TRƯỜNG THPT HÀM LONG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Mĩ?
A. Kinh tế Mĩ chậm phát triển.
B. Kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
C. Kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao trong suốt chiến tranh.
D. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vị thế kinh tế Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa là
A. nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất.
B. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ hai thế giới.
C. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ ba thế giới.
D. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ tư thế giới.
Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp nặng.àng.
C. Tản xuất hàng hóa.
D. Nông nghiệp.
Câu 5. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là
A. hình thành các tơ rot khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.
B. đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C. đế quốc xuất khẩu tư bản và cho vay nặng lãi.
D. đế quốc thực dân và cho vay nặng lãi.
Câu 6. Ai đã đề ra “chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Tơ-ru-man. B. Ru-dơ-ven.
C. Ai-xen-hao. D. Clin-tơn
Câu 7. “Chính sách mới” là chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực
A. nông nghiệp. B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. kinh tế, tài chính và chính trị, xã hội. D. đời sống xã hội.
Câu 8. Đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” là
A. đạo luật ngân hàng. B. đạo luật phục hưng công nghiệp.
C. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. đạo luật chính trị, xã hội.
Câu 9. Ai là tổng thống duy nhất của nước Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liền?
A. Ai-xen-hao.
B. Ken-nơ-dy.
C. Ru-dơ-ven.
D. Tơ-ru-man.
Câu 10. Chính phủ Ru-dơ-ven của Mĩ đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm
A. đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. biến các nước Mĩ la-tinh thành sân sau.
C. cải thiện quan hệ với các nước Mĩ la-tinh.
D. khống chế các nước Mĩ la-tinh.
Câu 11. Năm 1921 diễn ra sự kiện gì ở nước Mĩ có liên quan đến phong trào đấu tranh của công nhân ở nước này?
A. Đảng công nhân cộng sản chủ nghĩa Mĩ thành lập.
B. Đảng cộng sản Mĩ ra đời.
C. Đảng cộng hòa Mĩ thành lập.
D. Phong trào công nhân Mĩ đạt đỉnh cao.
Câu 12. Khi Mĩ rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề về kinh tế, Mĩ đã giải quyết bằng con đường
A. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B. thực hiện chính sách ôn hòa.
C. cải cách chế độ một cách ôn hòa.
D. vừa phát xít hóa vừa giữ nguyên tư bản chủ nghĩa.
Câu 13. Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX là
A. Chính sách láng giềng thân thiện.
B. Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh.
C. Chính sách mở cửa và hội nhập.
D. Chính sách chạy đua vũ trang.
Câu 14. Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới?
A. Chính sách thực lực nước Mĩ.
C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Chính sách láng giềng thân thiện.
Câu 15. Nước Mĩ đón nhận những “cơ hội vàng” từ
A. Nền kinh tế phát triển thịnh đạt.
C. Khi tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên.
D. Khi đảng Cộng hòa lên cầm quyền.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Khi bị rơi vào tình cảnh khủng hoảng nặng nề, Mỹ giải quyết khủng hoảng bằng con đường nào?
A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B. Thực hiện chính sách ôn hòa.
C. Giữ nguyên trạng thái tư bản chủ nghĩa.
D. Vừa phát xít hóa vừa giữ nguyên tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Đứng trước cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, tổng thống Rudơven đã duy trì chế độ
A. dân chủ tư sản. B. cộng hòa tư sản.
C. độc tài phát xít. D. cộng hòa đại nghị.
Câu 3. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, thái độ của Mỹ như thế nào?
A. Kiến quyết chống phát xít.
B. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
C. Cùng với phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Đứng về phe đồng minh chống phát xít.
Câu 4. Trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Đức.
Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại cho Mĩ cơ hội nào?
A. Bán vũ khí và hàng hóa thu được nhiều lợi nhuận.
B. Trở thành chủ nợ của Châu Âu.
C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
D. Đem lại cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 6. Mĩ là trung tâm tài chính của thế giới vì
A. Là chủ nợ của thế giới.
B. Mĩ nắm 60% dự trữ vàng thế giới.
C. Đồng đô la là đồng tiền quốc tế
Câu 7. Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách mới của Tổng thống Ru dơ ven là
A. chỉ kiểm soát về mặt tài chính.
B. kiểm soát một số ngành công nghiệp then chốt.
C. thả nổi kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
D. nhà nước nắm vai trò điều tiết toàn bộ nền kinh tế.
Câu 8. Chính sách mới của Tổng thống Ru dơ ven đã
A. tăng cường sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với nhân dân lao động.
B. làm cho nước Mĩ có xu hướng đi theo chủ nghĩa phát xít.
C. Cải thiện một phần đời sống của nhân dân lao động.
D. Tấn công các tập đoàn độc quyền, tiến tới thủ tiêu các tô chức tơ rơt khổng lồ.
Câu 9. Chính sách mới của Tổng thống Ru dơ ven đã mở ra giai đoạn phát triển mới nào của CNTB?
A. Thời kì CNTB tự do cạnh tranh.
B. Thời kì CNTB lũng đoạn.
C. Thời kì CNTB lũng đoạn nhà nước.
D. Thời kì tích lũy nguyên thủy TBCN.
Câu 10. Tổng thống Ru dơ ven đã bước qua một quy định của Hiến pháp Mĩ khi
A. đề cao vai trò kinh tế của nhà nước.
B. chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Liên Xô.
C. làm tổng thống trong 4 nhiệm kì.
D. thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập cho các nước Mỹ Latinh.
Câu 11. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai( Nước Pháp) nhằm
A. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
B. bàn cách đối phó chống lại Liên xô.
C. bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu âu.
D. bàn cách hợp tác về quân sự.
Câu 12. Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai gồm
A. Anh, Pháp Mỹ, Nhật. B. Pháp, Đức, Nga.
C. Mĩ, Anh, Đức,Ý. D. Tây Ban Nha, Nhật bản.
Câu 13. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là
A. Tổ chức liên hợp quốc. B. Hội quốc Liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Tư bản.
Câu 14. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở
A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức.
Câu 15. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do
A. các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.
B. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu.
C. người dân không đủ tiền mua hàng hoá.
D. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nào của Nhật Bản?
A. Ngành công nghiệp nặng.
C. Ngành công nghiệp nhẹ.
D. Ngành tài chính và ngân hàng.
Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đạt đến đỉnh cao vào năm nào?
A. Năm 1930. B. Năm 1931. C. Năm 1932. D. Năm 1933.
Câu 3. Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng giới cầm quyền Nhật Bản đã đề ra giải pháp nào?
A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài. D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Câu 4. Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Tháng 9 năm 1931. B. Tháng 10 năm 1931.
C. Tháng 9 năm 1932. D. Tháng 10 năm 1932.
Câu 5. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là tổ chức nào?
A. Phái “sĩ quan trẻ”. B. Phái “sĩ quan già”.
C. Các viện quý tộc. D. Đảng cộng sản Nhật.
Câu 6. Nhật là nước thu được nhiều lợi trong chiến tranh thế giới thứ nhất sau
A. nước Anh. B. nước Mỹ. C. nước Đức. D. nước Pháp.
Câu 7. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Triều Tiên. D. Mông Cổ.
Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn đến nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng trong những năm 1929-1933?
A. Sự sụp đỗ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929.
B. Do tác động của cuộc khủng hoảng từ thập niên 20 của thế kỷ XX ở Nhật Bản.
C. Do sự suy giảm trong nông nghiệp của Nhật.
D. Do chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật.
Câu 9. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?
A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.
D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
Câu 10. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật?
A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.
B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.
Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.
Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.
Câu 11. Để vượt qua cuộc khủng hoảng 1929-1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương
A. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. thực hiện nền dân chủ mở của, ứng dụng những thành tựu KHKT
C. thực hiện chính sách mới của Tổng thống Rudơven.
D. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
Câu 12. Biểu hiện chứng tỏ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tác động mạnh nhất đến người lao động Nhật Bản ?
A. Chính phủ Nhật không tiếp tục thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.
B. Hàng hóa khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.
C. Thu nhập quốc dân giảm ½.
D. Nhân dân bị phá sản, 2/3 bị mất ruộng đất ; công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.
Câu 13. Tại sao cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật Bản đã chuyển hướng sang thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến?
A. Do sự cạnh tranh của các cường quốc tư bản khác.
B. Sự bất ổn định kinh tế-xã hội.
C. Sức ép từ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Câu 14. Ngành kinh tế của Nhật Bản chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. nông nghiệp. B. tài chính ngân hàng.
C. công nghiệp nặng. D. công nghiệp quân sự.
Câu 15. Giới cầm quyền Nhật đã đề ra chủ trương gì để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933)?
A. Quân sự hóa nền kinh tế phục vụ chiến tranh.
B. Phát xít hóa nền kinh tế.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
D. Giữ nguyên trạng thái TBCN.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hàm Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: