BÀI TẬP VỀ CACBON VÀ CÁC OXIT CỦA CACBON MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020
Câu 1. Khử 4,64g hh X gồm FeO và Fe2O3;Fe3O4 bằng khí CO thì thu được chất rắn Y. Khí thoát ra sau phản ứng dược dẫn vào dd Ba(OH)2dư thu được 1,97g kết tủa. Khối lượng chất rắn Y là:
A.4,48g B.4,84g C.4,40g D.4,68g
Câu 2. Cho CO dư đi qua mg hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu dc hh CRB, cho toàn bộ khí thu được hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư thấy tạo thành 6 g kết tủa. Mặt khác hòa tan B cần dùng hết 170ml dung dịch HNO3 2M và thu được V lit khí NO duy nhất ở đkc. Giá trị của V và m là?
A. 0,224 lit và 7,48 gam
B. 0,112 lit và 7,48 gam
C. 0,336 lit và 4 gam
D. 0,448 lit và 4 gam
Câu 3. Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 17,1 gam hỗn hợp X gồmFe2O3, Al2O3,MgO đến khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy khối lượng chất rắn Z thu được bằng 65,306% khối lượng Y. Hòa tan Z bằng lượng dư dd HCl thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng các chất trong Z lần lượt là
A. 5,6 – 4 gam B. 2,8 – 8 gam C. 5,6 – 8 gam D. 2,8 – 4 gam
Câu 4. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôitrong dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng số gam 2 oxit ban đầu là
A. 6,24. B. 5,32. C. 4,56. D. 3,12.
Câu 5. Hỗn hợp A gồm Fe2O3; Fe3O4; FeO với số mol bằng nhau. Lấy x gam A cho vào một ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).
a, Giá trị của x và y tương ứng là
A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970. C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685.
b, Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,05. B. 0,91. C. 0,63. D. 1,26.
Câu 6. Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0 oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6.
a, So với trước thí nghiệm thì sau thí nghiệm áp suất trong bình
A. tăng.
B. giảm
C. không đổi.
D. mới đầu giảm, sau đó tăng.
b, Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là.
A. 20,4. B. 35,5. C. 28,0. D. 36,0.
c, Nếu phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% thì số gam chất rắn sau
khi nung là
A. 28,0. B. 29,6. C. 36,0. D. 34,8.
Câu 7: Dung dịch A chứa KOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít khí CO2vào 400ml dd A, ta thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 10gam B. 1,5gam C. 4gam D. Kết quả khác
Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Câu 9: Đốt 2,6 gam hidrocacbon A rồi hấp thụ sản phẩm vào bình chứa 500ml dung dịch KOH, thêm BaCl2 dư vào, sau phản ứng thấy 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần nước lọc thấy 19,7 gam kết tủa nữa. Biết 90 < MA < 110, CTPT của A là
A. C8H10
B. C6H8
C. C6H6
D. C8H8
Câu 10: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là .
A. 1,182.
B. 3,940.
C. 1,970.
D. 2,364.
Câu 11: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Đung nóng dung dịch sau phản ứng thấy sinh thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là
A. 0,05 mol
B. 0,07 mol
C. 0,1 mol
D.0,08 mol
Câu 12: Sục 2,24 lit khí CO2 vào 500 ml dd gồm NaOH 0,12M và Ca(OH)2 0,09M. khối lượng là
A. 4,5g
B. 5g
C. 10g
D. Không có kết tủa
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 l CO2 vào 2,5 lit dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A 0,032
B. 0,048
C. 0,06
D. 0,04
Câu 14: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được dẫn vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là:
A. 5
B. 15
C. 10
D. 12,5
Câu 15: Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng rồi cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp là
A. 41,67%.
B. 58,33%.
C. 35,00%.
D.65,00%.
Bài 16. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
a) Các khí :etilen, axetilen, metan, cacbonic , khí amoniac
b) Hex-1-in, stiren, benzen, toluen
c) Các dd:Anđehit axetic , glixerol , ancol etylic.
d) metanol, dd anđehit axetic, phenol, ancol anlylic(CH2=CH-CH2-OH) .
e) Các chất lỏng :benzen, phenol , ancolbenzylic, stiren, toluen.
Bài 17. Dẫn từ từ 6,72 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom dư thấy dung dịch nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lương dung dịch sau phản ứng tăng 9,8 gam.
a. Viết các PTPƯ
b. Tính thành phần % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp
Bài 18. Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm etan và butilen qua dd brom dư thấy dung dịch nhạt màu và thoát ra 2,24 lít khí . Các thể tích đo ở đktc. Tính % về thể tích và % khối lượng các chất
Bài 19. Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư thấy còn 2,24 lít khí không hấp thụ . Nếu dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X trên qua dd AgNO3 trong NH3 thấy có 240 gam kết tủa . các thể tích đo ở đktc
a. viết PTPƯ để giải thích các quá trình thí nghiệm trên
b. Tính thành phần % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp
Bài 20. Cho 24,4 gam hỗn hợp X gồm etanol và propan- 1 – ol tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí
(đktc) . Tính % khối lượng các chất trong X
Bài 21. Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư được 2,24 lít khí (đktc)
a. Tính % khối lượng các chất trong A
b. Cho 14 gam A trên tác dụng với dd HNO3 (đủ) được bao nhiêu gam axit picric ( 2,4,6- tri nitrophenol)
Bài 22. Cho 3,65 gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđêhit propionic tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư, thu được 16,2 gam Ag. Tính % khối lượng các chất trong X
Bài 23. Cho 5 gam hỗn hợp X gồm anđehit fomic và anđehit axetic tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được 30,24 gam Ag. Tính % khối lượng các chất trong X
Bài 24. Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ankan đều ở thể khí , hơn kém nhau 1 cacbon, thu được 17,92 lít CO2 (đktc)
a. Tìm CTPT của 2 hidrocacbon
b. Tính Tính % khối lượng các chất trong X
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập về Cacbon và các oxit Cacbon môn Hóa học 11 năm 2020, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!