Bài tập tự luận ôn tập HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2020

Câu 1. So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

- Giống : Vai trò vận chuyển các chất đi nuôi cơ thể.

- Khác :

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

1. Đại diện

Đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

2. Sơ đồ

đường đi của máu

- Máu từ tim à Động mạch à Khoang cơ thể, máu trộn lẫn vào dịch mô tạo thành hỗn hợp máu.

- Dịch mô trao đổi chất trực tiếp với tế bào à Máu theo tĩnh mạch trở về tim.

Máu từ tim à Động mạch à Mao mạch trao đổi chất tế bào qua thành mao mạch à Máu theo tĩnh mạch trở về tim.

3. Vận tốc máu

Chậm

Nhanh

4. Áp lực máu

Thấp

Cao hoặc trung bình.

5. Hiệu quả

Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm

Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh

Câu 2. So sánh hướng động và ứng động?

- Giống : Hình thức cảm ứng ở thực vật để trả lời kích thích của môi trường à Sinh vật tồn tại và phát triển.

- Khác :

Đặc điểm

Hướng động

Ứng động

1. Kiểu cảm ứng

Vận động có hướng

Vận động thuận nghịch

2. Tác nhân kích thích

Từ một phía

Không định hướng

3. Cơ chế

Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại hai phía của một cơ quan.

- Ứng động sinh trưởng : Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại hai phía đối diện của cùng một cơ quan.

- Ứng động không sinh trưởng :

+ Ứng động sinh trưởng nước : Do biến động sức trương nước ở tế bào chuyển hóa, hay các miền chuyển hóa của cơ quan cho sự tiếp xúc và hóa ứng động

+ Ứng động tiếp xúc – hóa ứng động : Xuất hiện kích thích di truyền.

4. Phân loại

2 loại chính :

- Hướng động dương : Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

- Hướng động âm : Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

Gồm 2 kiểu :

- Ứng động sinh trưởng : gồm quang ứng động và nhiệt ứng động.

- Ứng động không sinh trưởng : gồm ứng động sức trương nước, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

 

Câu 3. So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật?

- Giống : Đều là sự phản ứng lại đối với các kích thích của môi trường giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Khác :

Thực vật

Động vật

  • Chậm.
  • Khó nhận thấy.
  • Hình thức kém đa dạng.
  • Nhanh.
  • Dễ nhận thấy.
  • Hình thức đa dạng.

4. So sánh cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật :

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

a) Miệng : không nhai thức ăn :

- Răng : cắt, xé nhỏ thức ăn.

+ Răng cửa : nhọn, sắc à Lấy thịt ra khỏi xương.

+ Răng nanh : nhọn, dài à Cắm và giữ mồi cho chặt.

+ Răng trước hàm + răng ăn thịt : lớn, sắc, có nhiều mấu dẹt. à Cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.

b) Dạ dày : Đơn, to.

 

 

c) Ruột non : Ngắn.

d) Ruột già : Manh tràng không phát triển.

e) Tiêu hóa :

- Miệng : Cơ học + Hóa học.

- Dạ dày : Cơ học + Hóa học.

- Ruột non : Cơ học + Hóa học.

- Manh tràng : Không thực hiện.

a) Miệng : nhai kĩ, tiết nhiều nước bọt :

- Răng : cắt, xé nhỏ thức ăn.

+ Răng cửa + Răng nanh : Giúp giữ và giật cỏ.

+ Tấm sừng : Giúp răng hàm dưới tì vào để giữ và giật cỏ.

+ Răng trước hàm + răng hàm : phát triển.

b) Dạ dày :

+ 4 ngăn : động vật nhai lại...

+ 1 ngăn : thỏ, ngựa…

c) Ruột non : Dài.

d) Ruột già : Manh tràng phát triển.

e) Tiêu hóa :

- Miệng : Cơ học + Hóa học.

- Dạ dày : Cơ học + Hóa học + Sinh học.

- Ruột non : Cơ học + Hóa học.

- Manh tràng : Sinh học.

Câu 4. Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?

- Ở ống tiêu hóa có dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa loãng nhiều với nước.

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn các chất thải như ở túi tiêu hóa.

- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn, túi tiêu hóa không có sự tiêu hóa như trên.

Câu 5. Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày 4 ngăn ở trâu bò?

- Thức ăn (cỏ, rơm…) được nhai qua loa qua miệng.

+ Dạ cỏ : Thức ăn được trộn với nước bọt và được VSV cộng sinh phá vỡ thành tế bào, tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.

+ Dạ tổ ong : Ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

+ Dạ lá sách : Hấp thụ bớt nước.

+ Dạ múi khế : Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein.

Câu 6. Loài nào hô hấp trên cạn hiệu quả nhất ? Vì sao ?

- Chim.Vì chim hô hấp nhờ phổi và nhờ hệ thống túi khí.

à Khi thở ra hay hít vào, đều có không khí giàu Oxi đi qua phổi.

Câu 7. Ở cá xương, bề mặt trao đổi khí phải có những đặc điểm gì để tăng hiệu quả trao đổi khí? Vì sao khi lên cạn cá không thể sống được?

- 6 đặc điểm :

+ Mỏng.

+ Rộng và ướt.

+ Nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.

+ Có sự chênh lệch nồng độ khí Oxi và Cacbonic.

+ Miệng và diềm mang đóng mở nhịp nhàng liên tục.

+ Mao mạch xếp song song ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mang.

- Cá không thể sống được vì không có áp lực nước đẩy các cung mang mở rộng. à Diện tích bề mặt trao đổi khí rất nhỏ, không đủ cung cấp Oxi cho cá.

Câu 8. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể mà vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền tim?

- Tim vẫn có khả năng co dãn theo chu kì là do tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim.

- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp các bó sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin.

- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, xung điện kan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mang Puockin lan khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

Câu 9. Thế nào là chu kì hoạt động của tim? Vì sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

- Chu kì : Từ pha co tâm nhĩ (0,1s) à Pha co tâm thất (0,3s) à Pha dãn chung (0,4s).

- Ví dụ : Ở người, mỗi chu kì tim khoảng 0,8s.

+ Chu kì tim : 75 .

+ Nhịp tim trung bình : 75 lần / phút, với :

Tâm nhĩ co : 0,1 giây ; nghỉ 0,7 giây.

Tâm thất co : 0,3 giây ; nghỉ 0,5 giây.

- Tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi là do thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian tim nghỉ.

Câu 10. Nêu mối liên quan giữa tim với khối lượng cơ thể?

- Tim và khối lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

- Động vật nhỏ → Tỉ lệ \(\frac{S}{V}\) lớn → Nhiệt lượng tỏa ra môi trường nhiều.

→ Quá trình chuyển hóa cao.

→ Tim đập nhanh để cung cấp đủ Oxi.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 11-19 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập tự luận ôn tập HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể thử sức với bài trắc nghiệm:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?