Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lê Anh Xuân

TRƯỜNG THPT LÊ ANH XUÂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2:

A. Đều tan trong nước                                                                   B. Đều có tính Oxi hóa và tính khử

C. Đều không duy trì sự cháy và sự sống                                     D. Tất cả đều đúng

Câu 2*: Cho phản ứng N2 + 3H2 ⇔ 2NH3    H = -92KJ

Tìm phát biểu không phù hợp với phản ứng này

A. N2 là chất Oxi hóa                                   

B. Cần cung cấp 92KJ nhiệt lượng để 1 mol N2 kết hớp với 3 mol H2

C. Hiệu suất của phản ứng rất bé      

D. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác và áp suất cao

Câu 3: Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua là:

A. LiN3 và Al3N                                                                            B. Li3N và AlN                  

C. Li2N3 và Al2N3                                                                         D. Li3N2 và Al3N2

Câu 4*: Muốn cho cân bằng của phản ứng nhiệt độ tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải cần phải đồng thời.

A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ                                                   C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ

B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ                                                 D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ

Câu 5**: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.

A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2         C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2

B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2         D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

Câu 6**: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5                                                B. 7                                         C.9                                      D. 21

Câu 7**: Trong phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A.5                                                 B.7                                          C. 9                                     D. 21

Câu 8*: Phương trình điện li tồng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

                                                        H3PO4 ⇔ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch

A. Cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận                          

B. Căn bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch

C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch                                       

D. Nồng độ PO43- tăng lên

Câu 9: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua

A. Mg3(PO4)2                                B. Mg(PO3)2                           C. Mg3P2                            D. Mg2P2O7

Câu 10*: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. Axit nitric và đồng (II) nitrat   

B. Đồng (II) nitrat và amoniac

C. Barihidroxit và axit photphoric

D. Amoni hidrophotphat và kalihidroxit

Câu 11: Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Đốt cháy NH3 trong Oxi có chất xúc tác platin                        B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3                                                                  D. Nhiệt phân NH4NO2

Câu 12: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?

A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4                                         C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2

B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2                                               D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2

Câu 13: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)

A. H+, PO43-                                                                                 B. H+, H2PO4-, PO43-         

C. H+, HPO42-, PO43-                                                                   D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-

Câu 14: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?

A. Axit nitric đặc và cacbon         

C. Axit nitric đặc và đồng

B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh    

D. Axit nitric đặc và bạc

Câu 15: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước

B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.

C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt

D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1C

2B

3B

4C

5A

6D

7A

8B

9C

10A

11D

12B

13D

14A

15D

16B

17D

18D

19A

20A

21A

22A

23A

24B

25C

26A

27C

28B

29D

30A

 

ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

A. tổng hợp phân đạm.

B. tổng hợp ammoniac.

C. làm môi trường trơ trong luyện kim,điện tử.

D.sản xuất axit nitric.

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu.

D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm:

A. FeO, NO2, O2.

A. Fe, NO2, O2.                 

C. Fe2O3, NO2, O2.           

D. Fe2O3, NO2.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.

B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.

C. Photpho đỏ có cấu trúc

D. Photpho đỏ tan tốt trong các dung môi hữu cơ thông thường.

Câu 5: Phương pháp nào sau đây dùng để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao trong công nghiệp?

A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng

B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.

C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng

Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của

A. P.

B. P2O5.

C. PO3-.                        

D. H3PO4.

Câu 7: Phản ứng nào dưới đây không thể dùng để điều chế oxit của nitơ?

A. NH4NO3                                                  

B. Cu + dung dịch HNO3

C. CaCO+ dung dịch HNO3          

D. NH3 + O2

Câu 8: Trong điều kiện thích hợp, nitơ phản ứng được với tất cả các chất của dãy nào sau đây?

A. Li, H2, Al.

B. Fe, H2, Al.

C. H2, O2, Ag.

D. O2, Cu, Mg.

Câu 9: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?

A. NH4Cl → NH3 + HCl                                    

B. NH4HCO3 → NH3 +H2O+CO2

C. NH4NO3 → NH3 +HNO3                        

D. NH4NO2 → N2 +2H2O

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + HNO3 → NO + ... Chất X không thể là

A. Fe(NO3)2.

B. Cu.                                

C. Fe(OH)3.                       

D. Fe3O4.

Câu 11: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng là:

A. Cu, S, FeO, CuO.

B. Na2CO3, Al, Fe2(SO4)3, KCl.

C. Au, Mg(OH)2, Fe2O3, NaCl.

D. Ag, P, AlCl3, Na2SO4.

Câu 12: Photpho đóng vai trò chất oxi hóa khi tác dụng với

A. Ca.

B. O2.

C. Cl2.                               

D. HNO3.

Câu 13: Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. Ca(HPO4).

B. (NH4)3PO4.

C. Na3PO4.                        

D. Na2HPO4.

Câu 14: Khi cho urê vào dung dịch Ca(OH)2 thì

A. không có hiện tượng gì xảy ra.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. xuất hiện kết tủa trắng và sinh khí có mùi khai.

D. xuất hiện khí mùi khai.

Câu 15: Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3.

B. KOH, Na2O, NH3, K2CO3.

C. CuSO4, MgO, KOH, NH3.

D. HCl, NaOH, Na2CO3, NH3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

C

C

B

B

C

A

C

C

A

A

A

C

B

B

D

D

B

A

 

ĐỀ SỐ 3:

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Tính chất hóa học của N2 là tính

A. khử và oxi hóa.

B. axit và bazơ.

C. axit và oxi hóa.             

D. bazơ và khử.

Câu 2: Chất dùng để tạo độ xốp cho bánh là

A. (NH4)3PO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.                         

D. NaCl.

Câu 3: Dung dịch HNO3 đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành màu

A. đen sẫm.

B. xanh.

C. trắng sữa.                      

D. vàng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ.

B. Photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ.

C. Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các phi kim hoạt động.

D. Ở nhiệt độ thường photpho trắng phát quang trong bóng tối.

Câu 5: Dung dịch H3PO4 không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Cu.

B. NaOH.

C. NH3.                             

D. CuO.

Câu 6: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)2HPO4 và KNO3.

B. NH4H2PO4 và KNO3.

C. (NH4)3PO4 và KNO3.

D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.

Câu 7: Thuốc thử dùng phân biệt ba hóa chất riêng biệt NH4Cl, KNO3, K3PO4 là dung dịch

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. AgNO3.                        

D. BaCl2.

Câu 8: Khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do

A. phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị không cực.

B. phân tử N2 có liên kết ion.

C. phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững.

D. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

Câu 9: Cho NH3 vào lần lượt các dung dịch : KCl, H2SO4, FeCl2, BaCl2, AlCl3. Số trường hợp có kết tủa sau phản ứng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.                                  

D. 2.

Câu 10: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaNO3, hỗn hợp chất rắn thu được là

A. NaNO2, MgO.

B. NaNO2, Mg(NO2)2.

C. Na2O, MgO.                 

D. Na2O, Mg(NO2)2.

Câu 11: Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3.

B. KOH, Na2O, NH3, K2CO3.

C. CuSO4, MgO, KOH, NH3.

D. HCl, NaOH, Na2CO3, NH3.

Câu 12: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là

A. Ca3P2.

B. Ca2P3.

C. Ca3(PO4)2.                   

D. CaP2.

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong dung dịch, H3PO4 không tồn tại dạng phân tử.

B. H3PO4 là một axit trung bình, trong dung dịch nước phân li theo ba nấc.

C. H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3.

D. H3PO4 có thể tạo ra ba loại muối khi tác dụng với dung dịch kiềm.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phải bảo quản phân đạm ở nơi khô ráo.

B. Urê có công thức hóa học là (NH4)2

C. Supephotphat kép là hỗn hợp muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D. Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân người ta dựa vào phần trăm về khối lượng

Câu 15: Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do

A. Độ âm điện của photpho nhỏ hơn độ âm điện của nitơ.

B. Trong điều kiện thường photpho ở trạng thái rắn, còn nitơ ở trạng thái khí.

C. Liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

D. Photpho có nhiều dạng thù hình, còn nitơ chỉ có một dạng thù hình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Trắc nghiệm khách quan: 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

D

C

A

A

C

C

D

A

B

A

A

A

C

C

B

D

C

B

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lê Anh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?