A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Lưu ý một số kết luận quan trọng:
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
+ chất kết tủa.
+ chất điện li yếu.
+ chất khí.
- Dung dịch các chất điện li tồn tại được khi có sự trung hòa về điện và các ion trong dung dịch không phản ứng với nhau.
- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
2. Thành thạo việc viết phương trình ion rút gọn và sử dụng phương trình ion rút gọn vài giải một số bài tập liên quan đến phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1. Cặp chất nhào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Cu(NO3)2 và H2SO4.
B. NaOH và Na2CO3.
C. CuSO4 và NaOH.
D. FeCl3 và NaNO3.
Hướng dẫn giải:
Cặp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch là: CuSO4 và NaOH.
Do chúng có phản ứng với nhau: \(CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
Đáp án C.
Ví dụ 2. Cho các phản ứng sau:
(a) \(Fe{S_{\left( r \right)}} + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}S\)
(b) \(N{a_2}S + 2HCl \to 2NaCl + {H_2}S\)
(c) \(2AlC{l_3} + 3N{a_2}S + 6{H_2}O \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} + 3{H_2}S + 6NaCl\)
(d) \(KHS{O_4} + KHS \to {K_2}S{O_4} + {H_2}S\)
(e) \(BaS + {H_2}S{O_4}\) (loãng) \( \to BaS{O_4} + {H_2}S\)
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn \({S^{2 - }} + 2{H^ + } \to {H_2}S \uparrow \) là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Phương trình ion rút gọn của các phản ứng:
(a) \(Fe{S_{\left( r \right)}} + 2{H^ + } \to F{e^{2 + }} + {H_2}S \uparrow \)
(b) \({S^{2 - }} + 2{H^ + } \to {H_2}S \uparrow \)
(c) \(2A{l^{3 + }} + 3{S^{2 - }} + 6{H_2}O \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} + 3{H_2}S \uparrow \)
(d) \({H^ + } + H{S^ - } \to {H_2}S \uparrow \)
(e) \(B{a^{2 + }} + {S^{2 - }} + 2{H^ + } + S{O_4}^{2 - } \to BaS{O_4} \downarrow + {H_2}S \uparrow \)
Như vậy chỉ có 1 phản ứng có phương trình ion rút gọn \({S^{2 - }} + 2{H^ + } \to {H_2}S \uparrow \) là phản ứng (b).
Đáp án A.
Ví dụ 3. Trộn 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dung dịch gồm HNO3 0,075M và HCl 0,0125M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Nồng độ các ion trong dung dịch X là
A. \(\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = 0,02M;\left[ {N{a^ + }} \right] = 0,02M;\left[ {N{O_3}^ - } \right] = 0,06M;\left[ {C{l^ - }} \right] = 0,01M;\left[ {O{H^ - }} \right] = 0,01M\)
B. \(\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = 0,02M;\left[ {N{a^ + }} \right] = 0,02M;\left[ {N{O_3}^ - } \right] = 0,06M;\left[ {C{l^ - }} \right] = 0,01M;\left[ {{H^ + }} \right] = 0,01M\)
C. \(\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = 0,02M;\left[ {N{a^ + }} \right] = 0,02M;\left[ {N{O_3}^ - } \right] = 0,06M;\left[ {C{l^ - }} \right] = 0,01M;\left[ {{H^ + }} \right] = 0,005M\)
D. \(\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = 0,02M;\left[ {N{a^ + }} \right] = 0,02M;\left[ {N{O_3}^ - } \right] = 0,06M;\left[ {C{l^ - }} \right] = 0,01M;\left[ {O{H^ - }} \right] = 0,005M\)
Hướng dẫn giải:
\({n_{NaOH}} = 0,01mol\,;\,{n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}} = 0,01mol\,;\,{n_{HN{O_3}}} = 0,03mol\,;\,{n_{HCl}} = 0,005mol\)
\(\begin{gathered}
Ba{\left( {OH} \right)_2} \to B{a^{2 + }} + 2O{H^ - } \hfill \\
0,01\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,0,01\,\,\,\, \to \,\,\,0,02\,\,mol \hfill \\
HN{O_3} \to \,\,{H^ + } + \,\,N{O_3}^ - \hfill \\
0,03 \to 0,03 \to 0,03\,mol \hfill \\
NaOH \to N{a^ + } + O{H^ - } \hfill \\
0,01\,\, \to \,\,0,01\,\, \to \,\,0,01\,mol \hfill \\
HCl\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,{H^ + }\,\,\, + \,\,\,\,C{l^ - } \hfill \\
0,005 \to 0,005 \to 0,005\,mol \hfill \\
\sum {{n_{{H^ + }}} = 0,035mol\,\,;\,\,\sum {{n_{O{H^ - }}} = 0,03mol} } \hfill \\
\end{gathered} \)
Phản ứng: \({H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\)
\( \to {n_{H{^ + }}}\) dư \( = 0,035 - 0,03 = 0,005\,mol\)
\(\begin{gathered}
\left[ {B{a^{2 + }}} \right] = \frac{{0,01}}{{0,5}} = 0,02M;\,\,\,\left[ {N{a^ + }} \right] = \frac{{0,01}}{{0,5}} = 0,02M \hfill \\
\left[ {N{O_3}^ - } \right] = \frac{{0,03}}{{0,5}} = 0,06M;\,\,\,\left[ {C{l^ - }} \right] = \frac{{0,005}}{{0,5}} = 0,01M;\,\,\,\left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{0,005}}{{0,5}} = 0,01M \hfill \\
\end{gathered} \)
Đáp án B.
Ví dụ 4: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
B. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
C. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Hướng dẫn giải:
Phương trình ion rút gọn của phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O là:
OH- + H+ → H2O
A. 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2
B. OH- + NH4+ → NH3 + H2O
C. OH- + H+ → H2O
D. OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Đáp án C.
Ví dụ 5: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
C. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
D. phản ứng phải là thuận nghịch.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Đáp án B.
Ví dụ 3: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.
B. NH3 và AgNO3.
C. Na2ZnO2 và HCl.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
Hướng dẫn giải:
B. AgNO3 + H2O + 3NH3 → NH4NO3 + (Ag(NH3)2)OH
C. Na2ZnO2 + 2HCl → 2NaCl + Zn(OH)2
Nếu HCl dư : Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
D. NaHCO3 + NaHSO4 → H2O + Na2SO4 + CO2
Đáp án A
Ví dụ 4: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và KCl.
C. KNO3 và HCl.
D. Ba(OH)2 và AlCl3.
Hướng dẫn giải:
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Đáp án D
Ví dụ 5: Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2
(3) Na2SO4 + BaCl2
(4) H2SO4 + BaSO3
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2
Các phản ứng đều có cùng phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
Hướng dẫn giải
(1) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(2) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(3) SO42- + Ba2+ → BaSO4
(4) 2H+ + SO42- + BaSO3 → BaSO4 + SO2 + H2O
(5) 2NH4+ + SO42- + Ba2+ + OH- → BaSO4 + NH3 + H2O
(6) SO42- + Ba2+ → BaSO4
→ Các phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là: (1), (2), (3), (6).
Đáp án A
C. LUYỆN TẬP
Bài 1: Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O tương ứng với PTHH dạng phân tử nào sau đây ?
(1) 2HCl + Na2CO3 → 2 NaCl + CO2 ↑ + H2O
(2) 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2 H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
(4) Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O
Bài 2: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A.Na+, Cu2+, OH-, NO3-
B. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-
C.Na+, Ca2+, HCO3-, OH-
D. Fe2+, H+, OH-, NO3-
Bài 3: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3
A. KBr
B. K3PO4
C. HCl
D. H3PO4
Bài 4: Cho dung dịch chứa các ion sau : Na+ ,Ca2+ ,Mg2+ ,Ba2+ , H+ , NO3- . muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng :
A. dung dịch K2CO3 vừa đủ .
B. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.
C. dung dịch KOH vừa đủ.
D. dung dịch Na2SO3 vừa đủ.
Bài 5: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Bài 6: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH → H2O ?
A. HCl + NaOH → H2O + NaCl
B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
D. H2SO4 +Ba(OH)2 → 2 H2O + BaSO4
Bài 7: Phương trình: S2- + 2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑.
B. 2NaHSO4 + 2Na2S → 2Na2SO4 + H2S↑
C. 2HCl + K2S → 2KCl + H2S↑.
D. BaS + H2SO4 → BaSO4↓ + H2S↑.
Bài 8: Không thể có dung dịch chứa đồng thời các ion
A. Ba2+, OH-, Na+, SO42-
B. K+, Cl-, OH-, Ca2+.
C. Ag+, NO3-, Cl-, H+
D. A và C đúng.
Bài 9: Cho 1 lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M , NaCl 0,1M , NaBr 0,05M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,01 gam
B. 2,375 gam
C. 2,875 gam
D. 3,375 gam
Bài 10: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong các ion sau : Ba2+ ,Al3+ , Na+, Ag+ ,CO3- ,NO3- ,Cl- ,SO42-. Các dung dịch đó là :
A. BaCl2,Al2(SO4)3,Na2CO3,AgNO3.
B. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3,Na2CO3, AgCl.
C. BaCl2, Al2(SO4)3,Na2CO3,AgNO3.
D. Ba(NO3)2, Al2(SO4)3,NaCl, Ag2CO3.
Bài 11: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng ?
A. H2SO4 ⇔ H+ + HSO4-
B. H2SO3 ⇔ 2H+ + HCO3-
C. H2SO3 → 2H+ + SO32-
D. Na2S ⇔ 2Na+ + S2-
Bài 12: Các chất dẫn điện là
A. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
B. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.
C. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
D. Khí HCl, khí NO, khí O3.
Bài 13: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. KOH, NaCl, H2CO3.
B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.
Bài 14: Dãy nào sau đây chỉ chứa các chất điện li mạnh:
A. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.
B. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.
C. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.
D. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.
Bài 15: Dãy nào sau đây chỉ chứa chất điện ly yếu
A. H2S, HCl, Cu(OH)2, NaOH
B. CH3COOH, H2S, Fe(OH)3, Cu(OH)2
C. CH3COOH, Fe(OH)3, HF, HNO3
D. H2S, HNO3, Cu(OH)2, KOH.
Bài 16: Phương trình điện ly nào dưới đây viết đúng?
A. HF ⇔ H + F-
C. Al(OH)3 → Al3+ + 3OH-
B. H3PO4 → 3H+ + PO43-
D. HCl ⇔ H+ + NO3-
Bài 17: Trong dd NaHSO4 có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):
A. NaHSO4; H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O
B. HSO4-; Na+; H2O
C. H+; SO42-; Na+; H2O
D. H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O
Bài 18: Hấp thụ CO2 vào nước thu được dd có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):
A. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O
B. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O; CO2
C. H+; HCO3-; CO32-; H2O
D. H+; CO32-; H2O
Bài 19: Theo Ahrenius thì kết luận nào sau đây đúng?
A. Bazơ là chất nhận proton
B. Axit là chất khi tan trong nước phân ly cho ra cation H+
C. Axit là chất nhường proton.
D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH–.
Bài 20: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là axit?
A. NH3
B. KOH
C. C2H5OH
D. CH3COOH
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần tiếp theo của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!