ÔN TẬP CHƯƠNG: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT SINH HỌC 12 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Giới hạn sinh thái là:
A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.
D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian.
Câu 2. Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là:
1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian.
2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp.
3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật.
4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp.
5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác.
6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 3. Những nội dung nào sau đây là đúng?
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.
4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.
5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2) C. (1), (4), (5) D. (3), (2), (4)
Câu 4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật?
1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.
2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý.
3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.
4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 5. Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài.
B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút.
C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
Câu 6. Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:
A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra.
B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể.
C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể.
D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.
Câu 7. Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động vật, thực vật quí hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì:
A. Kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.
B. Kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền.
C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác.
D. Số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng dần số alen lặn có hại.
Câu 8. Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:
1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.
2. Các cá thể chim này phải cùng một loài.
3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.
4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.
Số điều kiện cần là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ?
A. Kích thước quần thể nhỏ.
B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng.
C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.
D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém.
Câu 10. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mới quan hệ:
A. Cạnh tranh cùng loài B. Hỗ trợ cùng loài
C. Cộng sinh D. Hỗ trợ khác loài
Câu 11. Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.
2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.
5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài.
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (4), (5) D. (2), (3), (5)
Câu 12. Cho ví dụ sau về khả năng lọc nước của một loài thân mềm (Sphaerium corneum):
Số lượng con | 1 | 5 | 10 | 15 | 20 |
Tốc độ lọc (ml/ giờ) | 3,4 | 6,9 | 7,5 | 5,2 | 3,8 |
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Đây là ví dụ về hỗ trợ loài.
B. Tốc độ lọc tốt nhất là 7,5 ml/ giờ (10 con).
C. Số lượng cá thể càng cao thì tốc độ lọc càng nhanh.
D. Ví dụ trên phản ánh hiệu quả nhóm.
Câu 13. Nếu như trong một mẻ lưới đánh cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều hơn, còn cá lớn thì rất ít, điều đó chứng tỏ:
A. Cá đang bước vào thời kì sinh sản.
B. Nghề cá đang khai thác hiệu quả.
C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng.
D. Nghề cá đang rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
Câu 14. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không hợp lý?
A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
C. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái giảm.
D. Nguồn sống của môi trường giảm không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố của các thể trong quần thể?
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Một trong các ý nghĩa của kiểu phân bố đồng đều là giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Một trong các ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống.
Câu 16. Khả năng thích nghi của động vật ở nơi không có ánh sáng là?
A. Cơ quan thị giác phát triển.
B. Cơ quan xúc giác tiêu giảm.
C. Nhận biết nhau bằng mùi đặc trưng.
D. Cơ quan thị giác tiêu giảm.
Câu 17. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:
A. Kiểu phân bố của quần thể.
B. Kích thước quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 18. Cho các hoạt động sau:
1. Gà thường đi kiếm ăn vào buổi sáng tới khi trời tối mới về chuồng.
2. Cây họ đậu mở lá khi trời sáng và khép lại khi trời tối.
3. Cây thường mọc cong về nơi có ánh sáng.
4. Xoan thường rụng lá vào mùa đông.
5. Hoa Quỳnh thường nở vào lúc đêm khuya.
6. Chim di cư từ nơi giá lạnh về nơi ấm áp để sinh sản.
7. Khi gặp lạnh người thường có phản ứng nổi gai ốc.
Số hoạt động không phải là nhịp sinh học là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Có bao nhiêu mối quan hệ trong số những mối quan hệ sau đây không phải là mối quan hệ của quần thể được phản ánh trong hình
(1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.
(2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.
(3) Thiếu thức ăn hay nơi ở, các động vật cùng quần thể ẩu đả, dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) nên cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.
(4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.
(5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Một nhà sinh thái học đang nghi ngờ một quần thể tăng trưởng một cách nhanh chóng, cơ sở nào để ông ta khẳng định điều đó?
A. Chứa nhiều cá thể tiền sinh sản hơn cá thể đang sinh sản.
B. Kích thước quần thể gần với sức chứa của môi trường.
C. Kích thước quần thể thấp hơn sức chứa của môi trường.
D. Chứa nhiều cá thể đang trong thời kì sinh sản.
Đáp án từ câu 1-20 trắc nghiệm ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12
1. B | 2. A | 3. B | 4. D | 5. C | 6. C | 7. A | 8. D | 9. C | 10. B |
11. A | 12. C | 13. D | 14. D | 15. B | 16. D | 17. B | 18. C | 19. B | 20. B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 và hướng dẫn giải chi tiết của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 31. Những đặc trưng của quần thể giao phối là:
(1) Tỉ lệ giới tính.
(2) Cấu trúc nhóm tuổi.
(3) Sự đa dạng về thành phần loài.
(4) Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.
(5) Kiểu phân bố.
A. (1), (2), (5) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (4), (5)
Câu 32. Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng. Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:
A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.
B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.
C. Biến động số lượng không theo chu kì.
D. Thường biến.
Câu 33. Theo quan niệm hiện đại thì đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể bao gồm:
A. Kích thước quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu phân bố.
B. Kích thước quần thể, sự phân bố, cấu trúc nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính.
C. Tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu tăng trưởng, cấu trúc nhóm tuổi.
D. Tần số kiểu gen, kiểu phân bố, tỉ lệ giới tính.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
1. Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một hay một số nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
2. Loài có mức độ tiến hóa càng cao thì khả năng phân bố càng rộng vì giới hạn sinh thái hẹp.
3. Nhìn chung cây ở vùng nhiệt đới hẹp nhiệt hơn cây ở vùng ôn đới.
4. Ngoài khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái sinh vật vẫn có thể tồn tại.
5. Để duy trì một số nhân tố nông nghiệp ở khoảng thuận lợi, con người thường cày bừa đất, bón phân, tưới nước ở mức độ phù hợp cho cây trồng.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 35. Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau:
(1) Đường cong sống sót hình lõm.
(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.
(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.
(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 36. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có kích thước các phần nhô ra như tai, đuôi, chi nhỏ hơn các phần tương ứng với loài có họ hàng gần gũi sống ở vùng xích đạo. Hiện tượng này phản ánh ảnh hưởng của nhân tố nào?
A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. Ánh sáng D. Gió
Câu 37. Phát biểu đúng về cấu trúc tuổi của quần thể trẻ là:
A. Đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao.
B. Đáy tháp hẹp, nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản.
C. Đáy tháp rộng, cạnh tháp có chiều thẳng đứng.
D. Đáy tháp rộng vừa phải, tỉ lệ sinh cân bằng với tỉ lệ tử vong.
Câu 38. Quần thể nào sau đây phân bố đồng đều:
A. Những con giun sống ở nơi ẩm ướt.
B. Đám cỏ lào mọc ven rừng.
C. Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi biển .
D. Những con sâu trên cây chuối.
Câu 39. Khi sống trong cùng một sinh cảnh, chung nguồn thức ăn. Để giảm bớt sự cạnh tranh, một số loài thường có xu hướng:
A. Một số loài tự tách ra khỏi quần thể sáp nhập vào quần thể khác.
B. Phân li ổ sinh thái.
C. Lựa chọn nơi ở mà có ít kẻ thù.
D. Phân li thành nhiều kiểu hình khác nhau.
Câu 40. Để thích nghi với môi trường nước, một số loài có mang (cá, tôm) đặc điểm này giúp cá, tôm:
A. Bơi nhanh hơn trong môi trường nước.
B. Định hướng khi bơi ở mực nước sâu, thiếu ánh sáng.
C. Lấy được lượng oxi hòa tan ít ỏi trong nước.
D. Để giúp duy trì thân nhiệt.
Câu 41. Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyển ở mức thấp. Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất người ta sử dụng cách nào trong các cách dưới đây?
A. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên.
B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên .
C. Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại từ quần thể khác.
D. Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.
Câu 42. Điều nào sau đây cho thấy rõ nhất một quần thể đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
A. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ.
B. Kích thước quần thể dao động xung quanh 500 cá thể.
C. Loài này rất hiếm.
D. Độ đa dạng di truyền của quần thể đang ngày một suy giảm.
Câu 43. Loài chuột cát ở đài nguyên có giới hạn chịu nhiệt từ và có khoảng thuận lợi từ . Ví dụ đã cho nói đến quy luật sinh thái nào?
A. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
B. Quy luật giới hạn sinh thái.
C. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
D. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
Câu 44. Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là:
A. Giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài.
B. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong.
C. Rong làm nguồn thức ăn cho cá.
D. Giúp giữ độ pH của nước trong hồ ổn định.
Câu 45. Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong năm, còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Quần thể này:
A. Biến động số lượng theo chu kì năm.
B. Không phải biến động số lượng.
C. Biến động số lượng theo chu kì mùa.
D. Biến động số lượng không theo chu kì.
Câu 46. Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:
A. Do mỗi năm lại có sự thay đổi của các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.
B. Do những thay đổi có tính chu kì của môi trường .
C. Do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hàng năm.
D. Do hoạt động của thiên tai.
Câu 47. Nhóm nào sau đây chỉ có động vật hằng nhiệt:
A. Chim bói cá, cá voi, cá thu, thằn lằn.
B. Cá voi, cá sấu, hải cẩu, chim cánh cụt.
C. San hô, cá sấu, cá mập, chim cánh cụt.
D. Chim bói cá, cá voi, chim hải âu, chim cánh cụt.
Câu 48. Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên:
A. Phân bố ngẫu nhiên B. Phân bố theo nhóm C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi
Câu 49. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không chính xác:
A. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh.
B. Loài ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông.
C. Loài có vùng phân bố càng rộng thì có giới hạn sinh thái càng hẹp.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Câu 50. Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới thay đổi:
A. Ổ sinh thái của loài.
B. Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.
C. Kích thước của môi trường sống.
D. Kích thước quần thể.
Đáp án từ câu 31-50 trắc nghiệm ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12
31. A | 32. B | 33. B | 34. B | 35. D | 36. A | 37. A | 38. C | 39. B | 40. C |
41. B | 42.D | 43.B | 44.A | 45.C | 46.B | 47.D | 48.B | 49.C | 50.C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 51-60 và hướng dẫn giải chi tiết của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là nội dung tài liệu 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết ôn tập Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 nâng cao
- Chuyên đề Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 có lời giải chi tiết
Chúc các em học tập tốt !