Bài tập trắc nghiệm Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 có lời giải chi tiết

CHƯƠNG: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT SINH HỌC 12 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 61. Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu giảm mạnh số cá thể trong nhóm tuổi:

   A. Nhóm tuổi sinh sản                                             B. Nhóm tuổi trước sinh sản       

   C. Nhóm tuổi sau sinh sản và sinh sản                  D. Nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 62. Quan sát biểu đồ hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (b).

Cho các nhận xét sau:

   (1) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.

   (2) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thái của mỗi loài đều bị thu hẹp.

   (3) Trong giai đoạn đầu, kích thước quần thể mỗi loài có thể đã bị giảm sút.

   (4) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.

Số nhận xét đúng là:

   A. 3                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 2

Câu 63. Một hình tháp dân số có đặc điểm: tuổi 15 chiếm 30% dân số; tuổi già dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp. Hình tháp có đặc điểm như trên được gọi là:

   A. Hình tháp dân số già                                           B. Hình tháp dân số trẻ 

   C. Hình tháp dân số trung bình                              D. Hình tháp dân số phát triển

Câu 64.

Trong ví dụ trên, giữa thỏ tuyết và linh miêu thì có các phát biểu sau:

   1. Số lượng thỏ tuyết khống chế số lượng linh miêu.

   2. Số lượng linh miêu khống chế số lượng thỏ tuyết.

   3. Điều kiện môi trường làm biến đổi số lượng cả hai loại.

   4. Đây là một ví dụ về cân bằng sinh học.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 65. Cho các hình vẽ sau và một số nhận định:

   1. Có 3 mối quan hệ có thể dẫn đến sự tiêu diệt loài.

   2. Có 4 mối quan hệ là cạnh tranh cùng loài.

   3. Kiểu quan hệ giữa các cá thể trong hình D còn có thể gặp ở thực vật.

   4. Ở hình G, con có kích thước to hơn là con cái.

   5. Ở cá mập cũng có mối quan hệ như mối quan hệ ở hình H.

Số nhận định đúng là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 5                                   D. 4

Câu 66. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

   A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

   B. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết                                      .

   C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng khi chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.

   D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

Câu 67. Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

   A. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm                 B. Phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt 

   C. Phiến lá dày, lá có màu xanh đậm                    D. Phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt

Câu 68. Cho các nguyên nhân sau:

   a) Do đột biến gen.

   b) Do ngẫu nhiên.

   c) Do phân cắt khi phân bố.

   d) Do thiên tai, dịch bệnh.

   e) Do sự phát tán hay di chuyển một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.

Nguyên nhân làm xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể là:

   A. c, d, e                          B. a, b                               C. a, b, c, d, e                  D. b, c, d, e

Câu 69. Thảo nguyên có những đặc điểm nào sau đây?

   a) Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa.

   b) Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.

   c) Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh.

   d) Loài ưu thế thường là cỏ.

Đáp án đúng là:

   A. b, c, d                          B. a, b, c, d                      C. a, c, d                          D. c, d

Câu 70. Cho các phát biểu sau:

   1. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

   2. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.

   3. Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.

4. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

   5. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 3                                   C. 2                                   D.4

Câu 71. Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:

   1. Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào.

   2. Trong sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.

   3. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa.

   4. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể.

   5. Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.

   6. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

   A. (1), (3), (4), (6)          B. (3), (4), (6)                 C. (2), (4), (5)                 D. (1), (4), (5), (6)

Câu 72. Phát biểu nào không đúng về kích thước quần thể?

   A. Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể.                            

   B. Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn về số lượng mà quần thể có thể đạt được.

   C. Kích thước quần thể là đặc trưng của loài mang tính di truyền.            

   D. Quần thể phân bố rộng, nguồn sống dồi dào có kích thước lớn hơn quần thể nơi hẹp, nguồn sống hạn chế.

Câu 73. GSTT Group dự định dành tặng cho các bạn thủ khoa trong kì thi thử đại học GSTT tổ chức một chuyến tham quan thảm thực vật vùng núi cao Phanxipang, ngọn núi cao nhất nước ra (tài trợ tiền vé máy bay cho cả các bạn miền Nam). Trước khi có cơ hội tham quan, bằng kiến thức sinh học, một số em đã đưa ra một số nhận xét. Hỏi nhận xét nào sau đây đúng?

   A. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.         

   B. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể ít hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi. 

   C. Ở chân núi có số loài thực vật ít hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi. 

   D. Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, tuy nhiên các cây ở chân núi thấp hơn và số cành cũng ít hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.

Câu 74. Cho các tập hợp sinh vật sau:

   1. Những con cá cùng sống trong một con sông.

   2. Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên cây.

   3. Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.

   4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn.

   5. Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.

   6. Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.

   7. Những cây mọc ở ven bờ hồ.

   8. Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.

   9. Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.

   10. Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.

Số tập hợp sinh vật là quần thể là:

   A. 5                                   B. 8                                   C. 6                                   D. 7

Câu 75. “Khi trồng rau xanh, cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali”. Đây là ứng dụng quy luật sinh thái cơ bản nào?

   A. Quy luật giới hạn sinh thái.                              

   B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.                         

   C. Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái.

   D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

Câu 76. Cho các hiện tượng sau:

   1. Hai con sói đang săn một con lợn rừng.

   2. Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.

   3. Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

   4. Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.

   5. Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.

   6. Gà ăn ngay trứng của mình sau khi vừa đẻ xong.

   7. Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

   8. Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

   9. Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.

Số hiện tượng là quan hệ hỗ trợ là:

   A. 5                                   B. 4                                   C. 6                                   D. 3

Câu 77. Cho các nhiệm vụ sau đây:

   1. Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

   2. Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kì ngày và đêm và các chu kì Địa lí của Trái Đất cùng với sự thích nghi vủa sinh vật với môi trường.

   3. Nghiên cứu cơ chế di truyền các tập tính bẩm sinh và thứ sinh.

   4. Nghiên cứu sự hình thành quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể tự nhiên.

   5. Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng qua chuỗi và lưới thức ăn.

   6. Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, giáo dục dân số.

Số nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sinh thái học:

   A. 5                                   B. 4                                   C. 6                                   D. 3

Câu 78. Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:

   1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.

   2. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.

   3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.

   4. Xảy ra ở các quần thể chim cánh cụt, dã tràng, hươu, nai.

   5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.

   6. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Số đặc điểm đúng là:

   A. 5                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 4

Câu 79. Nội dung nào sau đây sai đối với tăng trưởng với tiềm năng sinh học và tăng trưởng?

   1. Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có hình chữ J còn đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

   2. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có kích thước cơ thể nhỏ, còn loài tăng trưởng thực tế có kích thước cơ thể lớn.

   3. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có tuổi thọ cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có tuổi thọ thấp.

   4. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có sức sinh sản cao còn loài tăng trưởng theo thực tế có sức sinh sản thấp.

   5. Các loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học chịu tác động chủ yếu vởi các nhân tố hữu sinh còn loài tăng trưởng theo thực tế chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố vô sinh.

Phương án đúng là:

   A. 3, 5                              B. 1, 2, 4                          C. 3                                   D. 2, 5

Câu 80. Nếu thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thể thì sau đó loại quần thể thường phục hồi nhanh nhất là loại quần thể nào?

   A. Quần thể có tuổi sinh thái thấp.                       

   B. Quần thể có tuổi sinh thái cao.                         

   C. Quần thể có tuổi sinh lí cao.                             

   D. Quần thể có tuổi sinh lí thấp.

Câu 81. Những đặc điểm nào sau đây không thể có ở một quần thể sinh vật?

   1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

   2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.

   3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

   4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa.

   5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

   6. Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển.

Tổ hợp câu đúng là:

   A. 1, 4, 6                          B. 1, 3, 5                          C. 3, 4, 5                          D. 4, 5, 6

Câu 82. Cho các nguyên nhân sau đây:

   1. Xảy ra giao phối cận huyết.

   2. Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.

   3. Sinh sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.

   4. Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.

Số nguyên nhân mà nếu kích thước quần thể dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong?

   A. 1                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 4

Câu 83. Hiện tượng nào sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?

   1. Tự tỉa cành ở thực vật.

   2. Ăn thịt đồng loại.

   3. Cạnh tranh sinh học cùng loài.

   4. Quan hệ cộng sinh.

   5. Ức chế cảm nhiễm.

   A. 1, 2, 3                          B. 4, 5                              C. 3, 4, 5                          D. 1, 3, 4, 5

Câu 84. Cho các hiện tượng sau:

   1. Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.

   2. Cây sống liền rễ thành từng đám.

   3. Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.

   4. Chim di cư theo đàn.

   5. Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.

   6. Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.

Số quan hệ được gọi là quần tụ là:

   A. 6                                   B. 3                                   C. 5                                   D. 4

Câu 85. Xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình và môi trường, chu kì phát triển của loài và tốc độ sinh sản của động vật biến nhiệt. Kết luận nào sau đây là đúng?

   A. Trong cùng đơn vị thời gian, chu kì sống càng ngắn, số thế hệ của loài trong năm sẽ tăng.    

   B. Trong giới hạn chịu đựng, sống ở môi trường nào có nhiệt độ càng lạnh, tốc độ sinh sản của loài càng giảm.                         

   C. Chu kì sống tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của loài.                             

   D. Trong giới hạn chịu đựng, nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với sự phát triển của loài.

Số phương án đúng là:

   A. 4                                   B. 1                                   C. 2                                   D.3

Câu 86. Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như sau:

Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:

   (1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.

   (2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.

   (3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.

   (4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 87. Trong các điều kiện dưới đây, nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?

   1. Biến đổi hình thái và sự phân bố.

   2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.

   3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước của cây trồng.

   4. Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn.

   A. 1, 2, 3, 4                      B. 2, 3, 4                          C. 1, 2, 3                          D. 1, 3, 4

Câu 88. Cho các phát biểu sau:

   1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.

   2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.

   3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.

   4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

Các phát biểu đúng là:

   A. 1, 2                              B. 2, 3                              C. 1, 2, 4                          D.1, 4

Câu 89. Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:

   1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.

   2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố.

   3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng.

   4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.

Số phương án đúng là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 1

Câu 90. Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật?

   1. Cây mọc vươn về phía có ánh sáng.

   2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.

   3. Cùng loài, cây mọc nơi nhiều ánh sáng có vỏ dày hơn, thân cây nhạt, cây thấp và tán rộng hơn.

   4. Những cây tầm gửi ưa bóng sống nhờ trên cây khác.

   A. 3                                   B. 1                                   C. 4                                   D. 2

Câu 91. Điều nào sau đây không đúng?

   A. Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.     

   B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.                                     

   C. Một số động vật ngủ đông, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ giới hạn.       

   D. Sinh vật luôn sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.

Câu 92. Cho các đặc điểm sau:

   1. Thân có vỏ dày, màu nhạt.

   2. Lá nằm ngang, phiến lá mỏng, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.

   3. Thân có vỏ mỏng, màu thẫm.

   4. Lá nằm nghiêng, phiến lá dày, màu xanh sẫm, lục lạp có kích thước lớn.

   5. Cường độ chiếu sáng thấp, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.

   6. Cường độ chiếu sáng cao, quang hợp đạt hiệu quả cao nhất.

Các đặc điểm thuộc cây ưa bóng là?

   A. 2, 3, 6                          B. 2, 3, 5                          C. 1, 4, 6                          D. 1, 4, 5

Câu 93. Cho ví dụ về hoạt động thường gặp của sinh vật:

   1. Khi triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn.

   2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng.

   3. Chim và thú thay lông trước mùa đông tới.

   4. Hoa nguyệt quế nở vào mùa trăng.

   5. Hoa anh đào nở vào mùa xuân.

   6. Gà đi ăn từ sáng, đến tối mới quay về tổ.

   7. Cây họ Đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối.

   8. Chim di cư từ bắc sang nam vào mùa đông.

Số hoạt động là nhịp sinh học là?

   A. 8                                   B. 6                                   C. 5                                   D. 7

Câu 94. Cho ví dụ: cây sống theo nhóm chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tố hơn cây sống riêng rẽ.

Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nào tương tự với ví dụ trên?

   1. Nhiều con quạ cùng loài tranh nhau xác một con thú.

   2. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.

   3. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng nhưng nhiều con thì được.

   4. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai rừng.

   A. 2                                   B. 4                                   C. `1                                 D.3

Câu 95. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ  đến . Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì có bao nhiêu loại môi trường mà sinh vật có thể sống?

   A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ  đến , độ ẩm từ 75% đến 95%

   B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ  đến , độ ẩm từ 85% đến 95% 

   C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ  đến , độ ẩm từ 85% đến 95% 

   D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ  đến , độ ẩm từ 90% đến 100%

Câu 96. Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn loài B có nguy cơ tuyệt diệt. Trong các giải thích dưới đây, giải thích nào là không hợp lí?

   A. Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn quần thể loài B.         

   B. Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B.

   C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn loài B.     

   D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn loài B.

Câu 97. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài ong mắt đỏ ở nước ta, các nhà khoa học đã đưa ra bảng sau: (Biết rằng các ô trống là các ô chưa lấy đủ số liệu)

Nhiệt độ (  )

Thời gian phát triển (ngày)

Loài 1

Loài 2

Loài 3

15

31,4

30,65

 

20

14,7

 

16

30

 

9,63

10,28

35

7,1

7,17

7,58

 

Chết

Chết

Chết

 

Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

   1. Cả 3 loài đều chết nếu ở nhiệt độ lớn hơn  

   2. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian sinh trưởng của ba loài càng ngắn.

   3. Thời gian sinh trưởng ở cùng nhiệt độ của loài 3 luôn là lớn nhất.

   4. Không có sự khác nhau quá lớn về thời gian sinh trưởng ở cùng một mức nhiệt độ của cả 3 loài.

   5. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc nước ta là từ  đến  thì ít nhất một trong ba loài ong sẽ đình dục

   A. 3                                   B. 5                                   C. 4                                   D. 2

Câu 98. Ở những loài sinh vật sống trong nước, những quần thể khác nhau trong một loài sống ở những môi trường có hàm lượng oxi khác nhau thường có tổng diện tích các lá mang (của cơ thể) thay đổi thích ứng để bảo đảm sự hô hấp. Giả sử trong một loài có 4 quần thể A, B, C, D với tổng diện tích lá mang lần lượt là 2350; 1800; 2700; 1300 đơn vị phân bố trong các môi trường nước khác như: suối đầu nguồn, hạ lưu sông, suối nước ấm. Sự sắp xếp nào sau đây là chính xác?

   A. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.  

   B. Quần thể A: hồ; quần thể B: suối đầu nguồn; quần thể C: hạ lưu sông; quần thể D: suối nước ấm.  

   C. Quần thể A: hồ; quần thể B: hạ lưu sông; quần thể C: suối nước ấm; quần thể D: suối đầu nguồn.

   D. Quần thể A: hạ lưu sông; quần thể B: hồ; quần thể C: suối đầu nguồn; quần thể D: suối nước ấm.

Câu 99. Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái:

   1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao.

   2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục.

   3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi.

   4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại.

   5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao.

Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật?

   A. 3                                   B. 5                                   C. 4                                   D. 2

Câu 100. Cho các phát biểu sau:

   1. Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.

   2. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.

   3. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.

   4. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.

   5. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

Số phát biểu sai:

   A. 1                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 2

Đáp án từ câu 61-100 trắc nghiệm Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12

61. B

62.A

63.B

64.A

65.B

66.C

67.A

68.A

69.A

70.B

71.A

72.B

73.A

74.A

75.D

76.A

77.A

78.C

79.A

80.D

81.D

82.B

83.B

84.B

85.D

86.A

87.A

88.D

89.A

90.D

91.D

92.B

93.A

94.C

95.B

96.C

97.A

98.C

99.C

100.D

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 61-120 và hướng dẫn giải chi tiết của tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương: Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?