Bài tập về tính oxi hóa mạnh của Axit Nitric môn Hóa học 11 năm 2021

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Dùng định luật bảo toàn electron để giải những bài tập khi cho kim loại tác dụng với axit HNO3.

Trong phản ứng oxi hóa – khử:

\(\sum e \) cho  = \(\sum e \) nhận hay \(\sum {\left( {mol} \right)e} \) cho \(\sum {\left( {mol} \right)e} \) nhận

- HNO­3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-,… thông thường:

+ Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm khử NO2

+ Nếu axit loãng, thường tạo ra sản phẩm NO.

+ Nếu chất khử có tính khử mạnh, axit loãng và nhiệt độ thích hợp có thể tạo ra sản phẩm khử N2O, N2, NH4NO3.

+ Số mol NO3- tạo muối (với kim loại):

\({n_{N{O_3}^ - }}_{tao\,\,muoi} = nN{O_2} + 3nNO + 8n{N_2}O + 10n{N_2} + 8nNH_4^ + \)

+ Một số kim loại (Fe, Al, Cr,...)không phản ứng với dung dịch xit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.

+ Khi áp dụng phương pháp bảo toàn electron thường kết hợp kèm các phương pháp bảo toàn khác: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,… để giải bài tập.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Ví dụ 1. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho )

A. 2,52.                              

B. 2,22.                            

C. 2,62.                            

D. 2,32.

Hướng dẫn giải:

\({n_{NO}} = \frac{{1,344}}{{22,4}} = 0,06\,mol\)

Khi nung nóng Fe trong không khí thì sản phầm X thu được có thể có: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe dư

\(X + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + {H_2}O\)

Tóm tắt:  

\(\begin{gathered}
  Fe + {O_2} \to X\left( 1 \right) \hfill \\
  X + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + {H_2}O\left( 2 \right) \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Nhận thấy số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi như sau:

\(\begin{gathered}
  F{e^0} \to F{e^{3 + }} + 3e \hfill \\
  x\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\left( {mol} \right) \hfill \\
  {N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}} = \left( {NO} \right) \hfill \\
  \,\,\,\,\,0,075 \leftarrow 0,025\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {mol} \right) \hfill \\
  {O_2}^0 + 4e \to 2{O^{ - 2}} \hfill \\
  y \to \,\,4y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {mol} \right) \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Tổng số e cho bằng tổng số e nhận:  \(3x = 4y + 0,075\left( * \right)\)

Bảo toàn khối lượng ở phản ứng (1):  \({m_{Fe}} + {m_{{O_2}}} = {m_X} \to 56x + 32y = 3\left( {**} \right)\)

Từ (*) và \(\left( {**} \right) \to x = 0,045\,\,;\,\,y = 0,015\,mol \to m = 56.0,045 = 2,52\,gam\)

Đáp án A.

Ví dụ 2. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 38,72.                            

B. 35,50.                          

C. 49,09.                          

D. 34,36.

Hướng dẫn giải:

\({n_{NO}} = \frac{{1,344}}{{22,4}} = 0,06mol\)

Gọi x,y là số mol của Fe(NO3), H2O

\(\begin{gathered}
  \left( {Fe,\,FeO,F{e_2}{O_3},{\text{ }}F{e_3}{O_4}} \right) + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3}\,\, + \,\,\,NO\,\,\, + \,\,\,{H_2}O \hfill \\
  \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,06\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\,\,\,\,\,\,\,\left( {mol} \right) \hfill \\
  \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,11,36\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2y.63\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,242x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,30.0,06\,\,\,\,\,\,\,18y\,\,\,\,\,\,\,\left( {gam} \right) \hfill \\ 
\end{gathered} \)

(Theo định luật bảo toàn nguyên tố \(H \to nHN{O_3} = 2n{H_2}O\) )

Theo định luật bảo toàn nguyên tố: \(N \to 3x + 0,06 = 2y\) 

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 11,36 + 126y = 242x + 1,8 + 18y

\(x = 0,16\,mol\,;\,y = 0,27\, \to \,{m_{Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}}} = 242.0,16 = 38,72\,gam\)

Đáp án A.

Ví dụ 3. Cho 29 gam hỗn hợp gốm Al. Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là

A. 98,20.                            

B. 97,20.                          

C. 98,75.                          

D. 91,00.

Hướng dẫn giải:

Có \({n_{NO}} = 0,2\,mol;\,\,{n_{N2O}} = 0,05\,mol\); Đặt \({n_{N{H_4}N{O_3}}} = x\,mol\)

Vì trong trường hợp đề bài sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối NH4NO3 và hỗn hợp khí gồm NO và N2O nên ta có: \({n_{N{O_3}^ - }}_{trong\,\,muoi\,\,kim\,\,loai} = 8x + 3{n_{NO}} + 8{n_{{N_2}O}} = 8x + 1\) (mol)

Bảo toàn N có: \(\left( {8x + 1} \right) + 2x + 0,2.1 + 0,05.2 = 1,425 \Rightarrow x = 0,0125\left( {mol} \right)\)

Khối lượng hỗn hợp muối \( = 29 + \left( {8.0,0125 + 1} \right).62 + 80.0,0125 = 98,2\left( {gam} \right)\)

Ví dụ 4: Cho m (g) hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với 100 ml dung dịch HNO3 2,4 M có nung nóng thu được dung dịch A và một khí màu nâu đỏ. Cô cạn dung dịch A thu được 10,48 g hỗn hợp 2 muối khan.

a. Tính m (g)?

b. Cho 2 muối trong dung dịch A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH dùng cho phản ứng?

Hướng dẫn giải

nHNO3 = 0,1.2,4 = 0,24 mol;

2H+ + NO3- + e → NO2 + H2O

a. nNO3- tạo muối = 0,12 mol

mmuối = m + mNO3- = m + 0,12.62 ⇒ m = 10,48 – 7,44 = 3,04 gam

b. Ta có nN+ = nNO3- tạo muối = 0,12 mol ⇒ CM(NaOH) = 0,12/0,2 = 0,6 M

Ví dụ 5: Hòa tan 38,4 gam Cu vào dd HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V:

Hướng dẫn giải

Sử dụng bảo toàn e: nNO = 38,4/64 . 2/3 = 0,4 mol ⇒ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Ví dụ 6: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,2 mol Zn bằng 500 ml dd HNO3 vừa đủ, thu được dd A và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dd A thu m gam muối.Giá trị của m:

Hướng dẫn giải:

Sản phẩm khử là NH4NO3 ⇒ nNH4NO3 = (0,1.3 + 0,2.2)/8 = 0,7/8 mol

m = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.213 + 0,2.189 + (0,7/8).80 = 66,1 gam

Ví dụ 7: Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dd HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dd Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là:

Hướng dẫn giải:

mAl(NO3)3 = 8,1.213/27 = 63,9 gam; mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam

my = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)3 + mNH4NO3 ⇒ mNH4NO3 = 6 gam ⇒ nNH4NO3 = 0,075 mol

nN2O = (0,3.3+0,45.2-0,075.8)/8 =0,15 mol ⇒ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

C. LUYỆN TẬP

Câu 1 . Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng trong phòng thí nghiệm lọ axit nitric đặc có màu nâu vàng hoặc nâu là do nguyên nhân nào sau?

A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu.

B. HNO3 tự biến đổi thành hợp chất có màu.

C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.

D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế HNO3 từ

A. NH3 và O2.

B. NaNO2 và H2SO4 đặc.

C. NaNO3 và H2SO4 đặc.

D. NaNO3 và HCl đặc.

Câu 3. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2.

B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.

D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

Câu 4 . Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là

A. Khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch chuyển màu xanh.

B. Khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh.

C. Khí không màu bay lên, dung dịch có màu nâu.

D. Cu không tác dụng với HNO3.

Câu 5. Phát biểu sai là

A. Muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân đạm trong nông nghiệp.

B. Nhiều chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

C. HNO3 là một axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh.

D. HNO3 đặc khi tác dụng với C, S, P nó khử các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

Câu 6. Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét sai là

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.

B. Các muối nitrat là chất điện li mạnh, trong dung dịch loãng chúng phân li hoàn toàn thành các ion.

C. Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy.

D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Câu 7. Thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta thường nút ống nghiệm bằng

A. bông khô.

B. bông có tẩm nước.

C. bông có tẩm nước vôi.

D. bông có tẩm giấm ăn.

Câu 8. Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 không thể tạo ra hợp chất nào sau?

A. NO.

B. NH4NO3.

C. NO2.

D. N2O5.

Câu 9. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3 loãng là

A. Al, Fe.

B. Au, Pt.

C. Al, Au.

D. Fe, Pt.

Câu 10. Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al, Cr.

B. Cu, Fe, Al.

C. Fe, Mg, Al.

D. Cu, Pb, Ag.

Câu 11. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

A. HCl.

B. HNO3.

C. KBr.

D. K3PO4.

Câu 12. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là

A. CuO, NO và O2.

B. Cu(NO2)2 và O2.

C. Cu(NO3)2, NO2 và O2.

D. CuO, NO2 và O2.

Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là

A. K2O, NO2 và O2 .

B. K, NO2, O2.

C. KNO2, NO2 và O2.

D. KNO2 và O2.

Câu 14. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là

A. Ag2O, NO2, O2.

B. Ag, NO, O2.

C. Ag2O, NO, O2.

D. Ag, NO2, O2.

Câu 15. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.

B. chất oxi hoá.

C. môi trường.

D. chất khử.

Câu 16. Kim loại M phản ứng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

A. Ag.

B. Zn.

C. Fe.

D. Al.

Câu 17. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Al, Cu, Ag.

B. Al, Fe, Cu.

C. Fe, Cu, Ag.

D. Al, Fe, Ag

Câu 18. Phản ứng hóa học viết đúng là

A. 5Cu + 12HNO3 đặc → 5Cu(NO3)2 + N2↑ + 6H2O.

B. Mg + 4HNO3 loãng → Mg(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O.

C. 8Al + 30HNO3 loãng → 8Al(NO3)3 + 3N2O↑ + 15H2O.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 19. Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là

A. Al, Fe.

B. Ag, Fe.

C. Pb, Ag.

D. Pt, Au.

Câu 20. Cho hổn hợp C và S vào dung dịch HNO3 đặc thu được hổn hợp khí X và dung dịch Y. Thành phần của X là

A. SO2 và NO2.

B. CO2 và SO2.

C. SO2 và CO2.

D. CO2 và NO2.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập về tính oxi hóa mạnh của Axit Nitric môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?