Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Đồng có đáp án

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN CÔNG NGHỆ 11

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

A. Trắc nghiệm (4đ):

Chọn và khoanh tròn vào phương án  trả lời đúng nhất

Câu 1: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể gồm có mấy bước :

A. 6 bước                   B. 8 bước                    C. 5 bước                    D. 7 bước

Câu 2: Chọn câu sai khi nói về “đặc điểm của đường kích thước “ :

A. Ở 2 đầu mút có vẽ mũi tên.

B. Vẽ bằng nét liền mảnh.

C. Vẽ bằng nét đứt mảnh, nét vẽ 0,25 mm.

D. Kẻ song song với phần tử cần ghi kích thước.

Câu 3: Mặt phẳng cắt là:

A. mặt phẳng song song với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

B. mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu và cắt vật thể ra làm hai phần

C. mặt phẳng đi ngang qua vật thể

D. mặt phẳng song song với  mặt phẳng hình chiếu

Câu 4: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu " thẩm định, đánh giá phương án thiết kế " không đạt thì phải quay về giai đoạn nào?

A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.

B. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.

C. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế.

D. Lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ phác.

B. Bản vẽ kĩ thuật có 2 loại là bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp.

C. Bản vẽ xây dựng là các bản vẽ liên quan đến chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc, thiết bị.

D. Bản vẽ cơ khí là các bản vẽ liên quan đến thiết kế,chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng...các máy móc,thiết bị

Câu 6: Mặt cắt nào được vẽ ở ngoài hình chiếu?

A. Mặt cắt toàn bộ                B. Mặt cắt chập          C. Mặt cắt rời             D. Mặt cắt một nửa

Câu 7: “ Tô đậm “là bước thứ mấy trong cách lập bản vẽ chi tiết:

A. Bước 1                  B. Bước 2                    C. Bước 3                                D. Bước 4

Câu 8: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:

A. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể

B. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể

C. mặt tranh  tuỳ ý

D. mặt tranh song song với một mặt của vật thể

Câu 9: Bản vẽ lắp dùng để:

A. sửa chữa các chi tiết

B. chế tạo các chi tiết

C. chế tạo và kiểm tra các chi tiết

D. lắp ráp các chi tiết

Câu 10: Hình cắt trong bản vẽ xây dựng thể hiện:

A. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.

B. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...

C. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...

D. Kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và  kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ,…

Câu 11: Cho đường tròn R = 7 cm thì trong hình chiếu trục đo, elip đó có độ dài của trục dài và trục ngắn là:

A. 122 cm và 71 cm

B. 17,08 cm và 9,94 cm

C. 8,54 cm và 4,97 cm

D. 9,76 cm và 11,38 cm

Câu 12: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

B. phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu

C. ba hệ số biến dạng khác nhau

D. p = q = r = 0,5

B. Tự luận (6.0 điểm):

Câu 1: Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình biểu diễn dùng trong bản vẽ nhà là gì?

Câu 2: Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo.

Câu 3: Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

ĐÁP ÁN

A.Trắc nghiệm (4đ):

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

A

C

D

C

C

B

D

D

B

A

 

B. Tự luận (6.0 điểm):

Câu 1:

- Mặt bằng: Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà, được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang di qua cửa sổ, có tác dụng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi,…Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng có một bản vẽ mặt bằng riêng.

- Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà. Có thể là mặt chính hoặc mặt bên.

- Hình cắt: Tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. Dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi,…

Câu 2:

Cách xây dựng hình chiếu trục đo như sau:

- Một vật thể được gắn với hệ tọa độ vuông góc OXYZ với các trục tọa độ đặt theo ba chiều (dài, rộng, cao của vật thể).

- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo một phương chiếu l (không song song với P’, không song song với các trục tọa độ)

- Trên mặt phẳng P’ nhận được hình chiếu trục của vật thể và hệ tọa độ O’X’Y’Z’.

Câu 3:

Vì hệ số biến dạng p = r = 1. Mà p và r lần lượt là hệ số biến dạng trên trục O’X’ và O’Z’ nên các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

ĐỀ SỐ 2

A. Trắc nghiệm (4đ):

Chọn và khoanh tròn vào phương án  trả lời đúng nhất

Câu 1: Từ khổ giấy A1 ta chia được mấy khổ giấy A4?

 A. 8.                         B. 4.                          C. 6.                                         D. 2.

Câu 2: Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Mặt cắt là hình biểu diễn các ....................của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt”.

A. đường bao thấy.

B. đường bao khuất

C. đường bao.

D. đường giới hạn. 

Câu 4: Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo?

A. Góc trục đo.

B. Mặt phẳng hình chiếu.

C. Hệ số biến dạng.

D. Cả ba thông số. 

Câu 5: Khi mặt cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh thì hình cắt sẽ được biểu diễn tương ứng trên.............................

A. hình chiếu đứng.

B. hình chiếu cạnh.  

C. hình chiếu bằng.

D. hình chiếu cạnh và hình chiếu đứng.

Câu 6: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh........................với 1 mặt của vật thể.

A. song song.

B. không song song.

C. vuông góc.

D. cắt nhau.

Câu 7: Để thể hiện kết cấu của ngôi nhà người ta dùng?

A. Mặt đứng.

B. Mặt bằng.

C. Mặt cắt.

D. Đáp án khác.

Câu 8: Hình 1 là ………………………………… của trạm xá.

A. mặt bằng.

B. mặt đứng.

C. mặt cắt.

D. mặt bằng tổng thể.

Câu 9: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu phương án thiết kế không đạt thì phải quay về giai đoạn nào?

A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.

B. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế.

C. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.

D. Lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 10: Hãy điền các từ tương ứng vào chỗ trống sao cho phù hợp:

   “Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu ở ………..., mặt phẳng hình chiếu bằng ở…………., mặt phẳng hình chiếu cạnh ở………….của vật thể”.

A. dưới – sau – bên phải.

B. trước – trên – bên trái.              

C. trên – trước – bên trái.

D. sau – dưới – bên phải.

B. Tự luận (6.0 điểm):

Vẽ các hình chiếu (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể sau theo phương pháp chiếu góc thứ nhất:

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án đề 2 đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Đồng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?