Bài tập Xác định khoảng thời gian để li độ của hai Dao động điều hòa cùng dấu có đáp án

XÁC ĐỊNH KHOẢNG THỜI GIAN ĐỂ LI ĐỘ CỦA 2 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG DẤU

Câu 1.  Hai chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Trên hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của pha dao động hai chất điểm.

Từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 2016 s, khoảng thời gian mà li độ của hai dao động cùng dấu là

A. 1008,5 s.                 B. 1005,7 s.                 

C.  1008,0 s.                D. 1006,8 s.

Hướng dẫn

* Pha dao động của hai chất điểm:  

\(\left\{ \begin{array}{l} {\varphi _1} = \pi t\\ {\varphi _2} = 2\pi t + \frac{\pi }{3} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_1} = {A_1}\cos \pi t\\ {x_2} = {A_2}\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) \end{array} \right.\)

Từ thời điểm t = 0 đên thời điểm t = 2 s, khoảng thời gian mà li độ cua hai dao động cùng dấu là 1 s.

Từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 2016 = 1008. 2 s, khoảng thời gian mà li độ của hai dao động cùng dấu là 1008 s

→ Chọn C.       

Câu 2. Hai vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với chu kì T1 = 4 s, T2 = 12 s. Ban đầu hai vật ở biên dương. Thời gian ngắn nhất để cả hai vật cùng đi qua vị trí cân bằng là

A. 3 s.              B. 6 s.                         

C.  2 s.               D. 12 s.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \Delta t = \left( {2{n_1} + 1} \right)\frac{{{T_1}}}{4} = \left( {2{n_2} + 1} \right)\frac{{{T_2}}}{4} = 2{n_1} + 1 = \left( {2{n_2} + 1} \right).3\\ \Rightarrow \frac{{2{n_1} + 1}}{{2{n_2} + 1}} = \frac{3}{1}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2{n_{1\min }} + 1 = 3\\ 2{n_{2\min }} + 1 = 1 \end{array} \right. \Rightarrow \Delta {t_{\min }} = 3\left( s \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Câu 3. Hai con lắc đơn có cùng khối lượng vật nặng được treo vào hai điểm gần nhau cùng một độ cao, cho hai con lắc dao động điều hoà trong hai mặt phẳng song song. Biết chu kì con lắc thứ nhất gấp đôi chu kì con lắc thứ hai; biên độ dài con lắc thứ 2 gấp đôi biên độ dài con lắc thứ nhất. Tại thời điểm hai sợi dây treo song song với nhau thì con lắc thứ nhất có động năng bằng 3 lần thế năng, khi đó tỉ số tốc độ con lắc 1 và tốc độ con lắc 2 bằng

A. 0,217.                                 B. 4,610.                    

C. 0,224.                                 D. 4,472

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {\alpha _1} = {\alpha _2} = \alpha \Rightarrow {{\rm{W}}_{d1}} = 3{W_{t1}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| {{v_1}} \right| = \frac{{{\omega _1}{A_1}\sqrt 3 }}{2}\\ \left| \alpha \right| = \frac{{{\alpha _{\max 1}}}}{2} = \frac{{{\alpha _{\max 2}}}}{2} \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left| {{v_2}} \right| = \frac{{{\omega _2}{A_2}\sqrt {255} }}{{16}}\\ \Rightarrow \frac{{\left| {{v_1}} \right|}}{{\left| {{v_2}} \right|}} = \frac{{\frac{{{\omega _1}{A_1}\sqrt 3 }}{2}}}{{\frac{{{\omega _2}{A_2}\sqrt {255} }}{{16}}}} = 0,217 \end{array}\)

 Chọn A.

Câu 4. Hai chất điểm M và N dao động điều hoà trên cùng một trục tọa độ Ox (O là vị trí cân bằng của chúng), coi trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Biết phương trình dao động của chúng lần lượt là: x1 = 4cos(4πt − π/3) cm và x2 = 4cos(2πt + π/6) cm. Thời điểm hai chất điểm gặp nhau lần thứ 2016 là

A. 24145/48 s.                         B. 24181/48 s.                        

C.  18169/36 s.                                    D. 24169/48 s.

Hướng dẫn

* Giải phương trình  

\(\begin{array}{l} {x_1} = {x_2}\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} 4\pi t - \frac{\pi }{3} = - 2\pi t - \frac{\pi }{6} + m.2\pi \\ 4\pi t - \frac{\pi }{3} = 2\pi t + \frac{\pi }{6} + n2\pi \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} t = \frac{1}{{36}} + ,.\frac{1}{3}\left( {t > 0 \Rightarrow m = 0;1....} \right)\\ \\ t = \frac{1}{4} + n\left( {t > 0 \Rightarrow n = 0;1...} \right) \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {t_1} = \frac{1}{{36}} \Leftrightarrow m = 0\\ {t_3} = \frac{1}{{36}} + \frac{1}{3} \Leftrightarrow m = 1\\ {t_5} = \frac{1}{{36}} + \frac{3}{3} \Leftrightarrow m = 3 \end{array} \right.\left| \begin{array}{l} {t_2} = \frac{1}{4} \Leftrightarrow n = 0\\ {t_4} = \frac{1}{{36}} + \frac{2}{3}\\ {t_6} = \frac{1}{4} + 1 \Leftrightarrow n = 1 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow m = 2 \end{array}\)

* Lần thứ (4k – 2) sẽ thuộc họ thứ 2 ứng với n = k và  \({t_{4k - 2}} = \frac{1}{4} + k\)

* Lần thứ (4k – 1) sẽ là:  \({t_{4k - 2}} = {t_{4k - 2}} + \frac{1}{9} = \frac{{13}}{{36}} + k\)

* Lần thứ (4k – 0) sẽ là  \({t_{4k}} = {t_{4k - 1}} + \frac{1}{3} = \frac{{25}}{{36}} + k\)

* Vì \(2016 = 4.504 \Rightarrow {t_{4k}} = \frac{{25}}{{36}} + 504 = \frac{{18169}}{{36}}\left( s \right)\)

 Chọn B

Câu 5. (150167BT) Hai con lắc đơn (với tần số góc dao động điều hòa lần lượt là 10π/9 rad/s và 10π/8 rad/s) được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Tìm khoảng thời gian kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau lần thứ 2014.

A. 1611,5 s.                             B. 14486,44s.                         

C. 14486,8s.                            D. 14501,2s.

Hướng dẫn

* Phương trình dao động của chất điểm:  

\(\left\{ \begin{array}{l} {\alpha _1} = {\alpha _{\min }}\sin \frac{{10\pi }}{9}t\\ {\alpha _2} = {\alpha _{\min }}\sin \frac{{10\pi }}{8}t \end{array} \right.\)

* Hai sợi dây song song với nhau thì  :

\(\begin{array}{l} {\alpha _1} = {\alpha _2}\,\,\\ hay\,\,\left\{ \begin{array}{l} \frac{{10\pi }}{8}t = - \pi - \frac{{10\pi }}{9}t + k.2\pi \\ \frac{{10\pi }}{8}t = \frac{{10\pi }}{9} + n2\pi \end{array} \right.\left( {k,n \in Z} \right) \end{array}\)

+ Họ nghiệm 1:  \(t = - \frac{{36}}{{85}} + k.\frac{{72}}{{85}}\left( s \right)\left( {t > 0 \Rightarrow k = 1,2,3...} \right)\)

+ Họ nghiệm 2:   \(t = n.\frac{{72}}{5}\left( s \right) = n.17.\frac{{72}}{{85}}\left( s \right)\left( {t > 0 \Rightarrow n = 1,2,3..} \right)\)

Từ lần 1 đến lần 17 thuộc họ nghiệm 1 với giá tri k tương ứng lần lượt: 1 ;2;3;4;5;6;7;8;9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17

Lần thứ 18 thuộc họ nghiệm 2 ứng với n = 1

……….

Lần thứ 2014 = 111.18 + 16;

Lần thứ 111.18 = 1998 thuộc họ nghiệm 2 ứng với n = 111  \(:{t_{1998}} = 111.17.\frac{{72}}{{85}}\left( s \right) \)

Lần thứ16 thuộc họ nghiệm 1 ứng với k = 16 hay  \({t_{16}} = - \frac{{36}}{{85}} + 16.\frac{{72}}{{85}} = \frac{{1116}}{{85}}\left( s \right)\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {t_{2014}} = {t_{1998}} + {t_{16}}\\ = 111.17.\frac{{72}}{{85}} + \frac{{1116}}{{85}} = \frac{{27396}}{{17}} \approx 1611,53\left( s \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Câu 6. (150121BT)Hai chất điểm dao động điều hòa cùng biên độ 20 cm trên hai đường thẳng song song sát nhau và cùng song song với trục Ox với tần số lần lượt 2 Hz và 2,5 Hz. Vị trí cân bằng của chúng nằm trên đường thẳng đi qua O và vuông góc với Ox. Tai thời điểm t = 0, chất điểm thứ nhất m1 qua li độ 10 cm và đang chuyển động nhanh dần, chất điểm thứ hai m2 chuyển động chậm dần qua li độ \(10\sqrt 2 \) cm. Thời điểm lần đầu tiên hai chất điểm gặp nhau và chuyển động ngược chiều nhau là ở li độ

A. −17,71 cm.             B. 17,71 cm.               

C.  −16,71 cm.                D. 17,66 cm.

Hướng dẫn

Phương trình dao động của các chất điểm:  

\(\left\{ \begin{array}{l} {x_1} = 20\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\\ {x_2} = 20\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( {cm} \right) \end{array} \right.\)

Ở mọi thời điểm gặp nhau thì:

\(\begin{array}{l} {x_1} = {x_2}\,\\ \,hay\,\,\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \left( {5\pi t - \frac{\pi }{4}} \right) + \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) = k.2\pi \left( {k = 1,2...} \right)\\ \left( {5\pi t - \frac{\pi }{4}} \right) - \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) = \ell .2\pi \left( {\ell = 1,2...} \right) \end{array} \right. \end{array}\)

Thời điểm lần đầu tiên hai chất điểm gặp nhau và chuyển động ngược chiều nhau thì:

\(\begin{array}{l} \left( {5\pi t - \frac{\pi }{4}} \right) + \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right) = 2\pi \\ \Rightarrow t = \frac{{23}}{{108}}\left( s \right)\\ \Rightarrow {x_1} = 20\cos \left( {4\pi \frac{{23}}{{108}} + \frac{\pi }{3}} \right) = - 16,71\left( {cm} \right) \end{array}\)

Chọn C.

Câu 7. Hai chất điểm phát ánh sáng đỏ và xanh dao động điều hòa theo phưcmg thẳng đứng vị trí cân bằng có cùng độ cao với biên độ lần lượt là A và 2A tương ứng với chu kì là 3 s và 6 s. Hai điểm sáng đặt sau màn chắn song với mặt phẳng chứa các đoạn thẳng quỹ đạo dao động, trên màn chắn có khoét một khe hẹp nằm ngang đúng tại li độ x = A như hình vẽ.

Mỗi khi các điểm sáng đi qua khe hẹp mắt người quan sát nhìn thấy ánh sáng. Nếu tại thời điểm t = 0, các chất điểm ở các vị trí cao nhất của chúng thì lần thứ 2015 người quan sáng nhìn thấy chớp sáng là

A. 3024,5 s.                 B. 3020,0 s.                 

C.  3022,0 s.                D. 3022,5 s.

Hướng dẫn

* Các thời điểm chất điểm qua 1 khe:  

\(t = \frac{{{T_1}}}{2} + {k_1}{T_1} = 1,5 + 3{k_1}\left( {{k_1} = 0,1,2...} \right)\)

* Các thời điểm chất điểm qua 2 khe:  

\(\left[ \begin{array}{l} t = \frac{{{T_2}}}{3} + {k_2}{T_2} = 2 + 6{k_2}\left( {{k_2} = 0,1,2...} \right)\\ t = \frac{{2{T_2}}}{3} + {k_2}{T_2} = 4 + 6{k_3}\left( {{k_3} = 0,1,2...} \right) \end{array} \right.\)

* Lần 1, lần 2, lần 3 lần lượt ứng với k1 = 0, k2 = 0, k3 = 0

* Họ nghiệm thứ 3 là lớn nhất và mỗi lần k3 tăng 1 đơn vị thì số lần tăng thêm 4 nên lần thứ 2015 = 4.503 + 3 tương ứng với họ nghiệm thứ 3 và ứng với k3 = 503

\( \Rightarrow {t_{2015}} = 4 + 6.503 = 3022\left( s \right)\)

Chọn C.

Câu 8. Hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng cạnh nhau, cùng song song với trục Ox. Hai vật dao động, cùng vị trí cân bằng O (toạ độ x = 0) với chu kỳ và biên độ làn lượt là T1 = 4,0 s, A1 = 5 cm và T2 = 4,8 s, A2 = 6 cm. Tại thời điểm ban đầu, chúng cùng qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Khi hai chất điểm cùng trở lai vị tri ban đầu thì tỷ số quãng đường mà chúng đi được là?

A. S1/S2 = 1,2.                         B. S2/S1 = 1,2.            

C. S1/S2 = l.                             D. S2/S1 = 1,5.

Hướng dẫn

Xét tỉ số:   \(\frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{4,8}}{4} = \frac{6}{4} \Rightarrow \Delta t = 6{T_1} = 5{T_2} \Rightarrow \) Lần đầu tiên cả hai vật cùng trở về vị trí ban đầu thì vật 1 thực hiện được 6 dao động (S1 = 6.4A1) và vật 2 thực hiện được 5 dao động :

\(\left( {{S_2} = 5.4{A_2}} \right) \Rightarrow \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{24.5}}{{20.6}} = 1 \)

Chọn C.

Câu 9. Hình vẽ là đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường liền nét) và chất điểm 2 (đường đứt nét).

Tốc độ cực đại của chất điểm 1 là 3π cm/s. Không kể thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm cùng li độ lần thứ 2016 là

A. 2268 s.                     B. 2418,75 s.  

C. 2420,25 s.               D. 2417,25 s.

Hướng dẫn

* Tần số góc:  

\(\omega = \frac{{{v_{1\max }}}}{A} = \frac{{3\pi }}{6} \Rightarrow {T_1} = \frac{{2\pi }}{{{\omega _1} = 4\left( s \right)}}\)

* Cứ mỗi khoảng thời gian lặp:  \(T = 2,5{T_2} = 1,5{T_1} = 6\left( s \right)\) gặp nhau 5 lần mà  \(2016 = 5.403 + 1\)

Nên \({t_{2016}} = 403.T + {t_1} = 403.T + 3T/24 = 2418,75\left( s \right)\)

 Chọn B.

...

---Để xem tiếp nội dung các Bài tập tìm khoảng thời gian để li độ của hai DĐĐH cùng dấu, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập Xác định khoảng thời gian để li độ của hai Dao động điều hòa cùng dấu có đáp án môn Vật lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?