TRƯỜNG THPT SÔNG CÔNG | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba, nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Trong phản ứng: N2 + O2 → 2NO, nitơ thể hiện tính oxi hóa.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
Câu 3: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào sau đây xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi.
Câu 4: Công thức hóa học của magie photphua là
A. Mg2P3. B. MgP. C. Mg3P2. D. Mg3(PO4)2.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng về axit photphoric?
A. Tính oxi hóa mạnh vì photpho có số oxi hoá cao nhất +5.
B. Tính khử mạnh vì hiđro có số oxi hóa +1.
C. Độ mạnh trung bình, trong dung dịch phân li theo 3 nấc.
D. Axit thường dùng là dung dịch đặc, sánh, màu vàng.
Câu 6: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của
A. P. B. P2O5. C. H3PO4. D. Ca3(PO4)2.
Câu 7: Dãy nào sau đây gồm tất cả các muối đều ít tan hoặc không tan trong nước?
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4. B. AgI, BaHPO4, Ca3(PO4)2.
C. AgCl, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2. D. AgF, CuSO4, Ca(H2PO4)2.
Câu 8: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây đều tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. Li, H2, Al. C. H2, O2 . D. O2, Ca, Mg.
Câu 9: Có thể nhận biết muối amoni bằng kiềm mạnh vì
A. muối amoni chuyển thành màu đỏ.
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc.
C. thoát ra một chất khí không màu hóa nâu trong không khí.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 10: HNO3 không phản ứng với
A. Ag. B. Sn. C. Au. D. Cu
Câu 11: Cho các phản ứng sau trong điều kiện thích hợp: (1) S + HNO3, (2) FeO + HNO3, (3) Fe2O3 + HNO3, (4) HCl + NaOH, (5) Mg + HCl, (6) Cu + HNO3. Số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 12: Trong phản ứng: HNO3 + P → H3PO4 + NO2 + H2O. Hệ số của P (số nguyên, tối giản) là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 5.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Trắc nghiệm khách quan:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | B | A | D | C | C | B | B | C | B | C | B | A | B | B | B | C | D | B | C | C |
ĐỀ SỐ 2
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1. Công thức tổng quát của ankan là
A. CnH2n (n ≥ 2). B. CnH2n+2 (n ≥ 1). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n (n ≥ 1).
Câu 2: Anken là những hiđrocacbon
A. không no, mạch vòng.
B. no, mạch hở.
C. không no, có một nối ba trong phân tử.
D. mạch hở, có một nối đôi trong phân tử.
Câu 3: Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 4: Cho các chất: metan, etilen, axetilen, isopren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: ho sơ đồ phản ứng sau: CH3- ≡ H + AgNO3/ NH3 X + NH4NO3. X có công thức cấu tạo là
A. CH3- Ag≡ Ag. B. CH3- ≡ Ag. C. AgCH2- ≡ Ag. D. CH3- ≡ H.
Câu 6: Ankan nào sau đây nhẹ hơn không khí?
A. etan. B. metan. C. propan. D. butan.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế từ chất nào sau đây?
A. etan. B. canxicacbua. C. metan. D. butan.
Câu 8: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=CH-CH=CH2.
C. CH3-CH=C(CH3)2. D. CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 9: Hợp chất (CH3)3C-CH2-C(C2H5)=CH-CH3 có tên thay thế là
A. 3-etyl-5,5-đimetylhexen-2. B. 2,2-đimetylheptađien-1,4.
C. 3-etyl-5,5-đimetylhex-2-en. D. 4-đimetyl-2,2-đimetylhexen.
Câu 10: Hai anken có CTPT C3H6 và C4H8 khi phản ứng với H r thu được ba sản phẩm. Hai anken là
A. propilen và but-en. B. propen và but-1-en.
C. propen và but-2-en. D. propilen và isobutilen.
Câu 11: Ankan X tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1, có chiếu sáng) thu được 3 dẫn xuất monoclo đồng phân. Tên gọi của X là
A. neopentan. B. propan. C. isobutan. D. pentan.
Câu 12 ao su buna được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của
A. isopren. B. buta-1,4-đien. C. buta-1,3-đien. D. but-2-en.
Câu 13: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được chất dẻo PE có cấu tạo là
A. (-CH2=CH2-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n.
Câu 14: Dùng phản ứng nào sau đây để phân biệt axetilen với etilen?
A. Cộng với dung dịch brom
B. Thế của axetilen với dung dịch AgNO3 trong amoniac
C. Oxi hóa không hoàn toàn
D. Trùng hợp
Câu 15: Cho dãy chuyển hóa sau: CH4→ X → Y → T → Cao su buna. Công thức phân tử của Y là
A. C4H6. B. C2H5OH. C. C4H4. D. C4H10.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Trắc nghiệm khách quan:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | B | B | B | B | B | B | C | C | D | C | D | B | C | C | A | B | D | C |
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối là do
A. chúng dễ hòa tan trong nước. B. trong dd chúng phân li ra các ion.
C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. D. chúng ở trạng thài lỏng.
Câu 2: Dung dịch một chất có pH= 8 thì nồng độ mol/lít của ion OH- trong dd là
A. 10-8 B. 8.10-1 C. 8.10-3 D. 10-6
Câu 3: Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl- B. K+, CO32-, SO42-
C. H+, NO3-, SO42-, Mg2+ D. Fe2+, NO3-, S2-, Na+
Câu 4: Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)2, NO và H2O B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O
C. Fe(NO3)2, N2 D. Fe(NO3)3 và H2O
Câu 5: Ở điều kiện thường photpho hoạt động hóa học khá hơn nitơ là do
A. Photpho ở trạng thái rắn còn nitơ ở trạng thái khí.
B. Độ âm điện của P nhỏ hơn nitơ.
C. Photpho chỉ có liên kết đơn, còn nitơ có liên kết ba .
D. P có đô âm điện lớn hơn nitơ.
Câu 6: Có thể phân biệt 3 dd : NaCl, Na3PO4, NaNO3 chỉ bằng 1 thuốc thử là
A. dd Ba(OH)2 B. dd AgNO3
C. Cu kim loại D. dd BaCl2.
Câu 7: Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:
A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 8: Vai trò của cacbon trong phản ứng Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2 → 3CaSiO3 + 2P + 5CO là:
A. Chất khử C. Axit B. Chất oxi hoá D. Bazơ
Câu 9: SiO2 tan được trong dung dịch axit nào sau đây?
A. HCl B. HNO3 C. H2SO4 D. HF
Câu 10: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?
A. dung dịch NH3 B. dung dịch NaOH
C. NaCl nóng chảy D. dung dịch đường saccarozơ
Câu 11: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có muối nào ?
A. KH2PO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K2HPO4 D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4
Câu 12: Khí CO không khử được oxit kim loại nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. Fe3O4. B. CuO. C. MgO. D. PbO.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm (6đ)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
B | D | D | D | C | B | B | A | D |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
D | C | C | B | A | C | B | B | D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Sông Công. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: