hoạt động xâm lược thuận lợi hơn.
Câu 12. Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939?
A. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.
B. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản.
C. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu.
D. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới.
Câu 13. Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức?
A. Đức là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đức là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Đức là nước thua trận và bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
D. Đức có ít thuộc địa và nghèo tài nguyên nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 14. Đảng Quốc xã đã tuyên truyền, kích động như thế nào để gây ảnh hưởng trong quần chúng?
A. Tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chống các hòa ước bất bình đẳng.
B. Tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, chống các đảng phái phản động.
C. Tuyên truyền chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.
D. Tuyên truyền chủ nghĩa bành trướng, chống các đảng phái dân chủ.
Câu 15. Tại sao Hít-le lại tiến hành khủng bố trước hết nhắm vào Đảng Cộng sản Đức?
A. Vì Đảng Cộng sản Đức là chính đảng lớn ở Đức.
B. Vì Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. Vì Đảng Cộng sản Đức muốn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đức.
D. Vì Đảng Cộng sản Đức tìm cách liên kết với các đảng tiến bộ khác.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào?
A. Anh.
C.Đức.
D.Nga.
Câu 2. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp?
A. Cooc-nây.
B. La-phông-ten.
C. Mô-li-e.
D. Víc-to Huy-gô.
Câu 3. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là
A.Mô-da.
B. Trai-cốp-xki.
C. Bét-to-ven.
D. Pi-cát-xô.
Câu 4. Nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX- XX là
A. Lép-tôn-xtôi.
B.Vích-to Huy-gô.
C. Lỗ Tấn.
D. Mác Tuên.
Câu 5. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
A. "Những người khốn khổ".
B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".
C."Chiến tranh và hòa bình".
D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".
Câu 6. Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc
A. Mô- da.
C. Trai- cốp- xki.
D. Sô- panh.
Câu 7. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.
B. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật.
C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học.
D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa.
Câu 8. Thời Cận đại, ở phương Đông , quốc gia nào đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa lớn ?
A. Ấn Độ.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Hàn Quốc.
Câu 9. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền hài kịch cổ điển Pháp?
A. Cooc-nây.
B. La-phông-ten.
C. Vích-to Huy-gô.
Câu 10. Câu truyện ngụ ngôn “ Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai ?
A. La- phong-ten.
B. Ru- xô.
C. Von- te.
D. Mông-tex-ki-ơ.
Câu 11. An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của quốc gia nào ?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Nga.
Câu 12. Nhà thơ tình nổi tiếng của nước Nga buổi đầu thời cận đại là ai ?
A. Pu- skin.
B. Vích-to Huy-gô.
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go.
D. Hô-xê Ri-dan.
Câu 13. Lô- mô- nô- xốp là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?
A. Anh.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 14. Vở balê “ Hồ thiên nga” là sáng tác của ai ?
A. Mô- da.
B. Bét- tô-ven.
C. Trai- cốp- xki.
D. Sô- panh.
Câu 15. Lê- nin đã đánh giá các tác phẩm của ai như “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” ?
A. Lép-tôn-xtôi.
B.Vích-to Huy-gô.
C. Lỗ Tấn.
D. Mác Tuên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là
A. Trình độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng.
B. Phong trào nổ ra chưa đồng bộ.
C. Các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp.
D. Các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân.
Câu 2. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?
A. Cách mạng đã lật đổ triều Mãn Thanh ở Trung Quốc.
B. Cách mạng đã chấm dứt chế độ chuyên chế ở Trung Quốc.
C. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến , đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân Trung Quốc.
D. Cách mạng đã ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á .
Câu 3. Sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc tiến hành cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là
A. Nhật Bản được các nước phương Tây viện trợ.
B. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
C. Nhật Bản không muốn duy trì chế độ phong kiến.
D. Nhật Bản đã có cuộc cải cách Minh Trị.
Câu 4. Tư năm 1895 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp chống thực dân Anh?
A. Phương pháp đấu tranh ôn hòa.
B. Phương pháp đấu tranh chính trị.
C. Phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang.
D. Phương pháp đấu tranh bạo lực.
Câu 5. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là kết quả của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Cách mạng tháng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
C. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871.
D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam 1945.
Câu 6. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.
B.Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến.
Câu 7. Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?
A. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.
B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.
C. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.
D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Câu 8. Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh?
A. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
B. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”.
C. “Liên minh tôn giáo của các nước cộng hòa châu Mĩ”.
D. “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” .
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là
A. Bom-bay và Can-cut-ta. B. Đê-li và Bom-bay.
C. Xi-pay. D. Mi-rút.
Câu 10. Trong Đảng Quốc đại của Ấn Độ đã hình thành phái dân chủ cấp tiến do B.Ti-lắc đứng đầu thường được gọi là
A. Phái “Cấp tiến”. B. Phái “Ôn hòa”.
C. Phái “Cực đoan”. D. Phái “Dân chủ”.
Câu 11. Cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản. B. Khuynh hướng tư sản.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 12. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫnkhông thể giải quyết được.
C. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.
D. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 13. Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.
C. đưa loài người bước vào nền văn minh mới-văn minh hậu công nghiệp.
D. Đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị.
Câu 14. Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là
A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.
C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.
D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 15. Cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á là
A. Cách mạng ở Inđônê xi a. B. Cách mạng ở Xing-ga-po.
C. Cách mạng ở Phi-lip-pin. D. Cách mạng ở Miến Điện.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: