TRƯỜNG THPT HÒA LỢI | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: «NEP » là cụm từ viết tắt của
A. Kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ 1925 đến 1941.
B. Chính sách cộng sản thời chiến.
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Chính sách kinh tế mới.
Câu 2: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩ a đế quốc cho vay nặng lãi.
Câu 3: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
D. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918 ), mang tính chất
A. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
B. chính nghĩa về các nước thuộc địa.
C. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
D. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
Câu 5: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là ?
A. Cuộc khủng hoảng thiếu.
B. Cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.
C. Cuộc khủng hoảng thừa và trầm trọng nhất.
D. Cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.
Câu 6: Nguyên nhân ch ính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
A. sự cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
B. buôn bán nô lệ da đen.
C. sự bóc lột của giai cấp tư sản.
D. sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 7: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
B. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 8: Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế
D. Liên bang.
Câu 9: Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là?
A. Vua Quang Tự.
B. Từ Hy Thái hậu và Khang Hữu Vi.
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
D. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu.
Câu 10: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng văn hóa.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 11: Hội quốc Liên gồm bao nhiêu nước thành viên:
A. 42 nước.
B. 43 nước.
C. 45 nước.
D. 44 nước.
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì :
A. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
B. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.
C. có tiềm lực kinh tế và quân sự.
D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.
Câu 13: Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích
A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Khống chế sự lũng đoạn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 14: Đế quốc nào sau đây không xâu xé Trung Quốc cuối TK XIX?
A. Mĩ.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Nga.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
A. Thái Bình Thiên quốc.
B. Nghĩa Hòa đoàn.
C. Khởi nghĩa Thiên An môn.
D. Khởi nghĩa Vũ Xương.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1D | 2B | 3D | 4C | 5C | 6A | 7B | 8B | 9C | 10D |
11D | 12A | 13A | 14D | 15A | 16B | 17B | 18D | 19C | 20A |
21D | 22A | 23A | 24D | 25B | 26C | 27C | 28C | 29B | 30A |
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh
A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây.
B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh.
C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?
A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng .
Câu 3: Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?
A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 4: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa.
D. Quân chủ chuyên chế
Câu 5: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc.
B. Do khối Liên minh thành lập.
C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc .
D. Do khối Hiệp ước thành lập.
Câu 6: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?
A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.
B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.
C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
Câu 7: Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
Câu 8: Vua Ra-ma V đã không thực hiện chính sách nào để đưa Xiêm phát triển ?
A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ ,giảm nhẹ thuế ruộng.
B. Giải phóng nguồn lao động được tự do làm ăn sinh sống.
C. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
D. Tiếp tục nhận thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây.
Câu 9: Mĩ có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.
B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.
C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.
D. Giữ thái độ “trung lập”.
Câu 10: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
Câu 11: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 12: Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.
B. Tư sản.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Địa chủ.
Câu 13: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 14: Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào ?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức - Áo Hung.
C. Đức-Nhật - Áo.
D. Đức - Nhật – Mĩ .
Câu 15: Đâu là duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
C. Thái tử Áo- Hung bị ám sát.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập
Câu 16: Tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào?
A. Hiệp ước
B. Liên minh
C. Cả hai phe
D. Trung lập
Câu 17: Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng
C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
Câu 18: Trước khi cách mạng năm 1917 bùng nổ, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị. Nhân tố nào được coi “chìa khóa” để
đưa đất nước Nhật Bản phát triển? Vì sao?
Câu 2: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1C | 2C | 3A | 4B | 5C | 6C | 7B | 8D | 9D |
10B | 11C | 12A | 13B | 14B | 15C | 16A | 17D | 18C |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong cuộc Chiến thế giới thứ nhất (1914-1918), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ
buôn bán vũ khí ?
A. Pháp.
B. Mĩ.
C. Nga
D. Anh.
Câu 2: Đến đầu năm 1918, cách mạng tháng Mười giành thắng lợi ở
A. Cung điện mùa đông.
B. Pê-tơ-rô-grát.
C. toàn nước Nga.
D. Mát-xơ-va.
Câu 3: Hệ thống Vec xai- Oa sinh tơn phản ánh điều gì?
A. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
B. Sự xác lập quyền lợi kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức.
C. Mối quan hệ hòa bình ổn định giữa các nước tư bản.
D. Quyền lợi các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc được chú trọng.
Câu 4: Sự kiện được xem mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức là
A. Hít le hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là quốc trưởng suốt đời (1934).
B. thành lập nền Cộng hòa Vaima (1919).
C. cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
D. Tổng thống Hinđenbun chỉ định Hít le làm thủ tướng (1933).
Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nói về việc nước Đức ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới vào đầu thế kỉ XX?
A. Nhằm đàn áp phong trào cách mạng ở Châu Âu.
B. Muốn dùng vũ lực để phân chia lại thế giới.
C. Để cạnh tranh với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Để giải quyết những mâu thuẩn trong nước.
Câu 6: Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai có điểm gì đặc biệt?
A. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Sự tồn tại của Chính phủ tư sản lâm thời.
C. Sự tồn tại của chính quyền Xô viết đại biểu.
D. Sự tấn công của liên quân 14 nước đế quốc.
Câu 7: Điểm nổi bật nhất trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
B. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
C. trật tự thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
D. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
Câu 8: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong lĩnh vực ngoại giao những năm 1922-1933 là gì?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đức, Anh, Italia.
B. Thiết lập ngoại giao với một số nước láng giềng Châu Á, Châu Âu.
C. Từng bước thiết lập và đặt quan hệ ngoại giao với nước Mĩ.
D. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc.
Câu 9: Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
Câu 10: Ngày 25/10/1917 (theo lịch Nga) tức ngày 07/11 trở thành ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là vì
A. ngày cách mạng giành thắng lợi ở Mátxcơva.
B. ngày quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Kiép.
C. quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, bắt chính phủ lâm thời.
D. ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Câu 11: Bản Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị ở Nhật Bản là
A. thể chế Cộng hòa.
B. quân chủ lập hiến.
C. nhà nước Liên bang.
D. quân chủ chuyên chế.
Câu 12: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản sụp đổ vào những năm 60 thế kỉ XIX?
A. Chế độ Mạc phủ suy yếu cuối cùng tự sụp đổ.
B. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.
C. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
D. Các nước phương Tây dùng vũ lực đánh bại.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1B | 2C | 3A | 4D | 5B |
6A | 7A | 8D | 9C | 10C |
11B | 12B | 13D | 14D | 15A |
16A | 17B | 18B | 19A | 20B |
21B | 22D | 23C | 24A | 25B |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường Hòa Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: