Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh học 11

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1:

a. Nêu chiều tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?

b. Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài ở động vật?

Hướng dẫn giải

a. - Cơ quan sinh sản:

+ Tiến hoá từ cơ quan sinh sản chưa phân hoá à phân hoá.

+ Trong sự phân hoá của cơ quan sinh sản: từ lưỡng tính à đơn tính.

- Hình thức thụ tinh:

+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong

+ Từ thụ tinh đến thụ tinh chéo

- Hình thức bảo vệ trứng, phôi và chăm sóc con:

+ Trứng phát triển trong môi trường nước, lệ thuộc hoàn toàn môi trường nước đến phát triển càng cao càng ít lệ thuộc hơn.

+ Từ chưa có tập tính chăm sóc phôi, bảo vệ và dạy con theo chiều hướng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp dần.

b. Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài:

TT

Tiêu chí so sánh

Thụ tinh ngoài

Thụ tinh trong

1

Vị trí thụ tinh

Ngoài môi trường

Trong cơ thể

2

Cơ quan sinh dục phụ

Chưa có

3

Mối quan hệ với môi trường

Phụ thuộc

Rất ít phụ thuộc

4

Sự tham gia của con đực, cái

Hạn chế

Gắn bó

5

Đánh giá hiệu quả

Xác suất thụ tinh thấp

Xác suất thụ tinh cao

6

Đánh giá mức độ tiến hoá

chưa tiến hoá

Tiến hoá

Câu 2:

a. Hãy giải thích hiện tượng các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của động vật có vú có thể thay đổi?

b. Trong giao phối (thụ tinh chéo) ở động vật, hãy trình bày ưu điểm của động vật lưỡng tính so với động vật đơn tính?

Hướng dẫn giải

a. - Đặc điểm sinh dục phụ là do HMSD kích thích để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ khi đến tuổi trưởng thành.

+ HMSD nam: testosteron, anđrogen

+ HMSD nữ: estrogen

- Tuy nhiên, trong cơ thể con đực hay con cái đều có 2 nhóm HM này nhưng tỉ lệ khác nhau.

+ Con đực: testosteron nhiều.

+ Con cái: estrogen nhiều.

à Nếu tỉ lệ này thay đổi thì các đặc tính sinh dục phụ cũng thay đổi.

- HMSD không chỉ kích thích để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ mà còn duy trì đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

- HMSD không chỉ do tuyến sinh dục tiết ra mà còn do 1 số tổ chức khác tiết ra nên khi tuyến sinh dục mất đi đặc tính SD phụ không hoàn toàn mất.

b. ĐV lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo nên khi giao phối xong cả 2 cá thể đều sinh sản nên phát triển nhanh về số lượng, giúp khắc phục được đặc tính di chuyển chậm của động vật lưỡng tính. Trong khi đó đối với động vật đơn tính thì sau khi giao phối xong chỉ có cá thể cái mới sinh sản.

- Đối với động vật lưỡng tính thì bất kì 2 cá thể nào gặp nhau trong thời kì sinh sản sau khi giao phối và thụ tinh đều có thể sinh con, trong khi đó ở ĐV đơn tính nếu cả 2 cá thể đực hoặc 2 cá thể cái gặp nhau thì không thể sinh con.

Câu 3:

a. Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được 1/3 đoạn đường trong ống dẫn trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác?

b. Trong quá trình tiến hóa, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp phải những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phuc như thế nào?

Hướng dẫn giải

a. Trước khi được 1/3 đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng chưa thuận lợi cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh. Không thụ tinh sau vì vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian tồn tại của trứng chưa thụ tinh ngắn.

b. Những trở ngại liên quan đến sinh sản:

- Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.

- Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập.

*Khắc phục:

- Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.

- Thụ tinh trong.

Câu 4:

a. Trình bày ảnh hưởng của hoocmôn tới sự dày lên và phá vỡ niêm mạc tử cung trong 1 chu kì kinh nguyệt?

b. Vì sao trong suốt thời gian mang thai không thể có trứng rụng?

Hướng dẫn giải

a. - LH và FSH tiết ra từ tuyến yên

- LH tác động lên buồng trứng à tiết ostrogen à làm dày niêm mạc tử cung.

- FSH tác động lên buồng trứng tạo trứng à thể vàng tạo progesteron

- Progesteron cùng ostrogen làm niêm mạc tử cung dày lên ức chế tiết LH, FSH.

- Thể vàng giữ ổn định progesteron à niêm mạc tử cung không vỡ.

- Thể vàng thoái hóa à progesteron giảm à phá vỡ niêm mạc tử cung.

b. - Sau khi trứng rụng các nang bào à thể vàng tiết hoocmon progesteron và hoạt động trong suốt thời kì có thai.

- Progesteron phối hợp với ostrogen có tác dụng liên hệ âm tới vùng dưới đồi à ức chế tiết yếu tố giải phóng, làm giảm mạnh nồng độ LH và FSH à không rụng trứng.

Câu 5:

a. HCG tác động như thế nào lên chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng của người phụ nữ?

b. Dựa trên cơ sở nào mà khi dùng que thử thai nhanh trên thị trường hiện nay lại giúp phụ nữ chẩn đoán được có thai sớm hay không?

Hướng dẫn giải

a. HCG có tác động gián tiếp lên sự biến đổi chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng thông qua tác động duy trì và phát triển thể vàng, kích thích thể vàng tiết progesteron, kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH, kích thích tuyến yên tăng cường tiết kích nhũ tố (prolactin –PR).

b. Dựa trên cơ sở:

- HCG bắt đầu xuất hiện trong máu người phụ nữ từ ngày thứ 7-8 kể từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai hình thành tiết ra hooocmon HCG vào máu. Một phần lượng HCG này sẽ được thải dần ra ngoài qua nước tiểu.

- Que thử thai nhanh hiện nay trên thị trường có chứa hợp chất nhằm phát hiện sự có mặt của HCG trong nước tiểu của người phụ nữ dù với nồng độ HCG rất thấp. Vì vậy cho phép phát hiện sự xuất hiện

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-11 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể thử sức với bài trắc nghiệm:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?