TRƯỜNG THPT NAM KÌ KHỞI NGHĨA | ĐỀ KIỂM THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
MÙA HẠ
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi
Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.
Đó là mùa của những ước mơ
Những dục vọng muôn đời không xiết kể
Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu
Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa
Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
28-6-1986
(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Câu 1 (1.0 điểm) : Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu.
Câu 3 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa/
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?/ Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển / Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
-----------------Hết----------------
GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả một mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống:
tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, mật trào lên vị quả, vạn vật phơi trần dưới nắng, biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng, cánh diều giấy nghiêng, vòm trời cao vút…
Câu 2.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ “đó là mùa” - Hiệu quả biểu đạt:
+ Gợi tả cụ thể, sinh động những nét đặc trưng rất riêng của mùa hè trong cảm nhận của nhà thơ. + Tăng tính biểu cảm cho lời thơ.
Câu 3.
- Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ - tuổi trẻ của chính mình. Hỏi nhưng đồng thời là sự khẳng định: mặt đất chỗ nào màu xanh chỗ đó vẫn là biển, quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa; con người cũng thế, dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước mãi vẫn còn không thể mất.
- Lời thơ giàu chất triết lí: sự sống là vĩnh hằng, bất diệt khi biết cháy hết mình những khát vọng tuổi trẻ; sống có ý nghĩa, thì mùa Hạ vẫn mãi bên ta...
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người vợ trong tác phẩm Thương vợ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Cảm nhận
+ Thời gian và không gian
+ Tác giả so sánh, đồng nhất con cò với hình ảnh bà Tú với hình ảnh con cò trong ca dao.
+ Hoàn cảnh sống cơ cực lại là cơ hội thử thách vẻ đẹp tâm hồn và đức hi sinh của bà Tú.
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết phần Làm văn của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nam Kì Khởi Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nam Sách có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trung Trực có đáp án
-
Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Hoàng Văn Thụ có đáp án
Chúc các em học tập tốt!